- Thứ nhất, Chính phủ nên chủ động có những chính sách nhằm mục tiêu tạo ra thị trƣờng cho Low-carbon FDI. Hiện nay, những chính sách tạo ra thị trƣờng đã đƣợc nhiều các quốc gia sử dụng và đã mang lại những kết quả khả quan. Chẳng hạn các nƣớc nhƣ Chile, Ấn Độ và Trung Quốc đã đƣa ra chính sách thay đổi tiêu chuẩn đầu tƣ trong đó yêu cầu một tỷ lệ phần trăm củ thể trong việc sử dụng năng lƣợng tái tạo trong một thời gian nhất định. Điều này đã thúc đẩy việc tạo ra thị trƣờng năng lƣợng tái tạo và thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực này. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với các yêu cầu về sản xuất, tiêu dùng. Ở Việt Nam, những chính sách tạo ra thị trƣờng hay chính xác là chính sách tạo ra những nhu cầu mới là chƣa có. Tuy nhiên việc thiết lập chính sách hỗ trợ cho việc tạo ra thị trƣờng và lợi dụng những cơ hội kinh doanh là rất phức tạp cần đòi hỏi một sự nghiên cứu kỹ càng bởi nếu không nó có thể phản tác dụng, làm giảm đầu tƣ đối với khu vực bị yêu cầu bởi chính sách này.
- Thứ hai, Nâng cao vai trò cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của Cục xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc thu hút Low-carbon FDI bởi hơn ai hết các cục xúc tiến đầu tƣ có thể xác định những cơ hội và những chính sách phù hợp đối với việc thu hút dòng vốn này. Bên cạnh đó, IPA còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc truyền bá tri thức và công nghệ, điều này tạo ra những ảnh hƣởng tích cực cho các doanh nghiệp trong nƣớc.
- Thứ ba, cần phải có những chiến lƣợc nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuẩn bị cho tƣơng lai. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng thiếu lao động có tay nghề và những nhà quản lý có kỹ năng. Đặc
biệt trong các doanh nghiệp Low-carbon FDI, công nghệ sử dụng chứa hàm lƣợng tri thức cao chính vì thế càng cần những lao động có trình độ cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ Chính phủ cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực thông qua cải cách giáo dục, giảm thiểu các chƣơng trình cũ, lỗi thời và đi sâu vào giảng dạy các kiến thức mới, phù hợp với thực tiễn và mang tính áp dụng cao. Một lý do khác cho chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam là tiền lƣơng. Hiện nay, tiền lƣơng của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI rất thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, một phần là trình độ của ngƣời lao động. Vì vậy chiến lƣợc đào tạo nguồn lao động có thể giúp những lao động trong tƣơng lai không những gia tăng tay nghề mà còn gia tăng thu nhập và giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo lại.
- Thứ tư, cần phải có chiến lƣợc đổi mới, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cho đến nay, lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam (nhƣ điện, nƣớc, giao thông vận tải, đƣờng bộ) vẫn đang đƣợc sự bảo hộ rất mạnh của nhà nƣớc, điều này khiến cho sản xuất trì trệ, kém phát triển. Do vậy, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn rất lạc hậu đây là một trong những vật cản rất lớn cho dòng FDI nói chung và Low-carbon FDI nói riêng bởi các nhà đầu tƣ phải bỏ ra rất nhiều kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơi sản xuất của họ.