Để thúc đẩy hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, không chỉ cần những chính sách khuyến khích, tạo môi trường đầu tư trong nước và nước sở tại mà cần chính nhận thức, nỗ lực trong bản thân mỗi doanh nghiệp về vấn đề này. Đó là sự nhanh nhạy trong việc cập nhật thông tin, hiểu rõ, nắm chắc các văn bản quy phạm pháp luật cũng như những đặc thù riêng biệt của mỗi thị trường; chọn lựa nước đầu tư và ngành đầu tư hiệu quả với thế mạnh của doanh nghiệp, tăng cường trình độ quản lý, tích lũy nguồn lực và sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động…
3.2.2.1. Tăng cường tìm hiểu môi trường kinh doanh viễn thông của Lào
Muốn đầu tư có hiệu quả, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải chủ động tìm kiếm cơ hội cũng như tìm hiểu môi trường vi mô, vĩ mô của Lào, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập thị trường Lào. Đặc biệt các dự án cung ứng dịch vụ viễn thông thường có thời gian dài và có những nét đặc thù riêng, do vậy cần có sự am hiểu tường tận các thông tin về môi trường kinh doanh của nước đầu tư như văn hóa, pháp luật, xã hội, chính trị… Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải:
113
- Chủ động tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin khác nhau như: các trang Web, các phương tiện thông tin đại chúng khác, có mối liên hệ với các cơ quan đại diện kinh tế thương mại của Việt Nam, các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong đầu tư tại Lào.
- Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, liên tục cập nhật các thông tin về hệ thống luật pháp, các thay đổi trong cơ chế, chính sách, hoạt động của thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài chính tại Lào…
- Tiến hành điều tra thị trường Lào một cách trực tiếp thông qua các chuyến đi thực tế tại Lào.
- Thường xuyên tham gia các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư của Lào, các chương trình tập huấn về đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Các kiến thức, thông tin không rõ ràng và đầy đủ về thị trường có thể gây cho doanh nghiệp những thiệt hại cũng như những tranh chấp không đáng có. Vì vậy đây là công tác cần chuẩn bị kĩ lưỡng đầu tiên trước khi trở thành nhà đầu tư nước ngoài tại Lào.
3.2.2.2. Hoàn thiện năng lực quản lí dự án
Để thực hiện dự án một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp phải từng bước nâng cao năng lực quản lí dự án trên tất cả các khâu: quản lí thời gian, tiến độ, chi phí, chất lượng... Muốn đạt được điều đó, doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp như:
- Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các dự án, đảm bảo các nội dung trong dự án được thực hiện một cách đầy đủ.
114
Đặc biệt quan trọng là nâng cao năng lực của các cán bộ quản lí dự án mới có thể đảm bảo cho dự án được thực hiện một cách hiêu quả.
- Có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lí dự án có trình độ chuyên môn.
- Tiến hành tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lí dự án trong nước cũng như dự án tại nước ngoài.
- Thường xuyên tổ chức học hỏi kinh nghiệm, mô hình quản lí dự án của các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
3.2.2.3. Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ
Đầu tư sang Lào chúng ta không thể góp vốn hoặc mang những tài sản như: đất đai, nhà xưởng để góp vốn. Mặt khác Lào lại là một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, thiếu vốn và hạn chế về khả năng công nghệ. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động về nguồn vốn và các dây chuyền sản xuất, có những cải tiến về khoa học công nghệ phù hợp với nước sở tại. Cụ thể nhiệm vụ của doanh nghiệp đó là:
Đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp Việt Nam vì thế phải chủ động hoàn toàn về cả hai mảng này. Hơn nữa, đầu tư trong lĩnh vực viễn thông lại đòi hỏi nguồn vốn lớn và trình độ công nghệ cao. Do đó, để đầu tư viễn thông sang Lào có hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường năng lực tài chính cũng như khoa học công nghệ. Tăng cường năng lực tài chính sẽ giúp cho các dự án được tiến hành suôn sẻ, thuận lợi, đúng theo tiến độ, sớm đưa dự án vào giai đoạn vận hành. Điều này sẽ khắc phục được tồn tại hiện nay trong thực hiện các dự án tại Lào, đó là tỉ lệ vốn thực hiện còn rất thấp. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực tài chính và trình độ công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp giữ được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa, tránh
115
đánh mất thị trường nội địa trong khi đang mở rộng quy mô đầu tư sang các thị trường nước ngoài.
Để làm được điều đó doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như:
- Lên kế hoạch đầu tư kĩ càng trong dài hạn sát với thực tế đặc biệt chú trọng đến phần vốn đầu tư tương xứng với khả năng vốn có của trình độ công nghệ. Lựa chọn kĩ cơ hội đầu tư, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để vốn đầu tư cho một dự án không thiếu hụt, chậm trễ.
- Thực hiện các biện pháp huy động vốn thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, qua thị trường vốn, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ hai bên hoặc kêu gọi các đối tác cùng hợp tác đầu tư sang Lào…
- Quản lí có hiệu quả nguồn tài chính của doanh nghiệp, từng bước gia tăng qui mô vốn thông qua nguồn lợi nhuận trích lại.
- Không ngừng học hỏi, cập nhật những tiến bộ về khoa học công nghệ trên thế giới để có thể làm chủ được công nghệ, có như vậy mới có thể quản lí tốt hệ thống công nghệ đầu tư tại Lào.
- Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí công nghệ cho doanh nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực tại Lào - những người tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ tại Lào cho các doanh nghiệp.
- Thường xuyên nghiên cứu đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như lao động Lào, đáp ứng được chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
116
- Tập trung nguồn lực về tài chính và con người cho nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông.
- Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao trong việc thiết lập mạng lưới, cung cấp dịch vụ và sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối viễn thông, đặc biệt là thiết bị di động, thiết bị thu xem truyền hình số nhằm giảm giá thành, phổ cập nhanh các dịch vụ viễn thông đến người dân với chất lượng tốt và giá cước hợp lý.
- Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp viễn thông nhằm áp dụng nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, khai thác mạng lưới, cung cấp dịch vụ để giảm chi phí, giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới, dịch vụ viễn thông và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của mình phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thụ động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.
- Đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng viễn thông, đặc biệt là mạng truyền dẫn trong nước, quốc tế; mạng truy nhập băng rộng với tốc độ cao, vùng phủ
117
rộng trên cơ sở kết hợp hài hòa các phương thức cáp đồng, cáp quang, vệ tinh, di động để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
3.2.2.4. Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào còn đơn thương độc mã mà chưa có sự phối hợp, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả trên thị trường quốc tế, nhất thiết cần tạo ra mối quan hệ hợp tác với nhau. Thông qua đó các doanh nghiệp có thể chia sẻ cho nhau về kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm quản lí các dự án tại Lào, cũng như giúp đỡ lẫn nhau khi gặp những rủi ro, hoặc sự cố về tài chính, công nghệ, các tranh chấp… Các dự án đầu tư trong lĩnh vực viễn thông luôn tiêu tốn một khoảng thời gian và lượng vốn nhất định để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông. Nếu các doanh nghiệp viễn thông cùng đầu tư trên một thị trường có sự hợp tác với nhau sẽ giảm thiểu được sự lãng phí nguồn lực và tận dụng được cơ hội, thời gian, vốn để mở rộng quy mô đầu tư. Do vậy, sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài càng cần thiết hơn. Để tạo được sợi dây liên kết này, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:
- Tổ chức các hiệp hội kinh doanh viễn thông tại Lào theo từng vùng lãnh thổ. Các hiệp hội phải được tổ chức hoạt động một cách khoa học mới có thể liên kết các doanh nghiệp lại với nhau tạo nên một khối vững mạnh và đoàn kết, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tại Lào mà còn trên trường quốc tế.
- Tăng cường hợp tác chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông với nhau. Tổ chức thực hiện hạ ngầm, chỉnh trang mạng cáp thông tin, sắp xếp lại hệ thống cột ăng ten trạm phát sóng di động đảm bảo chất lượng, an toàn và mỹ quan đô thị.
118
- Tăng cường dự phòng dung lượng truyền dẫn, trang thiết bị quan trọng trên mạng lưới, đồng thời tăng cường khả năng kết nối mạng lưới của các doanh nghiệp viễn thông với nhau, đặc biệt là mạng viễn thông quốc tế để đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong mọi tình huống.
119
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài là cơ hội cho các nước đang phát triển khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội, tích cực thâm nhập vào các thị trường ngoài nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đạt được nhiều thành tựu nhất định.
Viễn thông là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã và đang cung cấp các dịch vụ viễn thông trên các thị trường nước ngoài nhằm đạt được những mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ cũng như bản thân chính các doanh nghiệp. Trong đó, Lào được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có được, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, thử thách trên đất nước Lào. Đó là những khó khăn như hạn chế từ phía chính phủ và các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, hạn chế trong môi trường kinh doanh của Lào, hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhu cầu và cạnh tranh…trên thị trường Lào. Chính phủ và các nhà đầu tư viễn thông Việt Nam đang rất quan tâm và tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên. Trong luận văn “Thị trường viễn thông của Lào: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam”, trên cơ sở phân tích đặc điểm của thị trường Lào về cung, cầu, cơ sở hạ tầng về viễn thông…, đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong cung ứng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, tác giả đã đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp cho chính phủ và các nhà đầu tư Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trên thị trường Lào. Các giải pháp trên hy vọng sẽ là gợi ý cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mong muốn tìm kiếm lợi nhuận trên các thị trường ngoài nước, đặc biệt là tại thị trường Lào.
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban Quan hệ quốc tế - VCCI (2012), Hồ sơ thị trường Lào
2. Báo Pạ-xa–xôn (Nhân dân) và báo Pạ-thệt-lào (Đất nước Lào) các năm 2011, 2012.
3. Báo Vientiane Times các năm 2 1 , 2 11, 2 12
4. Bounna Hanexingxay (2008), Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về thương mại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2 12), Sách trắng Công nghệ thông tin
và Truyền thông Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông 6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2 6), Nghị định 78/NĐ-CP quy
định
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2 11), Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông
8. Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam – VNR (2009), Báo cáo ngành Viễn thông Việt Nam 2008 – 2009 và triển vọng đến năm 2012
9. Công ty cổ phần chứng khoán phương Nam (2 12), Báo cáo phân tích công ty cổ phần FPT
10. Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Viettel (2 12), Báo cáo thường niên 2011
11. Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Viettel (2 8), Dự án hợp tác mở rộng mạng viễn thông tại Lào
121
12. Cơ quan Tham tán kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Lào (2010), Kinh tế - xã hội Lào giai đoạn 2006-2010 và dự báo giai đoạn 2010-2015, Tr. 7 13. Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2 12), Báo
cáo tổng hợp đầu tư trong nước và nước ngoài năm tài khóa 2011-2012
14.Lê Thị Hồng Hà (2 6), Dịch vụ viễn thông Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
15. Nguyễn Ngọc Hải (2010), Một số vấn đề tài chính khi thực hiện chính sách cung ứng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
16.Hiệp định thương mại giữa chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào 9/3/1998 tại Vianetiane (2 2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
17. Trương Duy Hòa (2 1 ), “Vị thế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong cạnh tranh chiến lược hiện nay ở Đông Nam Á giữa các nước lớn”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (167), Tr. 3-14
18. Hà Văn Hội (2 2), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nxb Bưu Điện, Hà Nội
19. Nguyễn Thị Hường (2 1), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Tập 1&2, Nxb Thống kê Hà Nội
20. Khăm Pheng Say Som Pheng (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Những giải pháp cơ bản tạo tiền đề, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
21. Trần Đăng Khoa, (2 7), Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến