Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 104)

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông

Khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam hiện nay đang dần được hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống luật, các văn bản dưới luật và các chính sách còn chưa đầy đủ và minh bạch, rõ ràng. Do đó nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài, cần có những giải pháp triệt để hơn nữa. Các giải pháp có thể áp dụng cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục rà soát và chỉnh sửa bổ sung Nghị định 78/2 6/NĐ-CP ban hành ngày tháng 8 năm 2 6 của Chính phủ quy định về hoạt động ĐTTTRNN, Quyết định 1175/2 6/QĐ-BKH ngày 1 tháng 1 năm 2 7 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành mẫu các văn bản liên quan đối với hoạt động ĐTTTRNN theo hướng đơn giản hóa về thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

Hai là, các văn bản pháp luật quy định về đầu tư ra nước ngoài nên trở thành luật, có thể là một luật riêng hoặc có thể tổng hợp vào luật Đầu tư. Bên

100

cạnh đó cần xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật viễn thông, Luật tần số vô tuyến điện và các luật liên quan đến đầu tư ra nước ngoài.

Ba là, xây dựng, hướng dẫn, triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình có liên quan đến quản lý và phát triển viễn thông giai đoạn 2 11-2020. Khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển ĐTRNN: chiến lược ĐTRNN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ loại hình đầu tư này, nó thể hiện tầm nhìn và định hướng của chính phủ đối với hoạt động ĐTRNN và qua đó các cơ quan quản lý đầu tư, các bộ ngành có thể căn cứ vào chiến lược chung để xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể và thiết thực cho các nhà đầu tư. Chính phủ cần giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chiến lược ĐTRNN chung của quốc gia, với những nội dung cơ bản của chiến lược bao gồm: mục tiêu và định hướng phát triển ĐTRNN của Việt Nam theo kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa từng năm; ngành, lĩnh vực khuyến khích hoặc hạn chế ĐTRNN; các thị trường đầu tư trọng điểm; những chính sách khuyến khích của Nhà nước trong hỗ trợ ĐTRNN. Đồng thời, mỗi ngành kinh tế khi xây dựng kế hoạch phát triển của ngành phải có nội dung về chiến lược phát triển ĐTRNN và các biện pháp hỗ trợ khuyến khích của ngành đối với hoạt động đầu tư này.

Bốn là, đẩy mạnh việc xây dựng, chuyển đổi, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về viễn thông cho phù hợp với sự phát triển của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Sáu là, xây dựng cơ chế, chính sách, quy định quản lý về cấp phép, giá cước, chất lượng dịch vụ, kết nối, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật viễn thông, an toàn mạng lưới, an ninh thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ, dịch vụ trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

101

Bảy là, nghiên cứu, áp dụng các cơ chế đầu tư, đấu thầu đặc thù trong lĩnh vực viễn thông để một mặt bảo đảm tính thống nhất của mạng lưới (không có quá nhiều chủng loại thiết bị trên mạng lưới gây khó khăn cho quá trình kết nối, điều hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị), mặt khác tránh tình trạng mạng lưới bị phụ thuộc quá lớn vào một nhà cung cấp thiết bị dẫn đến phụ thuộc vào công nghệ và giá cả gây thiệt hại cho lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia.

Tám là, tiếp tục ký kết và hoàn thiện nội dung các hiệp định, nghị định thư, luật, thoả thuận và các văn bản pháp lý kinh tế-tài chính, lao động và lưu trú, cùng những văn bản pháp lý khác trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia.

Chín là, nghiên cứu và ban hành chính sách ưu đãi cụ thể trong lĩnh vực viễn thông cho các doanh nghiệp đầu tư sang Lào; nghiên cứu và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn riêng áp dụng cụ thể cho địa bàn Lào; nghiên cứu ban hành quy chế quản lý các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào.

Hệ thống pháp luật, chính sách chính là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng làm tiền đề cho doanh nghiệp có những quyết định đầu tư ra nước ngoài. Một hệ thống luật pháp về đầu tư ra nước ngoài thông thoáng, các chính sách ưu đãi hợp lý sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình đầu tư quốc tế, nâng cao năng lực cũng như vị thế của doanh nghiệp.

3.2.1.2. Đơn giản hoá thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư trong lĩnh vực viễn thông

Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài đó là thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư ra nước ngoài còn rất rườm rà, mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Do đó

102

rất cần các giải pháp nhằm đơn giản hóa các thủ tục đăng ký thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Một số giải pháp có thể áp dụng như sau:

Một là, thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án đầu tư ra nước ngoài, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư. Việc phân cấp quản lý nên được thực hiện nhanh và triệt để. Theo đó việc cấp giấy phép đầu tư của các dự án có quy mô nhỏ và vừa nên để cho từng địa phương tiến hành thẩm định và cấp phép, không nên dồn tất cả mọi công việc cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mở rộng sự phân cấp cấp phép cho dự án đầu tư ra nước ngoài, giao cho địa phương thẩm quyền cấp phép đầu tư ra nước ngoài đặc biệt quan trọng khi trong tương lai khối lượng vốn cũng như số lượng vốn đầu tư ra nước ngoài tiếp tục gia tăng. Thả lỏng việc cấp phép đầu tư, đơn giản các thủ tục khi đăng kí cấp phép, tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát hệ thống các loại giấy phép, nội dung trong hồ sơ dự án, để xoá bỏ các loại giấy tờ không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp cắt bớt những thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội, các dự án đầu tư hấp dẫn, mang lại lợi nhuận lớn. Làm được việc này cũng giống như việc phân công lao động cho tất cả các phòng ban phụ trách cùng một lĩnh vực, khi đó công việc sẽ được tiến hành nhanh hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn.

Hai là, tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế "liên thông-một cửa" ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư, từng bước công khai hoá các bước của quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư lên mạng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Cơ chế liên thông một cửa sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xin giấy phép đầu tư, hồ sơ giấy tờ sẽ

103

được giải quyết nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Để làm được điều này thì cần phải làm tốt công tác chuẩn hóa nguồn nhân lực, tức là đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực, chuyên môn tốt làm việc trong các cơ quan hành chính. Việc công khai hóa các quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua internet giúp cho doanh nghiệp nắm rõ quy trình này, từ đó việc đi xin giấy phép đầu tư cũng dễ dàng hơn, đơn giản hơn.

Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính nhằm giải quyết nhanh gọn các thủ tục liên quan giữa các cơ quan này.

3.2.1.3. Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu

Các doanh nghiệp viễn thông khi đầu tư sang thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Lào nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn về vốn, thủ tục đầu tư, hạn chế về thông tin…do đó rất cần nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ phía nhà nước Việt Nam. Vì thế, nhà nước cần phải xây dựng các chính sách ưu đãi giúp đỡ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như thu lợi nhuận, cụ thể:

* Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn

Một là, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích hoạt động đầu tư viễn thông sang Lào, chẳng hạn: miễn, giảm các loại thuế, kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động; xây dựng và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ viễn thông để hỗ trợ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài có tính khả thi cao.

Hai là, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trong vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đầu tư sang Lào. Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách bảo lãnh,

104

hỗ trợ của Chính phủ về vay vốn đầu tư, về các rủi ro trong kinh doanh và đầu tư tại Lào. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Lào để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư. Tăng cường ngân sách để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ĐTTTRNN (hiện tại, nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho công tác xúc tiến đầu tư chủ yếu được sử dụng cho hoạt động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam và chưa có sự phân bổ rõ ràng cho hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài). Thực tế, hoạt động xúc tiến đầu tư ra thường được lồng ghép như một chương trình phụ trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào. Do vậy, Chính phủ cần tăng cường ngân sách và phân bổ riêng rẽ, đồng đều nguồn vốn ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư ra.

Ba là, cần nghiên cứu thành lập các công ty đầu tư tài chính quốc tế thích hợp có chức năng huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư tài chính quốc tế, nhằm đa dạng hoá các công cụ đầu tư ra nước ngoài của doanh nhân và DN VN... Khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập các hiệp hội và câu lạc bộ DN, doanh nhân VN ở từng nước, các hiệp hội ngành hàng đặt trụ sở trong nước và nhiều chi nhánh đại diện ở nước ngoài; chủ động tham gia và tích cực hoạt động trong các tổ chức hiệp hội ngành hàng khu vực và quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về các thủ tục và thông tin đầu tư

Một là, giao nhiệm vụ cho đại sứ quán Việt Nam tại Lào thực hiện các công việc hỗ trợ cung cấp visa, hoàn thành các thủ tục đăng kí đầu tư tại Lào… để doanh nghiệp Việt Nam có thể hoạt động ổn định, lâu dài và được bảo vệ quyền lợi, lợi ích trong các trường hợp có tranh chấp, khó khăn.

Hai là, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nhân, DN VN đầu tư ra nước ngoài. Ưu tiên nổi bật trong số các dịch vụ này là cung

105

cấp thông tin thị trường; thông tin đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh; thông tin về môi trường đầu tư (các quy định pháp lý, thủ tục xuất - nhập khẩu; các yêu cầu và giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn, chất lượng sản phẩm; các đặc điểm văn hoá, thị hiếu tiêu dùng; hệ thống phân phối hàng;...) và các dịch vụ xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp cũng rất hoan nghênh và rất cần đến sự hỗ trợ về các dịch vụ hỗ trợ tư pháp, nhất là về đăng ký và xử lý tranh chấp thương hiệu, tư vấn kế toán, thuế, thủ tục xuất - nhập khẩu; các dịch vụ tài chính - ngân hàng, nổi bật là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng (kể cả bảo lãnh tín dụng quốc tế, thế chấp bằng tài sản ở trong nước của các doanh nhân và DNVN. Việc thành lập các kho ngoại quan ở trong nước và ở nước ngoài, phát triển hệ thống giao thông vận tải qua biên giới thuận lợi, nhanh, an toàn, rẻ là rất cần thiết để tăng cường sự lưu chuyển, thông thương hàng hoá, dịch vụ giữa thị trường trong nước và quốc tế, cũng như kích thích đầu tư ra nước ngoài của các doanh nhân và DN VN. Đặc biệt, việc cung ứng các dịch vụ bảo đảm an ninh cộng đồng và thoả mãn yêu cầu đời sống văn hoá - tinh thần cá nhân của các doanh nhân đang hoạt động đầu tư ở nước ngoài cũng không thể xem nhẹ, vì chúng góp phần trực tiếp động viên tinh thần và nâng cao bản lĩnh, hiệu quả kinh doanh, cũng như củng cố cái “cốt” tinh thần gắn bó với đất mẹ, cội nguồn dân tộc của các doanh nhân- những đứa con xa xứ.

Ba là, nghiên cứu xem xét việc thiết lập một cơ quan chuyên trách về xúc tiến ĐTRNN trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Một số quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc có hoạt động ĐTRNN phát triển mạnh mẽ đều có các tổ chức chuyên trách việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, như Jetro của Nhật Bản, Kotra của Hàn Quốc. Những cơ quan chuyên trách này thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin, chính sách, cơ hội đầu tư ở nước ngoài, sau đó chuyển tải những thông tin này về nước và chủ động tổ chức các cuộc tiếp xúc cho

106

doanh nghiệp trong nước với các thị trường tiềm năng. Đây là mô hình xúc tiến ĐTTTRNN rất hiệu quả và có thể áp dụng ở Việt Nam.

Bốn là, khuyến khích thành lập Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài: thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN chưa có sự liên kết với nhau. Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường liên kết, hỗ trợ, chia sẻ thông tin qua việc thành lập các hiệp hội doanh nhân, như Hiệp hội doanh nhân Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan… Trong khi đó các nhà đầu tư Việt Nam hoạt động mang tính riêng lẻ, manh mún, không những không liên kết, hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh không lành mạnh, chụp giựt, gây khó khăn cho nước sở tại. Chính bởi vậy, đã có giai đoạn chính phủ Lào đưa ra điều kiện đầu tư áp dụng riêng đối với nhà đầu tư Việt Nam là, muốn đầu tư vào nước họ, nhà đầu tư phải có Công thư giới thiệu của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích tránh việc chồng chéo dự án. Do vậy, Chính phủ cần đặc biệt khuyến khích thành lập các Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài, thông qua hiệp hội, tiếng nói của các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có trọng lượng hơn với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại khi phản ánh tâm tư nguyện vọng về cơ chế, chính sách có liên quan đến nhà đầu tư Viêt Nam. Hơn nữa, qua hiệp hội, các nhà đầu tư VN có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước sở tại.

Năm là, thành lập những bộ phận cơ cấu mang tính liên ngành và chuyên ngành, cùng các cán bộ chức năng chuyên trách, đủ trình độ và trách

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 104)