Quan điểm và định hướng của chính phủ Việt Nam trong hợp tác

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 99)

đầu tư với Lào

Với mục tiêu đến năm 2 15 tổng vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt khoảng 7 tỷ USD, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra quan điểm và định hướng cho các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác đầu tư với Lào. Cụ thể như sau:

3.1.1.1. Quan điểm hợp tác đầu tư có xem xét đến mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào

Việt –Lào có mối quan hệ đặc biệt trong suốt 5 năm, đặc biệt qua 35 năm thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào ngày càng trở nên gắn bó keo sơn và phát triển sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng - an ninh, giáo dục đào tạo cho tới kinh tế,

95

thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là ở cấp cao nhất tiếp tục được tổ chức thường xuyên và phát huy hiệu quả. Hai bên đã ký và thực hiện các Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào qua các giai đoạn (Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 1 6 - 2000; Chiến lược hợp tác 2 1-2 1 , Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2006 - 2 1 ; Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 2 11-2020 và Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2 11- 2015).

Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Lào được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và trên tinh thần quan hệ đặc biệt, dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau một cách hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hai nước có các điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác theo tinh thần đổi mới tư duy, tạo ra những đột phá mới để phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường của mỗi nước. Với những thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước mang tính chỉ đạo xuyên suốt trong tổng thể của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, hợp tác đầu tư Việt – Lào có nền tảng vững chắc để phát triển và đạt hiệu quả cao. Do đó, các dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào luôn luôn có xem xét đến mối quan hệ đặc biệt của Việt Nam và Lào.

3.1.1.2. Quan điểm tận dụng và khai thác có hiệu quả, hết tiềm năng thế mạnh mỗi bên, đảm bảo phát triển bền vững

Để đạt được hiệu quả đầu tư cao và lâu dài trên thị trường Lào song song với đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra quan điểm chỉ đạo cho các doanh nghiệp như sau:

- Tiếp tục phát huy các thế mạnh của hai bên để hợp tác phát triển, trong đó tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của phía Lào như đất

96

đai, cơ hội tiếp cận thị trường nước thứ ba, khoáng sản… và của phía Việt Nam là nguồn nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ….

- Song song với hợp tác nội vùng, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhất là từ các nhà tài trợ lớn.

- Bên cạnh hợp tác phát triển kinh tế, chú trọng hợp tác phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, thể dục thể thao...

- Hợp tác phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác tài nguyên hợp lý, phát triển bền vững tại mỗi nước.

- Hợp tác phát triển gắn với bảo đảm trật tự xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.

3.1.1.3. Quan điểm tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đối với Lào thông qua hoạt động đầu tư

Lào là một quốc gia tuy nhỏ và còn yếu kém về nhiều mặt ở Đông Nam Á nhưng lại có vị thế ngày càng gia tăng nhờ các điều kiện khách quan thay đổi có tác động tích cực tới sự phát triển của Lào như: hệ thống giao thông trong nước và quốc tế được cải thiện đáng kể, tài nguyên khoáng sản được phát hiện ngày càng hấp dẫn các đối tác, tài nguyên đất đai ngày càng được khai thác có hiệu quả hơn phục vụ cho lợi ích của nhiều bên, nền văn hóa đa tộc người độc đáo và hấp dẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển…Trong bối cảnh xu hướng liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, Lào trở thành điểm trung chuyển quan trọng của Đông Nam Á lục địa và trở thành địa bàn đầu tư, du lịch và buôn bán quan trọng của các nước láng giềng và các nước lớn có lợi ích toàn cầu, nhất là đối với Mỹ và Trung Quốc. Chính vì vậy, để nâng cao tầm ảnh hưởng với Lào, Việt Nam cần có đường lối, chính sách và biện pháp thích hợp nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu

97

nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong các kế hoạch và chiến lược hợp tác lâu dài nhằm mục đích đáp ứng cao nhất lợi ích thiết thân của cả hai bên, đặc biệt là thông qua các hoạt động đầu tư.

Hợp tác về kinh tế, thương mại là cơ sở, nền tảng để đẩy mạnh phát triển các mối quan hệ về ngoại giao, chính trị, văn hóa, giáo dục - đào tạo… Do đó, cùng với việc đem vốn đầu tư kinh doanh trên thị trường Lào nhằm mục đích lợi nhuận, Đảng và Chính phủ Việt Nam còn mong muốn thông qua các hoạt động đầu tư này, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Lào càng khăng khít, bền chặt và lâu dài hơn trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, đối ngoại, quốc phòng - an ninh, giáo dục đào tạo, khoa học - kỹ thuật… Trên cơ sở đó, các hoạt động đầu tư trên thị trường Lào của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp Việt Nam tăng cường mức độ ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đối với Lào.

3.1.1.4. Quan điểm tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào

Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là phát huy năng lực tương xứng với tiềm năng và cơ hội trên thị trường Lào.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật nhằm giúp các doanh nghiệp hợp tác đầu tư sang Lào dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư ra nước ngoài, phổ cập các thông tin để các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện đúng theo định hướng của nhà nước.

- Chính phủ Việt Nam đặc biệt khuyến khích các hoạt động đầu tư giữa Việt Nam với các tỉnh vùng biên giới Việt – Lào. Cụ thể như sau:

98

+ Nhà nước ưu tiên đầu tư bằng vốn hỗ trợ hợp tác với Lào hàng năm từ ngân sách trung ương và nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) dành cho các tỉnh của Việt Nam có biên giới chung với 2 nước để hỗ trợ xây dựng các khu liên kiểm của các cửa khẩu chính và cửa khẩu quốc tế, các tuyến đường thuộc khu vực cửa khẩu nối cửa khẩu chính cửa khẩu quốc tế với các trục đường chính.

+ Các dự án chợ biên giới được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Riêng chợ biên giới tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn ngân sách nhà nước hỗ trợ 8 tổng vốn đầu tư xây dựng/chợ, nếu chợ này ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì mức hỗ trợ trên là 1 .

+ Các dự án hạ tầng thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam – Lào như chợ, siêu thị... được hưởng chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 1 8/2 6/NĐ-CP.

+ Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho các cơ quan kiểm soát liên ngành tại cửa khẩu.

+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất dành cho học sinh Lào của các cơ sở đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên thuộc các tỉnh biên giới có đào tạo giúp nước bạn từ 3 cán bộ, học sinh/năm trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hỗ trợ bổ sung từ ngân sách trung ương mỗi tỉnh biên giới từ 2-3 tỷ đồng/năm để đào tạo cán bộ, học sinh cho Lào hoặc hỗ trợ vật chất cho các tỉnh của Lào ngoài ngân sách đã được phân bổ hàng năm.

+ Ưu tiên, khuyến khích thực hiện các dự án quân, dân y kết hợp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Bên cạnh đó đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở y tế tuyến huyện, xã vùng biên để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Lào sang khám chữa, bệnh ở Việt Nam.

99

+ Ưu tiên, khuyến khích thực hiện các dự án thuộc chương trình khống chế dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, dịch bệnh gây hại cây trồng vùng biên giới Việt - Lào.

+ Xây dựng, nâng cấp các trạm phát thanh, truyền hình, viễn thông tại các huyện, xã vùng biên.

+ Xây dựng một số cụm dân cư tại các khu vực quan trọng đối với an ninh quốc gia ở các tỉnh có biên giới với Lào.

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 99)