Thách thức

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 89)

2.3.4.1. Hạn chế trong môi trường kinh doanh viễn thông của Lào

Bên cạnh những thuận lợi, môi trường kinh doanh Lào cũng có không ít khó khăn. Cụ thể như sau:

85

Một là, địa hình Lào đa dạng, phần lớn là rừng dày đặc và núi gồ ghề, không bằng phẳng, chỉ có một diện tích nhỏ là đồng bằng và cao nguyên. Đặc biệt là khu vực Bắc Lào là vùng đồi núi, kết cấu hạ tầng cơ sở còn lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn. Hiện 85 dân số Lào sống ở khu vực nông thôn và miền núi (con số trung bình của châu Á và trên thế giới lần lượt là 65 và 53 ). Hơn nữa mật độ dân cư ở Lào khá thưa thớt (hiện khoảng 27 người/km2), chỉ bằng ½ mức trung bình của thế giới và chưa đến 1/6 mức trung bình của châu Á. Do đó, hiệu suất vùng phủ của một trạm vô tuyến sẽ bị giảm đáng kể, nhất là ở các khu vực miền núi.

Hai là, ở Lào có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô. Trong 6 tháng mùa mưa, thời tiết rất khắc nghiệt ảnh hưởng đến chất lượng của mạng lưới viễn thông. Trong thời gian này, các doanh nghiệp cần có chiến lược nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và chi phí phát sinh do thời tiết xấu gây nên.

Ba là, Lào là quốc gia đa dân tộc với ba dân tộc lớn nhất là Lào Lùm, Lào Sủng và Lào Thơng có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Đa phần người dân các dân tộc này lại không chú trọng hoặc khó tiếp cận tìm hiểu thông tin thị trường qua các kênh như tivi, báo in, hay báo mạng (do sự phát triển của Internet còn kém phát triển). Bên cạnh đó việc hỗ trợ tiếng Lào của các phần mềm tin nhắn SMS còn nhiều hạn chế, nếu dùng tiếng Anh hay ngôn ngữ Lào phổ thông để quảng bá sẽ gây khó hiểu cho nhiều người thuộc các dân tộc khác nhau. Trên một địa bàn đặc trưng như vậy, các giải pháp kinh doanh tiếp thị truyền thống như sử dụng các công cụ báo chí, tivi, tin nhắn SMS… đều không thể áp dụng hiệu quả.

Bốn là, tỷ giá, lãi suất và lạm phát của Lào trong mấy năm gần đây khá ổn định, nhưng nhìn lại quá khứ trước năm 2 3 thì có thể thấy những chỉ báo vĩ mô này biến động rất mạnh. Hơn nữa, đây là một nền kinh tế rất nhỏ, vốn đầu tư lại phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. Do vậy, tiềm năng bất ổn tỷ giá

86

và lạm phát vẫn còn rất lớn. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng kém bền vững.

Năm là, chính sách thu hút đầu tư của Lào thay đổi liên tục, không nhất quán là một trong những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng làm ăn lâu dài. Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa linh hoạt, đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Nhìn chung, trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Lào rất thuận lợi nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước.

Quan hệ hợp tác đầu tư vào Lào còn thiếu một số chính sách đồng bộ như các thủ tục tạm nhập, tái xuất máy móc, phương tiện sang Lào còn khó khăn; thủ tục đầu tư còn nhiều phiền hà gây trở ngại cho các dự án. Tiến độ giao đất cho các dự án, khó khăn cho việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tính thống nhất về đất đai chưa cao và chưa có quy hoạch rõ ràng về vùng dành cho đất trồng cây công nghiệp, đất rừng, đất ở, đất kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi vào đầu tư phải nộp 34 loại thuế - phí khác nhau như thuế lương thực, thực phẩm, thuế bảo trì đường bộ, thuế thu nhập cá nhân (1 trên tổng thu nhập, không quy định mức thu nhập phải nộp thuế), thuế tài nguyên, chi phí làm thẻ lao động, thẻ lưu trú, nhập khẩu lao động và phải mất 672 giờ để làm thủ tục đăng ký thành lập

87

doanh nghiệp. Đây là những khó khăn cơ bản nhất trong hoạt động đầu tư tại Lào.

Thêm vào đó, mặc dù được sự ủng hộ của chính phủ Lào trong các dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào nhưng phía Lào luôn muốn thông qua dự án của doanh nghiệp Việt Nam giúp đỡ cho địa phương trên địa bàn đầu tư 7 lĩnh vực liên quan đến: điện, đường, trường, trạm, việc làm, dạy nghề và cơ chế 3+2 (nhà đầu tư cung cấp vốn, kỹ thuật, thị trường và địa phương cung cấp lao động tại chỗ và đất đai). Điều này cũng ít nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn thâm nhập thị trường Lào.

Ngôn ngữ Lào không thông dụng. Do đó, nhiều cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp chưa thông thạo ngôn ngữ Lào. Mặc dù nhiều người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Lào nhưng những người hiểu biết pháp luật về đầu tư của Lào, đủ trình độ lập hồ sơ dự án bằng tiếng Lào lại không nhiều. Chính sách, văn bản quy phạm pháp luật không dễ tiếp cận, phải mất thời gian tìm kiếm, dịch sang tiếng Việt cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang Lào của doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó là kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhiều. Đây là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang Lào của tất cả các DN.

Tóm lại, để đạt hiệu quả cao khi đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về vốn, nhân lực, chiến lược kinh doanh…cũng như tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ chính phủ nhằm phát huy tối đa những cơ hội và hạn chế, đối phó với những thách thức khi cung ứng dịch vụ viễn thông tại Lào.

2.3.4.2. Hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh viễn thông

88

Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khả quan, cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống y tế, văn hóa – xã hội Lào còn thấp, hệ thống điện nước còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa. Hệ thống dịch vụ kỹ thuật như hệ thống các công ty tư vấn, hệ thống sữa chữa bảo dưỡng thiết bị nặng, hệ thống cung cấp điện, chuyển tải, bốc dỡ… của Lào chưa phát triển và thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới và hạ tầng viễn thông Lào còn khá sơ sài, cơ bản dựa vào nguồn viện trợ của World Bank và các nước khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng về viễn thông trên chưa đủ bền vững để đảm bảo cho các mạng lưới viễn thông hoạt động và phát triển với quy mô lớn. Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khi muốn phát triển dịch vụ viễn thông tại thị trường Lào.

Về nguồn nhân lực, do trình độ dân trí của Lào thấp trong khi đó yêu cầu của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực viễn thông lại cao, do đó một khó khăn cơ bản đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư sang Lào hiện nay là nguồn lao động tại chỗ còn ít, hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang, hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, việc di chuyển lao động gặp phải rào cản khi chính phủ nước Lào quy định việc đưa lao động nước ngoài đầu tư sang Lào không được vượt quá 1 lao động phổ thông và kỹ thuật không quá 2 . Một số địa phương phía Lào (Chăm-pa-sắc, Bô-ly-khăm- xay…) hạn chế số lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp của tỉnh và thuế thu nhập cá nhân cao (1 ), đồng thời chưa có quy chế ưu đãi đối với việc sử dụng nguồn lao động là người Việt Nam vào làm việc cho các dự án. Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký tạm trú cho người lao động Việt Nam ở Lào còn phức tạp; việc chuyển tiền và lợi nhuận về nước còn gặp nhiều khó khăn, quy

89

định về sử dụng lao động nước ngoài trong các dự án còn hạn chế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật có tay nghề cao…là những khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài như Việt Nam phát triển dịch vụ viễn thông tại thị trường Lào. Thêm vào đó, tinh thần và tác phong làm việc của lao động Lào không cao. Lễ hội ở Lào lại diễn ra rất thường xuyên (trung bình mỗi tháng đều có lễ hội). Vào những ngày này, người Lào hầu như dừng công việc để tham gia vào các lễ hội, gây khó khăn cho việc quản lý nhân lực và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Người Lào cũng không có thói quen làm việc tăng ca. Các công ty ở Lào thường cho công nhân nghỉ sớm từ 3h chiều, một số doanh nghiệp còn trả lương cho công nhân theo ngày vì vậy phần đông lao động Lào có tâm lý làm việc tạm thời, không gắn bó lâu dài với công ty.

2.3.4.3. Hạn chế về nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường viễn thông Lào

Trình độ dân trí Lào cũng không thuận lợi cho phát triển các dịch vụ viễn thông, nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng. Tỷ lệ biết đọc biết viết ở nam giới tính đến năm 2 11 là 77 , ở nữ giới là 56 (chưa đạt mức trung bình của châu Á là 65 và 53 ). Số học sinh bỏ học nhiều ở nông thôn, sau bậc tiểu học thì số người đi học giảm dần. Lào là một quốc gia có quy mô dân số nhỏ, tổng dân số năm 2 11 là 6,4 triệu người và tốc độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2 5-2 1 là 2,5 /năm. Dân số ít nên thị trường không đủ lớn để hấp dẫn một số ngành nghề kinh doanh thương mại như dịch vụ viễn thông.

Mặt khác, Lào là mảnh đất tiềm năng để phát triển kinh doanh mạng lưới viễn thông nhưng đây không còn là thị trường mới khai phá. Hiện trên thị trường viễn thông Lào đã có mặt của nhiều nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh hoạt động với hiệu quả cao. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thâm nhập thị trường Lào thời điểm này không còn lợi thế của người đi đầu và phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh từ chính các

90

doanh nghiệp Việt Nam. Dịch vụ dễ phát triển nhất ở Lào là di động đến nay tỷ lệ bao phủ đã lên tới 88 , thị phần phân chia đã rõ ràng cho các nhà cung cấp, do đó không dễ cho các nhà cung cấp mới muốn thành công trên đất Lào. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp viễn thông tại Lào đều là liên doanh có cổ phần của chính phủ Lào, do vậy luôn có sự hậu thuẫn, hỗ trợ vững chắc của chính phủ Lào.

91

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SANG LÀO

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 89)