Các chính sách của Lào liên quan đến viễn thông

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 49)

Hiện nay, nhà nước Lào đã xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật với: luật Doanh nghiệp, luật Thuế, luật Hải quan, luật Đầu tư nước ngoài, luật Viễn thông, các văn bản dưới luật của chính phủ, Bộ Thương mại, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác…Hệ thống pháp luật trên đã tạo môi trường và hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động kinh tế diễn ra trên thị trường Lào trong đó có hoạt động cung ứng các dịch vụ viễn thông. Tuy

45

nhiên, hệ thống pháp luật và chính sách của Lào hiện còn nhiều điểm bất cập và chưa đồng bộ, thống nhất.

Trong lĩnh vực viễn thông, các cơ quan nhà nước tại Lào chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và quy định liên quan đến lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, bao gồm: Cơ quan quốc gia về bưu chính viễn thông (NAPT), Cơ quan quốc gia về khoa học công nghệ (NAST) và Bộ Văn hóa thông tin (MIC), Bộ Truyền thông, bưu chính, vận tải và xây dựng (MCTPC). Sở Bưu chính Viễn thông là đơn vị chức năng trong MCTPC có nhiệm vụ quản lý điều hành các chính sách, chiến lược phát triển dài hạn; cấp giấy phép và các quy định liên quan đến bưu chính và viễn thông.

NAPT đã được thành lập theo Nghị định 375/PM ngày 22 tháng 1 năm 2007. NAPT chịu trách nhiệm hoạch định chính sách trong lĩnh vực viễn thông, quy định về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin và xây dựng các chiến lược cho việc lập kế hoạch phát triển dài hạn của ngành viễn thông. NAST thiết lập các chính sách về công nghệ thông tin và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các quán cà phê Internet và các trung tâm thông tin tại Lào. Bộ Văn hóa thông tin (MIC) chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và quy định liên quan đến văn hóa, phương tiện truyền thông, thông tin và các vấn đề liên quan đến dịch vụ Internet. Sự phân chia trách nhiệm quản lý của các cơ quan trên chưa có sự thống nhất và minh bạch do vậy vẫn còn sự chồng chéo trách nhiệm giữa NAPT, NAST và MIC trong việc cấp giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Mặc dù tốc độ phát triển của Lào trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin khá nhanh chóng, tuy nhiên khung pháp lý để hỗ trợ sự phát triển của các lĩnh vực này vẫn còn thiếu chi tiết và không đủ để tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả và cạnh tranh bình đẳng. Khuôn khổ pháp lý và

46

các quy định hiện hành trong lĩnh vực viễn thông của Lào hiện nay bao gồm các công cụ cơ bản sau đây:

• Luật Viễn thông, số 2/NA (ban hành ngày 1 tháng 4 năm 2 1) ("Luật Viễn thông");

• Nghị định xây dựng Cơ quan quốc gia về Bưu chính Viễn thông (NAPT) 375/PM (ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2 7) ("Nghị định 375");

• Luật Lao động, số 2/NA (ban hành ngày 14 tháng 3 năm 1 4) ("Luật Lao động");

• Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, số 11/NA (ban hành ngày 22 tháng mười năm 2 4) ("Luật Đầu tư");

• Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, số 3 1/PM (ban hành ngày 12 tháng mười năm 2 5) ("Nghị định 301");

• Nghị định về cạnh tranh thương mại ("Nghị định Cạnh tranh"), số 15/PMO (ban hành ngày 4 tháng hai năm 2 4)

• Nghị định về quản lý ngoại hối và kim loại quý ("Nghị định về ngoại hối"), Nghị định số 1/OP ban hành ngày tháng 8 năm 2 2...

Hiện ở Lào vẫn chưa có các Quy định, Nghị định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật trên.

Các hoạt động kinh doanh viễn thông của các doanh nghiệp nước ngoài tại Lào cơ bản chịu sự điều chỉnh trực tiếp của 02 bộ luật: luật Viễn thông và luật Đầu tư nước ngoài.

*Luật Viễn thông

Quốc hội Lào đã thông qua Bộ luật Viễn thông vào tháng 4 năm 2 1. Luật Viễn thông công nhận tầm quan trọng tối cao của viễn thông trong sự

47

phát triển của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cũng như vai trò của khu vực tư nhân trong việc phát triển ngành dịch vụ này. Trong điều 4 chương 1 của Bộ luật, Chính phủ Lào khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước cạnh tranh và hợp tác đầu tư, xây dựng phát triển, mở rộng mạng lưới và các dịch vụ viễn thông phù hợp với hệ thống pháp luật của Chính phủ. Điều 14, chương 4 trong Luật Viễn thông quy định trách nhiệm của các nhà khai thác các dịch vụ viễn thông, tuy nhiên chưa đưa ra chính sách chính thức hoặc mục tiêu cụ thể cho các dịch vụ phổ cập hoặc truy cập tại Lào. Luật cũng quy định về việc thành lập một quỹ phát triển viễn thông cho sự phát triển tiến bộ của một hệ thống viễn thông năng động thông qua việc nguồn ngân sách của chính phủ, các khoản đóng góp của các cơ quan tài trợ, viện trợ nước ngoài và một phần doanh thu được tạo ra bằng việc cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên cho đến nay trên thực tế quỹ này vẫn chưa được thành lập. Trong Luật cũng không đề cập đến trách nhiệm của các nhà khai thác mạng viễn thông khi hết hạn giấy phép. Nhìn chung, Luật Viễn thông Lào hiện nay còn rất ngắn gọn, nhiều điểm mơ hồ, chưa rõ ràng và chưa đầy đủ.

Để đáp ứng nhu cầu viễn thông toàn cầu, dự thảo luật viễn thông và CNTT mới được đưa ra trong khuôn khổ chính sách ngành viễn thông giai đoạn 2 1 -2015 thay thế cho những quy định trước đây nhằm phù hợp hơn với các tiêu chuẩn khu vực và toàn cầu. Bộ Truyền thông, Giao thông vận tải, Bưu chính, và xây dựng (MCTPC) chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo. Mục tiêu của dự thảo là nhằm phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia, đặc biệt là trong các lĩnh vực và khu vực vùng sâu, vùng xa của đất nước, xây dựng vốn phục vụ cho viễn thông thông qua đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng viễn thông của khu vực tư nhân và khu vực công cộng cũng như các cơ quan cứu trợ, nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người tiêu dùng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý

48

vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận, đồng thời tăng cường quản lý năng lực và kỹ năng các bộ trong chính phủ để đảm bảo chất lượng cao trong việc quản lý và giám sát những chủ thể tham gia thị trường viễn thông.

Dự thảo cũng đưa ra một vài gợi ý để đảm bảo hiệu quả bền vững trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông như:

• Thành lập cơ quan luật pháp viễn thông Lào (TRAL) nhằm bảo đảm sự công bằng và minh bạch cho các quy định thuộc lĩnh vực viễn thông;

• Xây dựng các quy định cụ thể trên cơ sở Luật viễn thông năm 2 1 nhằm giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý hiệu quả hơn trong lĩnh vực viễn thông và hướng dẫn rõ hơn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông;

• Thống nhất và chuẩn hóa giấy phép cấp cho các nhà khai thác viễn thông, đảm bảo tất cả các giấy phép đều phù hợp với Quy chế cấp giấy phép chung.

Tuy nhiên, cho đến nay dự thảo vẫn chưa được áp dụng trong thực tế.

*Luật Đầu tư

Hiện nay, ở Lào đang tồn tại hai Bộ Luật Đầu tư: Luật Đầu tư áp dụng cho doanh nghiệp nước ngoài và Luật Đầu tư với doanh nghiệp trong nước. Hướng điều chỉnh sửa đổi là nhập hai Bộ Luật Đầu tư thành một nhằm đơn giản hóa thủ tục và công bằng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời trao thêm quyền cho các địa phương. Từ năm 1 88 đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài của Lào đã được sửa đổi 04 lần (vào các năm 1 4, 2 4, 2 , 2011) nhằm thu hút, mở rộng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư của Lào hiện đang tiếp tục được chỉnh sửa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Luật Đầu tư mới nhất của Lào bắt đầu có hiệu lực vào tháng 5/2 11. Bộ luật này tập trung điều chỉnh những điều

49

khoản về ưu đãi, cách thức đăng kí đầu tư và giải quyết những tranh chấp… nhằm phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay của Lào và các thông lệ của WTO.

Có thể thấy dù đã gia nhập WTO nhưng hệ thống chính sách của Lào về viễn thông còn chưa đầy đủ, hợp lý và minh bạch, rõ ràng. Hiện chính phủ Lào đang cố gắng trong việc hoàn thiện hơn nữa chính sách về thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng đến các quy định, chính sách liên quan đến viễn thông.

50

CHƯƠNG 2

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI ĐẦU TƯ SANG THỊ TRƯỜNG LÀO

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)