Cung trên thị trường viễn thông Lào

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32)

1.2.1.1. Hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng về viễn thông của Lào

a) Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung

Lào là một quốc gia nhỏ nhưng nhiều tiềm năng. Tuy nhiên vì Lào là một quốc gia nằm sâu trong lục địa nên tất cả các tiềm năng to lớn trên sẽ không được đánh thức, tận dụng và làm giàu cho nước Lào nếu không có hệ thống đường giao thông hiện đại kết nối nội bộ trong nước và với các nước trong khu vực. Đối với Lào, cơ sở hạ tầng giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao vị thế của Lào trong xu thế liên kết khu vực và quốc tế.

Trong gần ¼ thế kỷ đổi mới, cải cách, mở cửa và hội nhập (từ năm 1 86), bộ mặt giao thông đường bộ ở Lào đã có những bước tiến bộ vượt bậc.

28

Hệ thống đường bộ trong nước hiện nay với tổng chiều dài khoảng 31.2 km đã cho phép người dân và khách quốc tế có khả năng tiếp cận tới tất cả các điểm quan trọng trong nước và có thể đi sang các nước láng giềng ở tất cả mọi hướng. Đó là hệ thống đường bộ được xây dựng theo hai hướng chủ yếu là hướng Bắc Nam và Đông Tây bằng tiền viện trợ ODA và vốn vay của nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Theo đó, hướng Bắc Nam nối miền Nam (Quảng Tây, Quảng Đông…) và Tây Nam (Vân Nam) Trung Quốc và Myanmar với Campuchia ở phía Nam Lào và hướng Đông Tây, nối Việt Nam ở phía Đông với Thái Lan và Myanmar ở phía Tây. Hệ thống đường giao thông ở Lào kết nối với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (GMS) góp phần to lớn giúp Lào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế quốc tế.

Mặc dù đã có nhiều cải thiện so với trước đây, nhưng hệ thống giao thông, hệ thống điện nước ở nhiều địa phương ở Lào, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi vẫn còn khá sơ sài và chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

b) Hệ thống mạng lưới và hạ tầng viễn thông trong nước

Dựa vào nguồn viện trợ của World Bank và các nước khác, Chính phủ Lào đã bắt đầu xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại dựa trên Kế hoạch chủ đạo năm 1 8 với sự trợ giúp của Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU).

Sau khi lắp đặt thiết bị chuyển mạch Fujitsu FETEX 15 , năm 1 4 tại các trung tâm chính, hệ thống chuyển mạch quốc gia của Lào đạt 5 dạng số. Thiết bị của Shanghai Bell được triển khai ở một số trung tâm tỉnh. Sau khi được Alcatel cung cấp và lắp đặt thiết bị vi ba năm 1 4, 1 5, đường trục truyền dẫn được xây dựng nối giữa Vientiane với LuangPrabang ở phía Bắc, Paksane và Thakhek ở miền Trung và Savanakhet và Pakse ở miền Nam.

29

Năm 2 8, Plessey Asia Pacific Pty Ltd. được ký hợp đồng mở rộng mạng truyền dẫn vi ba, pha 1 được hoàn thành giữa năm 2 09, pha 2 được hoàn thành trong năm 2 10.

Công ty Shin Satellite của Thái Lan đã cung cấp cho Lao Telecom hệ thống đường trục sử dụng vệ tinh Thaicom nối Vientiane với năm tỉnh, có các hub tại LuangPrabang, Savanakhet, Bokeo, Xiengkhuang và Champasack. Tuy nhiên, đến nay, dịch vụ vẫn chưa chính thức đưa vào hoạt động.

Tháng 11 năm 2 8, Công ty TTI của Thái Lan được ký hợp đồng nâng cấp đường trục vi ba từ Vientiane đến các vùng phía Nam của đất nước theo một dự án trị giá 5 triệu USD.

Dự án viễn thông nông thôn do Đức viện trợ được bắt đầu năm 1 4 và kết thúc pha 3 vào cuối năm 2 10. Pha 3 có vốn đầu tư khoảng 2,7 triệu USD và cung cấp dịch vụ tại 3 huyện. Chính phủ Đức cũng đã thông qua một khoản chi phí 4, triệu USD cho pha 4 và pha 4 đã bắt đầu được tiến hành. Pha 4 là phần cuối của dự án có vốn đầu tư 17 triệu USD từ viện trợ của Đức cho ngành viễn thông của Lào.

Năm 2 11, Công ty StarTelecom tại Lào đã phối hợp với Viettel Vietnam và Viettel Cambodia hoàn thành xây dựng mạng đường trục Việt Nam-Lào-Campuchia sử dụng công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng (DWDM) với tổng dung lượng 4 Gb/s kết nối với nhiều cửa khẩu tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và cho người dân trong khu vực trong đó có Lào.

c) Hệ thống mạng lưới và hạ tầng viễn thông quốc tế

Tổng đài quốc tế được thiết lập tại Vientiane năm 1 87 do Australia viện trợ. Ngoài kết nối vi ba tới Thái Lan, tất cả lưu lượng đi và đến Lào trong một thời gian dài đều thông qua kênh vệ tinh. Phần lớn lưu lượng này được trung

30

chuyển qua mạng Telstra của Australia. Sau năm 1 6, lưu lượng đã được chuyển qua nhiều nhà cung cấp hơn. Sự thay đổi chính trên thị trường quốc tế là sự xuất hiện của dịch vụ VoIP. Trong năm 2 2, cả Lao Telecom và ETL đều bắt đầu cung cấp thẻ VoIP trả trước mặc dù phần lớn lưu lượng VoIP là lậu và bất hợp pháp.

Với sự viện trợ của Đức, Lào đã tham gia vào dự án cáp quang từ Thượng Hải đến Singapore chạy qua Việt Nam, Lào, Thái Lan và Malaysia (China-Singapore Cable – CSC). Đại diện tham gia là ETL với dung lượng thiết kế là 2,5Gb/s, tuyến cáp sử dụng công nghệ phân cấp số đồng bộ (Synchronous Digital Hierarchy technology – SDH) và chuyển lưu lượng giữa các nước Đông và Đông Nam Á dựa trên nguyên tắc Droit de Passage (DDP) và cung cấp kết nối tới các hệ thống cáp chính khác.

Có thể thấy, hệ thống mạng lưới và hạ tầng viễn thông của Lào hiện nay đã được cải thiện nhiều so với trước, tuy nhiên vẫn còn khá sơ sài và chưa tương xứng để phát triển một thị trường thông tin viễn thông hiện đại và năng động.

1.2.1.2. Các nhà cung cấp viễn thông tại Lào

Trong số các quốc gia Đông Dương, Lào tham gia vào thị trường viễn thông tương đối muộn, sự cạnh tranh mới chỉ bắt đầu có từ năm 2 2 với một số lượng nhà khai thác hạn chế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trên thị trường viễn thông Lào rất nhanh chóng. Từ đầu năm 2 3, do sự tham gia và nguồn vốn đầu tư của các nhà khai thác nước ngoài, thị trường viễn thông Lào bắt đầu phát triển, số thuê bao tăng gấp 7 lần chỉ trong hai năm sau đó. Đến cuối tháng 06/2012, tổng chiều dài cáp quang thông tin viễn thông Lào đã lên tới 51 nghìn ki-lô-mét, có 6780 trạm thu phát sóng điện thoại di động, che phủ 138 huyện thuộc 17 tỉnh thành trong cả nước Lào, trong đó mạng 3G đã che

31

phủ 2 thôn làng. Hiện nay, cả nước Lào đã có 5,4 2 triệu thuê bao điện thoại, mức độ che phủ 88%. [38]

Vào đầu thập niên , Lào phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ của nước ngoài, trong lĩnh vực viễn thông chủ yếu là Đức, Nhật, Australia và Pháp. Bộ Thông tin, Vận tải, Bưu chính và Xây dựng (MCTPC) vừa là cơ quan quản lý, vừa là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông – EPTL cho tới năm 1 5. Năm 1 5, chính phủ đã tách chức năng Bưu chính và Viễn thông ra và thành lập Công ty ETL (Enterprise of Telecommunications Lao) là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Lào.

Tháng 1 năm 1 6, Chính phủ Lào liên doanh với Công ty Shinawatra (Thái Lan) để thành lập Lao Telecommunications Co. Ltd. (LTC hay Lao Telecom) trong đó Chính phủ Lào giữ 51 cổ phần. ETL bị giải thể và Lao Telecom nắm giữ hạ tầng quốc gia. MCTPC vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chính sách viễn thông. Việc thành lập ra Lao Telecom đã không thu hút được vốn đầu tư như mong muốn từ phía đối tác Thái Lan. Đến tháng 1 /2 1, hệ thống quy mô lớn vẫn chưa được mở rộng theo dự kiến, chính phủ ngày càng tỏ ra thất vọng về liên doanh và chuẩn bị cho một cuộc cơ cấu lại thị trường.

Năm 2 1, Chính phủ Lào thành lập lại ETL (Enterprise of Telecommunications Lao) 1 vốn nhà nước, thực hiện hàng loạt dự án chuẩn bị hạ tầng để cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động với nguồn vốn dự án do Trung Quốc cung cấp. Vấn đề gây tranh cãi là Chính phủ đã giao toàn bộ tài sản, trang thiết bị viễn thông được viện trợ cho ETL, chỉ đạo cho ETL thương lượng và thu phí sử dụng với Lao Telecom đối với các tài sản, trang thiết bị trên. Đến cuối năm 2 1, sau 5 năm thành lập liên doanh, các bên vẫn không thoả thuận được với nhau về khoản phí này. Đối tác tham gia liên doanh là Shinawatra cho rằng họ đã phải trả tiền cho số tài sản, trang

32

thiết bị đó khi họ mua 4 cổ phần của ETL năm 1 6. ETL thay mặt chính phủ cho rằng Shinawatra đã không đầu tư đủ vốn đã cam kết vào hạ tầng viễn thông của Lào. Tháng 4 năm 2 2, các bên mới đạt được thoả thuận, tạo tiền đề cho việc thương lượng cước kết nối đối với các doanh nghiệp mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi ETL bắt đầu cung cấp dịch vụ điện thoại di động và cố định, các doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia thị trường. Dịch vụ di động của Millicom’s Tango bắt đầu được cung cấp năm 2 2 liên kết giữa chính phủ Lào và Công ty di động Millicom Thủy Điển (22 cổ phần của Nhà nước). Công ty LAT (Lao Asia Telecom) của quân đội 1 vốn nhà nước bắt đầu cung cấp dịch vụ di động và cố định năm 2 3. Sky Telecom liên kết giữa chính phủ Lào và công ty SkyTel &Net của Thái Lan (3 cổ phần của Nhà nước Lào) bắt đầu cung cấp dịch vụ vào giữa năm 2 4. Thị trường viễn thông Lào trở nên sôi động hơn với sự góp mặt của Startel - liên kết giữa LAT và Vietel Việt Nam vào năm 2 8 với 51 vốn của chính phủ Lào, 4 Vietel. StarTel chính thức hoạt động cung cấp dịch vụ tại Lào vào tháng 10/2009. Sau nhiều lần chia tách, liên kết, tính đến tháng 1 /2 12, thị trường Lào đã có sự góp mặt của 7 doanh nghiệp viễn thông, trong đó chiếm thị phần lớn nhất là 4 doanh nghiệp: LTC, ETC, StarTel và Millicom. (xem bảng 1.4)

a) Cung dịch vụ điện thoại

Hiện có 3 nhà cung cấp điện thoại cố định ở Lào là: LTC, ETL và StarTel. ETL với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và các khoản vay ưu đãi tư nước ngoài (đặc biệt là từ Trung Quốc năm 2 1 và 2 2 với trị giá tới gần 5 triệu USD) cũng chỉ xây dựng mạng tại Vientiane, Luangnamtha, Borlikhamxay, Khammuan, Savanakhet và Champasak. LTC phát triển mạng được trên toàn quốc là nhờ sử dụng công nghệ vô tuyến vào năm 2 5. StarTel tham gia thị trường muộn hơn, mặc dù trong chiến lược kinh doanh có

33

hướng tới cung cấp điện thoại cố định nhưng không dành ưu tiên cho mảng dịch vụ này.

Bảng 1.4. Các nhà cung cấp viễn thông tại Lào năm 2012 Nhà cung cấp

DV

Thời gian cung

cấp Công nghệ Dịch vụ cung cấp 1. Lao Telecom Co.Ltd (LTC) 1994 GSM900/1800 (14,4 Mbit /s) Điện thoại cố định, di động và Internet 2. Enterprise of Telecom Lao (ETL) 2002 GSM900/1800 (7 Mbit/s) Điện thoại cố định, di động và Internet 3. Star Telecom Co.Ltd (Unitel) 2009 GSM900/1800 (7 Mbit/s) Điện thoại cố định, di động và Internet 4. Millicom Lao Co. Ltd (Tango, Tigo, Beeline) 2003 GSM900/1800 UMTS , HSPA + (21 Mbit/s) WiMAX Di động và Internet (Wimax)

5. Sky Tel & Net

Co.Ltd 2006

CDMA 2000-

1X EV-DO Internet (Wimax)

6. Planet Co. Ltd 2000 Internet (Wimax)

7. Lanexang

Internet Co.Ltd 2001 Internet (Wimax)

Nguồn: Business Monitor International (2012)

Trái với thị trường điện thoại cố định ảm đạm, cùng với sự bùng nổ của thị trường điện thoại di động trên thế giới, thị trường điện thoại di động tại Lào có những bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, Lào đã có 4 nhà cung

34

cấp dịch vụ điện thoại di động: ETL, Lao Telecom, Star Telecom và Millicom với thị phần lớn nhất thuộc về StarTel (chiếm 42,2 ) (Xem bảng 1.5 và biểu đồ 1.2)

Bảng 1.5. Thị phần các nhà cung cấp di động tại Lào năm 2012

Nhà cung cấp Số thuê bao Thị phần

Lao Telecom 1.200.000 21,86%

Millicom 1.130.000 21,57%

ETL 692.000 14,34%

Star Telecom 2.380.000 42,23%

Tổng cộng 5.402.000 100%

Nguồn: Business Monitor International (2012)

Biểu đồ 1.2. Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Lào

Nguồn: Business Monitor International (2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

Internet bắt đầu cung cấp tại Lào vào năm 1 6. Số thuê bao Internet đến 06/2012 chỉ khoảng trên 22.500, số người sử dụng chỉ khoảng 9,5 dân số [38, pp.16].

Vào giữa năm 1 8, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên của Lào, LaoNet (sau này đổi tên là GlobalNet) được thành lập tại Vientiane. Sau đó là LaoTel Internet của LTC được thành lập vào cuối năm 1 . ISP thứ ba là Planet Online được cấp phép nhưng bị hạn chế về khả năng cung cấp do số line cố định ở Lào ít. Tiếp đó Lanexang Internet và ETL cũng bắt đầu hoạt động như các ISP.

Thị trường băng rộng còn ảm đạm hơn. Đầu tiên là giải pháp không dây của GlobalNet và Planet. Đến cuối năm 2 2, họ chỉ có chưa đến 1 khách hàng. Nhà cung cấp Internet có thị phần lớn nhất, LaoTel, cũng bỏ ngỏ thị trường này cho đến đầu năm 2 4. Sau đó, công ty này đưa ra giải pháp sử dụng vệ tinh iPStar của Tập đoàn Shinawatra (Thái Lan). Tuy nhiên, với cước phí đắt đỏ, đến giữa năm 2 4 họ chỉ có 13 khách hàng. ETL có cơ hội đưa mức cước cạnh tranh khi sử dụng được nguồn vay ưu đãi từ Nhật. Nhưng từ giữa năm 2 3 đến nay, ETL chưa có công bố nào về số thuê bao băng rộng của mình.

Từ năm 2 8, cùng với sự ra đời của điện thoại di động băng thông rộng đã giúp dịch vụ Internet ở Lào sôi động hơn. Hiện nay, để truy cập Internet tại Lào có thể dùng 3 cách: 3G (lên đến 21 Mbps HSPA +), ADSL (2 Mbps), WiMAX (lên đến 1 Mbps). Năm 2 8, hai nhà khai thác mạng đã được cấp giấy phép kinh doanh 3G tại Lào là Lao Telecom và Unitel, tiếp đó là ETL và Beeline được cấp giấy phép vào năm 2 11. Các nhà khai thác mạng này đã khiến cho thị trường Internet Lào sôi động hơn, tuy nhiên so với các nước trong khu vực, dịch vụ Internet tại Lào vẫn còn chậm phát triển.

36

Các nhà cung cấp viễn thông tại Lào đều có những hạn chế nhưng cũng có những thế mạnh riêng. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam muốn thành công trên thị trường Lào rất cần có sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh này để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

(1) LTC

Lao Telecommunications Company (LTC) là một doanh nghiệp liên doanh giữa chính phủ Lào (51 ) và Shinawatra (4 ). Lao Telecom đã được cấp giấy phép ưu đãi trong vòng 25 năm, trong đó có 5 năm được độc quyền kinh doanh dịch vụ điện thoại trong nước và quốc tế, payphones và điện thoại di động.

LTC bắt đầu cung cấp dịch vụ vào ngày 11/1 /1 6 và hiện nay đang cung cấp các dịch vụ như: PSTN (Fixedline), GSM (Mobile Phone), CDMA (Fixed Wireless Telephone), Pulic Telephone (Card Phone), International Call (IDD & VoIP), Internet Service (Dial up, Broadband&Wireless Internet) và Rural Telephone. Là nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên tại Lào, thị phần của Lao Telecom (LTC) những năm đầu cung cấp dịch vụ luôn ở mức thống lĩnh thị trường (từ 1 5- 2 6 chiếm trung bình 6 thị phần). Nhưng thị phần của doanh nghiệp này có xu hướng giảm dần qua các năm bởi ngày càng có thêm sự xuất hiện của các nhà cung cấp mới. Mặc dù đạt mức tăng trưởng trung bình 12%/năm về số thuê bao và vẫn chiếm thị phần hàng đầu tại Lào (21,86%), LTC đang phải nhiều khó khăn khi đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ.

- Thế mạnh của LTC

+ Là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên tại Lào nên đã có nhiều năm xây dựng thương hiệu được mọi người biết đến.

37

+ Có cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng khắp cả nước, kinh doanh hầu hết các dịch vụ viễn thông tạo ra lợi thế về quy mô và chi phí.

+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và khai thác thị trường di động tại Lào.

+ Được giúp đỡ và hỗ trợ từ Chính phủ Lào (Bộ MCTPC) + Có nhiều gói cước khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn

- Hạn chế của LTC

Một phần của tài liệu Thị trường viễn thông của Lào cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32)