Sau chính sách đổi mới của Đảng, đặc biệt là từ những năm 1 đến nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu lớn. Hạ tầng mạng lưới viễn thông của Việt Nam tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt cùng với việc áp dụng các công nghệ hiện đại khiến doanh thu trong lĩnh vực này liên tục tăng qua các năm. (Xem bảng 2.1 và biểu đồ 2.1). Riêng năm 2 11, do tác động của suy giảm kinh tế và chênh lệch tỷ giá USD/VND, tổng doanh thu viễn thông chỉ còn gần 7 tỷ USD, giảm gần 26% so với năm 2 1 . Đến năm 2 12, doanh thu từng bước phục hồi, tuy nhiên mức độ tăng không nhiều (Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2 12 ước đạt 17 , nghìn tỷ đồng, tăng 7,6 so với năm 2 11) [51].
Doanh thu đạt được trong lĩnh vực viễn thông chủ yếu là từ dịch vụ điện thoại di động với trên 77 , còn lại là từ các dịch vụ khác như điện thoại cố định, internet… (Xem biểu đồ 2.2)
Hiện nay, thị trường viễn thông Việt Nam đang có xu hướng sáp nhập, giải thể nhằm đạt mục tiêu tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ. Cụ thể, từ 1/2 12 Viettel bắt đầu tiếp quản EVN Telecom; Tập đoàn VimpelCom (Nga) đã tuyên bố hoàn tất thỏa thuận bán toàn bộ số cổ phần tại Việt Nam 4 cho đối tác là Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile)… Vì thế, trong giai đoạn 2011-2012, thị trường viễn thông có sự biến động nhỏ về số lượng nhà cung cấp dịch vụ với số lượng nhà cung cấp thực tế hiện là: 05 (đối với dịch vụ cố định), 06 (đối với dịch vụ di động) và 50 (đối với dịch vụ Internet).
51
Bảng 2.1. Tổng doanh thu viễn thông Việt Nam 2006 – 2011
Năm
Doanh thu Giá trị (triệu
USD)
So với năm trước (%) 2006 2.769,30 2007 3.552,98 28,30 2008 5.144,14 44,78 2009 6.867,55 33,50 2010 9.410,79 37,0 2011 6.991,84 -26,0
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông (2012)
Biểu đồ 2.1. Tổng doanh thu viễn thông từ 2006-2011 (đơn vị triệu USD)
52
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu doanh thu trong lĩnh vực viễn thông năm 2012
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông (2012)