Hiện trạng kinh tế tỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty viễn thông quân đội Viettel tại Thừa Thiên Huế (Trang 33)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.3.1. Hiện trạng kinh tế tỉnh

Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 9,64%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII (8- 9%). Đây là thời kỳ có mức tăng trưởng khá cao, tương đối ổn định và có tính bền vững hơn so với các thời kỳ trước.

Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 18,6%, riêng công nghiệp tăng 16%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,6% trong đó ngư nghiệp tăng 12,3%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 10,4%.

GDP bình quân đầu người năm 2005 của tỉnh đạt 580 USD, giá trị xuất khẩu đạt 57 triệu USD, thu ngân sách nhà nước đạt 1.060 tỷ đồng.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) có chuyển biến, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính phủ (ODA) và phi chính phủ (NGO), năm sau cao hơn năm trước.

Xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 13,9%. Công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho nền kinh tế.

Bảng 2.3: Tổng giá tri sản phẩm của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000-2005

Năm Tổng sản phẩm trên địa bàn (triệu đồng) Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng (%) Nông nghiệp Lâm ngiệp Thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Dịch vụ (%) 2000 2.199.400 24,1 30,9 45,00 2001 2.400.400 23,4 32,2 44,40 9,14

2002 2.621.500 22,9 33,0 43,50 9,21

2003 2.862.800 21,0 35,9 43,10 9,20

2004 3.122.900 22,4 34,1 43,50 9,09

2005 3.475.800 21,0 35,9 43,10 11,30

Nguồn: Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỷ trọng các ngành năm 2005: Tỷ trọng ngành dịch vụ 43,1%, công nghiệp 35,9%. Nông Lâm nghiệp thủy sản là 21%. Với tỷ trọng giá trị các ngành như vậy Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Công nghiệp và xây dựng duy trì mức tăng trưởng cao (18,6%), trong đó khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng như: Bia, xi măng, sợi… chất lượng và sức cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp đang được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 60%, chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Các ngành dịch vụ đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khá cao, riêng doanh thu du lịch tăng 46%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra tăng 53,2%. Sản xuất nông nghiệp vượt qua khó khăn về thiên tai và dịch bệnh, đạt tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, nguyên nhân chính là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng đạt 11,3% trong đó nông nghiệp Lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 16,6%, dịch vụ tăng 9,6%.

Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành Nông Lâm Ngư nghiệp giảm từ 22,4% xuống còn 21%, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng tương ứng từ 34,1% lên 35,9%, tỷ trọng ngành dịch vụ là 43,1%.

Thu ngân sách đạt khá, năm 2005 là năm đầu tiên đạt trên 1.000 tỷ. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khá nhất là vốn đầu tư nước

ngoài và đầu tư của doanh nghiệp. Một số dự án có vốn đầu tư lớn như thủy điện, xi măng , bia đang được triển khai tích cực.

Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển. Doanh nghiệp nhà nước được đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, hoàn thành kế hoạch. Hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả. Kinh tế cá thể tư nhân phát triển.

Hạ tầng kinh tế kỹ thuật tiếp tục được cải thiện, nhất là giao thông, điện nước, trường học. Các lĩnh vực xã hội được phát triển toàn diện. Công tác xóa đói giảm nghèo có kết quả tốt, công tác xóa nhà tạm cho dân tộc thiểu số được hoàn thành.

Bảng 2.4: So sánh tổng thu nhập tỉnh Thừa Thiên Huế với khu vực

Khu vực GDP (tỷ đồng) Tỷ trọng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Dịch vụ (%) Bắc Trung Bộ 30.988,7 34,2 30,9 34,9 Thanh Hóa 11.107,5 32,5 36,6 31,0 Nghệ An 9.388,6 37,1 29,0 33,9 Hà Tĩnh 3.731,0 43,8 17,8 38,4 Quảng Bình 2.002,2 30,5 31,1 38,4 Quảng Trị 1.636,0 39,2 22,8 38,0

Thừa Thiên Huế 3.475,8 22,4 34,1 43,5

Cả nước 434.917,7 25,2 39,7 35,1

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005

So với khu vực và cả nước Thừa Thiên Huế là tỉnh có tỷ trọng ngành dịch vụ cao. Mức trung bình của khu vực Bắc trung bộ là 34,9% của cả nước là 35,1%. Với công nghiệp Thừa Thiên Huế cao hơn mức trung bình của khu

vực (30,9%) nhưng thấp hơn trung bình cả nước (39,7%) nguyên nhân do công nghiệp không phải là thế mạnh của Bắc trung bộ.

Tình hình cụ thể về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ như sau:

Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch đề ra là 2.855 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2004. Trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 5,4%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 25,4% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,3% đóng góp 43% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Một số sản phẩm chủ yếu có thị trường ổn định, sản xuất tăng cao: Bia Huda 60 triệu lít, tăng 5,4%; sợi các loại 11 nghìn tấn, tăng 57%; men Frit 9 nghìn tấn tăng 20%; hàng thêu xuất khẩu đạt 4 nghìn bộ, tăng 51%; hàng mộc xuất khẩu 50 nghìn tỷ tăng 11%; xi măng 860 nghìn tấn tăng 7,9%.

Các dự án nâng cao năng lực sản xuất được triển khai khá tích cực. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp và làng nghề được đầu tư theo tiến độ đăng ký của các doanh nghiệp mới. Khu công nghiệp Phú Bài có 25 dự án thuê đất đạt tỷ lệ lấp đầy tính chung cả hai giai đoạn đạt 61,3%. Trong đó có 13 doanh nghiệp đang họat động. Có trên 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại các làng nghề, trong đó có 15 doanh nghiệp đã hoạt động.

Điểm yếu của công nghiệp Thừa Thiên Huế chính là số lượng các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có khả năng phát triển mở rộng thị trường cạnh tranh còn rất ít.

Lĩnh vực dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 23,4% chỉ số giá dịch vụ và tiêu dùng tăng 7,6% so với tháng 12/2004. Hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh tổng lượt khách đến Huế đạt 1 triệu lượt, 34

tăng 32,1% trong đó khách quốc tế 347 nghìn lượt người tăng 32,7%, doanh thu du lịch là 547,5 tỷ đồng, tăng 46%.

Các dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục phát triển. Vận tải tăng 6,5% hành khách và 21,6% hàng hóa.

Giá trị xuất khẩu ước đạt 57 triệu USD, tăng 53,2% trong đó hàng công nghiệp chiếm 70%, hàng thủy sản chỉ đạt 5,8 triệu USD bằng 38,7% so với kế hoạch.

Sản xuất nông nghiệp

Đạt mức tăng trưởng 6,6% so với 2004, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, ngư nghiệp tăng 12,3%.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty viễn thông quân đội Viettel tại Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)