0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phương pháp phân tích thống kê kinh tế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TẠI THỪA THIÊN HUẾ (Trang 47 -47 )

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế

Thống kê là một khoa học xã hội nghiên cứu về mặt lượng có mối quan hệ chặt chẽ tới mặt chất và nghiên cứu tới số lớn, nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ đến mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể.

Đây là công cụ chủ yếu chúng tôi dùng để nghiên cứu đề tài. Thông qua việc thống kê các bảng điều tra mẫu và được xử lí bằng phần mềm SPSS nhằm phát hiện ra những bản chất vấn đề về sự hài lòng và đánh giá của người tiêu dùng đối với dịch vụ thông tin di động Viettel.

Việc tiến hành điều tra thực hiện theo 2 phương pháp:

- Thu thập các số liệu đã có sẳn, đã được công bố từ các cơ quan: Sở Bưu chính Viễn thông, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi nhánh công ty Viễn thông Quân đội tại Tỉnh thừa Thiên Huế.

- Điều tra trực tiếp phỏng vấn các khách hàng sử dụng điện thoại di động ở các địa bàn nghiên cứu, có mẫu đủ lớn về các chỉ tiêu cần thiết. Những số liệu thu thập phải được tiến hành qua bước chỉnh lý sau đó tổng hợp phân tích.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này nhằm tìm ra mối liêu hệ tương quan giữa các yếu tố, giữa các sự vật và hiện tượng.

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm so sánh thị phần, số thuê bao, doanh thu, số trạm thu, phát sóng, nguồn nhân sự.... qua đó đánh giá được lợi thế của đơn vị Viettel so với với Vinaphone, MobileFone. Từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của đơn vị Viettel trên thị trường Thừa Thiên Huế.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN

THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG

QUÂN ĐỘI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thị trường viễn thông Việt Nam đang chứng kiến những cuộc chiến về giá cước, cuộc chiến khuyến mãi, cuộc đua công nghệ, chiếm giữ thị phần...khá quyết liệt. Sự cạnh tranh này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam mà còn với các công ty nước ngoài theo lộ trình mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong môi trường cạnh tranh đó, mỗi doanh nghiệp phải tự chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp nếu muốn tồn tại và phát triển.

Chính thức tham gia vào thị trường di động tháng 10/2004, Viettel Mobile đã tổ chức tấn công trên nhiều mặt trận để các đối thủ cạnh tranh của mình đồng thời phải chống đỡ phía trước, phía sau lưng và hai bên sườn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TẠI THỪA THIÊN HUẾ (Trang 47 -47 )

×