3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.6. PHÂN TÍCH THỊ PHẦN CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trước khi công ty Viễn thông Quân đội Viettel Mobile, tham gia vào thị trường Bưu chính Viễn thông thì toàn bộ thị trường do Bưu điện tỉnh chiếm lĩnh. Do độc quyền nên mức độ cải thiện chất lượng dịch vụ qua các năm không cao, đôi khi còn có thái độ cửa quyền, coi thường khách hàng.
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ như Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (EVN), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)...
Bảng 3.14: Tổng hợp số thuê bao và doanh thu của ba doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế 2004-2006
Doanh nghiệp 2004 2005 2006 Số thuê bao (cái) Doanh thu (triệu đồng) Số thuê bao (cái) Doanh thu (triệu đồng) Số thuê bao (cái) Doanh thu (triệu đồng) VinaPhone 26.305 7.244 53.742 9.659 52.896 11.637 MobiFone 36.325 8.895 61.028 10.224 61.874 16.706 Viettel (hoạt động từ 10/2004) 968 93 23.220 3.404 45.390 6.809 Khác 0 0 0 0 3.080 23 Tổng cộng 63.598 16.232 137.990 23.287 163.240 35.175
Nguồn: Tổng hợp từ các doanh nghiệp
Thị phần dịch vụ điện thoại di động của các doanh nghiệp mới chỉ có Viettel tăng rất nhanh, nguyên nhân chính là do chính sách giá cước hấp dẫn so với các mạng khác.
Bảng 3.15: Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Thừa Thiên Huế 2004-2006
nghiệp Doanh thu (triệu đồng) % Doanh thu (triệu đồng) % Doanh thu (triệu đồng) % VinaPhone 7.244 44,63 9.659 41,48 11.637 33,08 MobiFone 8.895 54,80 10.224 43,90 16.706 47,49 Viettel 93 0,57 3.404 14,62 6.809 19,36 Khác 0 0,00 0 0,00 23 0,07 Tổng cộng 16.232 100.00 23.287 100.00 35.175 100.00
Nguồn: Tổng hợp từ các doanh nghiệp
NĂM 2004
44.63% 0.57 %
54.80 %
0.00%
VinaPhone MobiFone Viettel Khác
NĂM 2005
43.90%
41.48% 0.00%
14.62%
VinaPhone MobiFone Viettel Khác
NĂM 2006
33.08
47.49
19.36 0.07
VinaPhone MobiFone Viettel Khác
Biểu đồ 3.1: Thị phần của Viettel qua các năm 2004-2006
3.7. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp BCVT phải dùng tiền để mua sắm nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ... để điều hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tiến hành tiêu thụ và thực hiện các dịch vụ và thu tiền về, tạo nên doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp BCVT.
Bảng 3.16. Kết quả kinh doanh của công ty Viễn thông Quân đội tại Thừa Thiên Huế 2004-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 10/ 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 So sánh
05-04 06-05 1 Doanh thu di động 93 3.404 6.809 3.311 3.405
Trong đó:
a. Doanh thu bán simvà thẻ mệnh giá 81 1.634 2.772 1.553 1.138
b. Doanh thu thuê bao trả sau. 12 1.736 3.833 1.724 2.097
2 Doanh thu từ các hoạt
động khác 121 2.587 4.222 2.466 1.635
3 Tổng doanh thu công ty 214 5.991 11.03
1 5.777 5.040
Nguồn: Công ty Viễn thông Quân đội chi nhánh Huế
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, tuy nhiên do công ty thường có nhiều chương trình khuyến mãi về giá cước nên ta thấy số thuê bao qua các năm tăng lên một cách rõ rệt nhưng doanh thu tăng chậm hơn. Mặc khác các doanh nghiệp sử dụng công nghệ CDMA xuất hiện ngày càng nhiều, với việc sử dụng công nghệ này thì giá cước là một thế mạnh của chính họ, trong năm 2005, 2006, Sfone và HT Mobile cho ra đời các gói cước với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đã tạo nên cuộc cạnh tranh tranh giành thị phần trên thị trường một cách mãnh liệt. Tuy nhiên, Viettel là đơn vị được đánh giá là doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, biết cách chăm sóc tốt khách hàng, mật độ phủ sóng khá rộng và đều nên thị phần của doanh nghiệp nói chung khá tốt. So với các mạng di động khác, Viettel là mạng di động có tốc độ tăng trưởng khá cao và nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần. Đây là nổ lực rất lớn cuả công ty Viettel. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy Viettel cũng đã mắc phải tình trạng giống 2 doanh nghiệp đàn anh là bộ máy cồng kềnh, khó quản lý, gây ắch tắc, trì trệ trong công việc, điều này đã làm tốc độ tăng trưởng năm 2006 giảm lại so với tốc độ tăng trưởng của năm 2005.
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ di động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của công ty.
Trong tổng doanh thu của hoạt động dịch vụ di động thì doanh thu từ thuê bao trả sau chiếm tỷ trọng lớn. Điều này đặt ra doanh nghiệp cần quan tâm, chăm sóc hơn nữa đến thuê bao trả sau.
Doanh thu di động của Viettel thấp, do các dịch vụ gia tăng của Viettel rất ít. Chỉ đến tháng 05/2007, Viettel mới đưa ra nhiều dịch vụ gia tăng như: nhạc chuông chờ, GPRS.... Đây là loại hình kinh doanh dễ thu hồi vốn nhưng trong thời gian qua, Viettel ít chú trọng, quan tâm. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần nên quan tâm, nghiên cứu kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ gia tăng nhằm thu hút và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn...
Theo báo cáo tổng kết các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp có tổng doanh thu hàng năm đạt khá. Có tinh thần phục vụ tốt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Doanh nghiệp có biện pháp cải thiện tổ chức, gắn với khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh.
Là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư ra nước ngoài (Campuchia), đảm bảo chất lượng truyền tải, mở rộng mạng lưới và đạt hiệu quả kinh doanh.
Trong những năm tới, định hướng dẫn đầu thị trường với doanh thu tăng hàng năm hàng chục tỷ đồng.
Tại chi nhánh Thừa Thiên Huế, là đơn vị hạch toán theo hình thức báo sổ cho tổng công ty; Các chi phí hoạt động của chi nhánh được tổng công ty cấp vốn theo tháng, dựa vào bảng báo cáo kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Để phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ta xét một vài chỉ số tài chính tại Chi nhánh Công ty Viễn thông Quân đội tại Thừa Thiên Huế năm 2006 như sau:
* Hệ số khả năng thanh toán = Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn
hạn = =14,635
Hệ số khả năng thanh toán = 14,635 (lớn hơn rất nhiều lần so với 2) Chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động khá nhiều. Do đặc thù của ngành kinh doanh viễn thông, các khoản phải thu của khách hàng khá
1.405 (Triệu đồng) 1.405 (Triệu đồng)
nhiều. Cụ thể là số tiền tạm ứng: card và sim tại cửa hàng huyện và đội ngũ bán hàng trực tiếp khá lớn do phải dự trữ hàng để bán. Tại chi nhánh, số tiền phải thu của khách hàng chiếm tỷ phần rất lớn... Vì vậy, đã nâng tổng số tài sản lưu động lên rất nhiều. Trong thời gian tới, công ty cần đưa hệ số này thấp xuống bằng cách giảm khoản nợ thu khó đòi, tăng cường công tác bán hàng trên mạng... Như vậy, sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn trong kinh doanh.
* Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng tiền mặt/ Tổng nợ ngắn
hạn = = 0,05
Hệ số này khá nhỏ (nhỏ hơn 0,5 rất nhiều), điều này cho thấy chi nhánh khi cần trả nợ ngay thì đơn vị rất khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do tại chi nhánh thì các chi phí không nhiều, phần lớn các chi phí là các khoản chi phí thường xuyên, chi phí sản xuất chung cho chi nhánh theo kế hoạch đã đưa ra, còn những chi phí khác phần lớn đều do tổng công ty hạch toán và đưa vào chi nhánh sử dụng. Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ hạch toán độc lập và có những chính sách hợp lí về tài chính riêng cho chi nhánh, nâng cao khả năng tự chủ.
Tuy nhiên, câu trả lời về cạnh tranh vẫn còn ở phía trước vì thời gian qua Viettel được hưởng chế độ ưu đãi vì là doanh nghiệp mới.