Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 74)

Những hạn chế trong việc cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An trong thời gian qua xuất phát từ những những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan

Lực lượng CBTD mỏng, ngoài 2 Phòng khách hàng tại hội sở Chi nhánh là Phòng KHCN và Phòng Khách hàng Doanh nghiệp mỗi phòng có 5 CBTD ngoài ra các Phòng giao dịch khác chỉ có 12 CBTD/11 Phòng giao dịch. Với lực lượng quá mỏng như vậy việc CBTD tập trung cho vay khách hàng khách hàng doanh nghiệp để tăng dư nợ và việc các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN ban hành không được CBTD sử dụng là hệ quả tất yếu.

Trình độ CBTD chưa đồng đều, lực lượng lao động tại Chi nhánh gồm nhiều thế hệ. Thế hệ những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác, những cán bộ trẻ được đào tào bài bản nhưng thiếu kinh nghiệm, thiếu sự tự tin. Khi sự thay đổi về cách thức quản lý điều hành và về công nghệ thì nhiều người đã không đáp ứng được sự thay đổi, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung của Chi nhánh.

Việc đánh giá CBTD để trả lương chưa chú trọng tới CBTD cho vay KHCN, với việc thay đổi cách thức chia trả lương từ truyền thống là dựa vào thâm niên công tác sang trả lương theo hiệu quả công việc. Bước đầu đã thu được những hiệu quả tốt là tạo động lực lao động cho CBCNV qua đó góp phần tăng hiệu quả kinh doanh trong các năm qua. Thế nhưng, việc trả lương trên tạo ra áp lực đối với CBTD khi phải tăng dư nợ để được đánh giá tốt về mặt hiệu quả công việc, điều này tạo cho CBTD tâm lý chạy theo món vay lớn của các doanh nghiệp hơn cho vay các món vay nhỏ lẻ của KHCN. Việc dư nợ cho vay KHCN chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20% và dư nợ bình quân trên khoản vay ngày càng tăng cao trong thời gian qua đã chứng minh điều đó.

Hồ sơ thủ tục phức tạp, mặc dù Ngân hàng đã có những cải tiến để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn đối với KHCN, nhưng thực tế để hoàn thiện một bộ hồ sơ vay vốn đối với KHCN thì CBTD cũng phải thực hiện đầy đủ các quy trình tương đương với việc hoàn thiện cho vay khách hàng doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần tạo tâm lý không muốn cho vay đối với KHCN của CBTD.

Mạng lưới các Phòng giao dịch còn tập trung, chưa vươn tới các huyện trong địa bàn tỉnh, hiện nay chỉ có 03 trong tổng số 11 phòng giao dịch đặt tại địa bàn ngoài thành phố Vinh đó là Phòng giao dịch Nam Đàn đặt tại Thị trấn Nam Đàn – Nam Đàn; Phòng giao dịch Quán Hành tại Thị trấn Quán Hành – Nghi Lộc; Phòng Giao dịch Hưng Nguyên đặt tại Thị trấn huyện Hưng Nguyên. Với việc tập trung trong địa bàn Thành phố Vinh đã tạo điều kiện cho Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An tiếp cận được nhiều khách hàng lớn là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố Vinh chính vì thế CBTD tập trung vào cho vay khách hàng doanh nghiệp mà bỏ qua lượng KHCN.

Thiếu sự nghiêm túc trong việc tuân thủ mô hình hoạt động, theo quy định trong mô hình của các chi nhánh phòng khách hàng gồm 2 phòng chuyên biệt là Phòng Phách hàng Cá nhân và Phòng Khách hàng Doanh nghiệp. Về mặt hình thức đã thay đổi theo quy định, tuy nhiên thực tế cũng giống như CBTD ở các phòng khác hiện Phòng KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An chủ yếu cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Do lịch sử, Vietinbank tiền thân là một trong bốn ngân hàng chuyên doanh với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công – thương điều này góp phần xây dựng nên thương hiệu và định vị hình ảnh ngân hàng trong con mắt khách hàng. Vì thế, dù đã có nhiều thay đổi nhưng khi nhắc đến Ngân hàng Công thương hầu hết mọi người thường nghĩ đến đó là ngân hàng của các doanh nghiệp. Mặt khác, lịch sử cũng tạo cho Vietinbank tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm trong cho vay khách hàng doanh nghiệp hơn.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, tâm lý và hiểu biết của người dân về các sản phẩm của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế.

Mặc dù, đã có sự chuyển biến tích cực trong thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nhưng thói quen đó chưa thực sự phổ biến trong dân chúng. Người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn truyền thống tiết kiệm đủ số tiền cần thiết hoặc vay bạn bè, người thân để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hoặc mục đích tiêu dùng, họ còn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay KHCN của ngân hàng. Khi tìm đến ngân hàng để có sự hỗ trợ về mặt tài chính, người dân vẫn còn tâm lý tìm mọi cách để vay được số tiền mình cần chưa thực sự quan tâm hiệu quả sử dụng vốn và các yêu cầu về việc cung cấp hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh mục đích sử dụng vốn của ngân hàng. Mặt khác, đối với tài sản đảm bảo như bất động sản (quyền sở hữu đất, nhà ở) còn có sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân khi có GCNQSDĐ và hoặc QSHNO không thể vay vốn được từ ngân hàng do không đáp ứng đủ các yêu cầu về việc toàn quyền sử dụng tài sản trên cho việc thế chấp ngân hàng vay vốn. Điều này một phần là do thủ tục cấp sổ đỏ của ta còn quá rườm rà và quá nhiều cấp xét duyệt, thời gian kéo dài. Tại Nghệ An hiện để cấp được sổ đỏ người dân phải đợi sau 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.

Thứ hai, thu nhập chưa minh bạch và mức sống của người dân còn thấp.

Tuy gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh, thu nhập và mức sống của người dân có được cải thiện so với trước kia nhưng vẫn còn thấp để có thể

dùng làm nguồn trả nợ ngân hàng, đặc biệt là thu nhập từ lương của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Phần lớn các khoản cho vay KHCN là các khoản vay lấy nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình quân của cán bộ viên chức chỉ là 3 – 4 triệu đồng/tháng, ngoài việc trang trải chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại để trả nợ là khá nhỏ. Với khoản thu nhập này họ chỉ đủ khả năng vay những món nhỏ. Với những món cho vay lớn, ngân hàng cũng khó xác định thu nhập thực tế của khách hàng để có thể trả được nợ theo kế hoạch, nguồn trả đưa ra còn rất chung chung, bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường như nguồn trả từ bán tài sản là nhà đất. Nhiều khách hàng có nguồn thu nhập từ hoạt động góp vốn đầu tư, kinh doanh nhưng không có đăng ký, không có chứng từ chính minh, không minh bạch nên cũng khó để chứng minh, mặc dù đây là nguồn thu chính của họ. Do vậy, thực tế này gây khó khăn trong việc mở rộng, phát triển cho vay KHCN.

Thứ ba, hiện trên địa bàn Thành phố Vinh có gần 40 tổ chức tín dụng trong vì thế cuộc chiến dành thị phần trong cho KHCN diễn ra rất khốc liệt. Trong khi đó, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng các NH TMCP khác như: Sacombank, Á Châu, Quốc Tế,…có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tiếp cận đối tượng KHCN – là đối tượng chính của các NH TMCP. Nhiều ngân hàng đưa ra nhiều hình thức cho vay đa dạng, phong phú với lãi suất hấp dẫn, qui trình và thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, dịch vụ đến tận tay khách hàng, đồng thời kết hợp các hình thức marketing của họ hết sức chuyên nghiệp nên gây ra nhiều khó khăn cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An.

Thứ tư, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là sự phát triển nền kinh tế từng thời kỳ. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân sẽ tăng chi tiêu, mua sắm cá nhân nhiều hơn, khả năng quyết định nhanh hơn, họ sẵn sàng vay vốn ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự suy thoái hay trong tình trạng lạm phát như Việt Nam hiện nay, người dân có xu hướng tiết kiệm tiền, mua vàng hay USD dự trữ nên ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm, vay vốn của người dân. Ta có thể thấy điều này qua thị trường bất động sản của Mỹ trong những tháng vừa qua, chính phủ Mỹ phải nhảy vào cuộc để tránh sự sụp đổ của hai Công ty cho vay bất động sản khi hoạt động mua bán bất động sản rất ít giao dịch, nhiều khách hàng bị vỡ nợ không trả được nợ cho ngân hàng do không bán được nhà đất.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN 3.1. Định hướng cho vay khách hàng cá nhân của Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An

3.1.1. Định hướng hoạt động chung

Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của NHTMCP Công thương Việt Nam là xây dựng Vietinbank trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh có sức cạnh tranh cao, Vietinbank - Chi nhánh Nghệ Anđang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh phát triển mạnh nhất của hệ thống NHCT và là trung tâm thanh toán của khu vực Bắc Miền Trung. Vietinbank - Chi nhánh Nghệ Anxác định tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động thông qua năng lực tài chính, công nghệ và quản trị rủi ro; tập trung phát huy lợi thế tiềm năng sẵn có, khắc phục khó khăn, hạn chế, vượt qua thách thức, tận dụng mọi cơ hội để phát triển và mở rộng phạm vị hoạt động kinh doanh. Trong đó, phát triển hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và KHCN gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng được coi là định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển của Chi nhánh.

Chú trọng công tác phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động ở những khu vực tiềm năng để khai thác và cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại đến mọi đối tượng khách hàng, qua đó góp phần đưa thương hiệu VietinBank nói chung và Vietinbank - Chi nhánh Nghệ An nói riêng thực sự gần gũi và là lựa chọn tin cậy của khách hàng.

Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nhằm đảm bảo chủ động hoàn toàn về nguồn vốn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho hoạt động cho vay. Đa dạng hoá các loại hình huy động, điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với mặt bằng huy động vốn trên địa bàn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng, bao gồm cả khách hàng là các doanh nghiệp, TCKT và dân cư. Nâng cao hơn chất lượng chăm sóc, phục vụ khách hàng, sẵn sàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ

trọn gói. Tích cực triển khai chủ trương của chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, tăng tiện ích dịch vụ qua thẻ là cơ hội mở rộng kết nối hàng loạt các dịch vụ khác. Đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản tiền gửi cá nhân để thu hút khách hàng mở tài khoản, tăng vốn tiền gửi thanh toán.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm khuếch trương sản phẩm; tính chất hoạt động và những thế mạnh của NHCT. Tăng cường khâu quảng cáo, giới thiệu, tư vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

3.1.2. Định hướng cho vay khách hàng cá nhân của Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. Nghệ An.

Xuất phát từ thực tế và với mục tiêu tăng trưởng tín dụng và đầu tư đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, Vietinbank - Chi nhánh Nghệ Anđã xây dựng định hướng tăng cường cho vay KHCN, coi đây là đối tượng chính của Chi nhánh trong cho vay, trong đó hướng tới:

- Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay: Trên cơ sở những sản phẩm cho vay hiện có, Chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn song cũng đồng thời mở rộng đầu tư nhu cầu cho vay trung dài hạn đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Mở rộng lĩnh vực cho vay từ cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh tại các thành phố, thị trấn, thị tứ đến cho vay các cá nhân hộ sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp nông thôn nhằm giảm thiểu rủi ro.

- Tập trung vào cho vay KHCN kinh doanh tại các chợ và cửa hàng có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.

- Bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh trong thời gian tới để việc cho vay không những mang lại hiệu quả cho Ngân hàng mà mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn khác như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, phát triển các trang trại quy mô lớn về chăn nuôi gia cầm, thủy cầm,…

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay nhằm đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh Nghệ An. Vietinbank - Chi nhánh Nghệ An.

Như đã phân tích ở phẩn trên, hiệu quả cho vay KHCN được quyết định trên hai yếu tố đó là chất lượng cho vay và quy mô cho vay KHCN. Vì thế, giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay KHCN gồm 2 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cho vay và nhóm giải pháp mở rộng cho vay.

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay

Hiệu quả trong cho vay nói chung và trong cho vay KHCN nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng thẩm định khoản vay. Việc thẩm định khoản vay theo một qui trình cho vay KHCN đồng bộ, khép kín từ khâu phân tích trước khi cho vay cho đến khâu thu nợ. Trong đó đặt trọng tâm vào khâu phân tích trước khi cho vay bởi vì khâu này rất dễ xảy ra rủi ro đạo đức của khách hàng.

Trong thẩm định trước khi cho vay đối với KHCN, các thông tin mà CBTD thu nhận được mang tính chất định tính nhiều hơn, các số liệu mà khách hàng cung cấp mang tính chất chủ quan của khách hàng. Mọi số liệu và thông tin CBTD sẽ đánh giá dựa trên thực tế của khách hàng và những thông tin do CBTD kiểm tra qua các kênh như: Chính quyền địa phương, các đoàn thể, Cơ quan nơi khách hàng làm việc, bạn hàng, đối tác,…Vì thế, đạo đức của CBTD trong khâu này vô cùng quan trọng. Nếu CBTD thông đồng với khách hàng sẽ tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn khi không thanh lọc được khách hàng xấu. Ngoài vấn đề về đạo đức, trong thẩm định trước khi cho vay CBTD cần có kinh nghiệm trong đánh giá khách hàng để tránh việc bị khách hàng lừa đảo như việc dựng hồ sơ giả, mượn cơ sở sản xuất kinh doanh của người khác,….

Việc thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng tác động rất lớn tới hiệu quả khoản vay. Như đã phân tích ở trên, tài sản thế chấp là nguồn thu nợ thứ cấp của

ngân hàng và có tác động tâm lý tới khách hàng trong ý thức trả nợ. Vì thế, việc thẩm định tài sản thế chấp cần hết sức coi trọng. Ngoài việc thẩm định tính chất pháp lý của tài sản, thẩm định giá trị tài sản,…việc quan trọng nhất đó là thẩm định tính thanh khoản của tài sản khi buộc phải xử lý tài sản thế chấp. Đối với những tài sản bất động sản thì quan trọng nhất đó là yếu tố giá cả thị trường tại địa bàn, vị trí

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)