Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 26)

thương mại

1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

Nếu phân loại hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng thì hoạt động này bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tài chính và cho vay KHCN như đã trình bày ở trên. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay KHCN của NHTM nên ta sẽ xem xét về hoạt động này. Cho vay KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân: “Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng.”

Đặc điểm cho vay KHCN: Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với các loại hình cho vay khác như sau:

Đối tượng cho vay là cá nhân và các hộ gia đình.

Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, do cho vay KHCN đáp ứng nhu cầu của cá nhân và các hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ, nên quy mô của một khoản vay tương đối nhỏ so với tài sản của ngân hàng, số lượng các khoản vay lại rất lớn do đối tượng của cho vay là các cá nhân và các hộ gia đình với số lượng nhiều và nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng.

Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình. Do đó, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay. Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng cao và ổn định, KHCN sẽ có thái độ lạc quan hơn về tương lai, họ kỳ vọng sẽ có khoản thu nhập nhiều hơn trong tương lai và do vậy sẽ thúc đẩy sự chi tiêu cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh ở hiện tại. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái người dân thường có xu hướng giảm tiêu dùng, giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thay vào đó là sẽ tăng cường tiết kiệm và hạn chế vay mượn từ Ngân hàng.

Nhu cầu vay của khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất, thông thường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu. Mức thu nhập và trình độ dân trí là hai nhân tố tác động rất lớn đến nhu cầu vay của khách hàng.

Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, công việc… Việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn. Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. Do khoản

cho vay KHCN có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua.

Lãi suất cho vay: do quy mô của các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản cho vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay (về thời gian, nhân lực đi thẩm định, quản lý các khoản cho vay này) cao đồng thời rủi ro của các khoản vay này cũng rất cao. Do vậy, lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác của NHTM.

Từ trước đến nay, cho vay KHCN vẫn được các ngân hàng coi là khoản mục mang lại lợi nhuận khá cao với lãi suất “cứng nhắc”. Điều đó có nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn của ngân hàng, không như hầu hết các khoản cho vay khác hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, như vậy với cho vay KHCN ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên. Tuy nhiên, các khoản vay này thường được định giá rất cao (vì đã bao hàm cả một phần bù rủi ro lãi suất) đến mức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầu hết các khoản cho vay KHCN mới không mang lại lợi nhuận. Nguồn thu nhập càng ổn định, ngân hàng có khả năng kiểm soát thì lãi suất áp dụng cho khách hàng sẽ giảm đi, do rủi ro từ việc cho vay đã được hạn chế.

Giới hạn cho vay KHCN: là số tiền tối đa mà ngân hàng cho vay KHCN được xác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốn của khách hàng, số vốn tự có của khách hàng, giá trị của tài sản đảm bảo.

Đối với các hình thức vay, các ngân hàng thường quy định các giới hạn cho vay khác nhau dựa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặc nhu cầu vay hợp lý. Thông thường, cho vay cầm cố có giới hạn cao nhất, chẳng hạn như nếu khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm, trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi có thể được cấp một hạn mức bằng 100% giá trị tài sản cầm cố. Để có thể xác định được giới hạn cho vay dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng, các ngân hàng cần phải định giá chính xác tài sản đó. Nếu định giá quá thấp sẽ làm giảm số tiền vay của khách hàng, nếu định giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Cuối cùng, ngân hàng sẽ so sánh nhu cầu vay hợp lý (Nhu cầu vay hợp lý của khách hàng = nhu cầu vốn hợp lý - vốn tự có của khách hàng - vốn khách hàng vay mượn từ nguồn khác) và giới hạn cho vay, từ đó xác định số tiền cho vay. Nếu nhu cầu vay hợp lý > giới hạn cho vay thì ngân hàng sẽ cho khách hàng vay theo giới hạn cho vay, nếu nhu cầu vay hợp lý < giới hạn cho vay thì ngân hàng sẽ cho khách hàng vay số tiền theo nhu cầu vay hợp lý của khách hàng. Như vậy, sẽ vừa thoả mãn nhu cầu vay của khách hàng vừa để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

1.2.1.2. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân

Đối với KHCN, NHTM có 2 nhóm hình thức cho vay đó là cho vay hỗ trợ tiêu dùng và cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

- Cho vay hỗ trợ khách hàng cá nhân tiêu dùng

Nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của KHCN, khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào các mục đích không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiền vay, vì vậy cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau:

Lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn khoản cho vay khác của ngân hàng. Điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng đều có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh tế phát triển cao và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái. Mặt khác, người tiêu dùng thường ít nhạy cảm so với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng (HĐTD).

Cho vay tiêu dùng thường có tài sản đảm bảo, do người vay không sử dụng tiền vào các hoạt động kinh doanh nên việc trả nợ phụ thuộc vào các nguồn thu nhập khác của khách hàng. Sự kiểm soát các nguồn thu này của ngân hàng nhiều khi khó khăn hơn. Để hạn chế bớt các rủi ro, trong hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng, ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo.

+ Nhóm hình thức cho vay tiêu dùng ngắn hạn:

Cho vay theo hình thức cầm cố: Là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền và giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng cầm cố.

Điều kiện của tài sản cầm cố:

Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cố được ngân hàng quy định cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của ngân hàng cho vay. Nhìn chung, tài sản cầm cố là động sản có giá trị mua bán trao đổi và phải thuộc sở hữu hợp pháp của người vay hoặc nếu không phải có giấy ủy quyền hợp pháp của những người sở hữu cho khách hàng mang đi cầm cố, ủy quyền cho ngân hàng xử lý tài sản khi khách hàng vi phạm hợp đồng cầm cố.

Thời hạn và mức cho vay:

Đối với giấy tờ có giá, thời hạn cầm cố phải ngắn hơn thời hạn lưu hành còn lại của giấy tờ một khoảng thời gian nhất định. Mức cho vay tối đa của ngân hàng thường được tính trên giá trị đáo hạn, cụ thể:

Mcv = Gđh x (1-Tlh x Lcv) Trong đó:

Mcv: Mức cho vay tối đa

Gđh: Giá trị đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá Tlh: Thời gian lưu hành còn lại của giấy tờ có giá Lcv: Lãi suất cho vay

Với các loại tài sản khác, thời hạn cho vay được quy định cụ thể căn cứ theo loại, tính chất, điều kiện bảo quản của tài sản và thường tương đối ngắn (thường tối đa là 12 tháng). Mức cho vay xác định căn cứ vào giá trị, khả năng bán,…nhưng tối đa không quá 18 % giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm cầm cố.

Hình thức cho vay đảm bảo bằng lương: Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng chi tiêu trên cơ sở thế chấp bằng lương. Nó chủ yếu được áp dụng cho các khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ngoài việc đủ trang tải các chi tiêu thường xuyên còn đủ tích lũy để trả nợ vay (như: Công chức, viên chức,….) thuộc các đơn vị, tổ chức được ngân hàng cho phép.

Trong việc xét duyệt cho vay, ngân hàng cần có một bảng kê khai các khoản thu nhập về lương và thu nhập khác (có xác nhận của đơn vị trả lương) cũng như tiêu thường xuyên của người vay. Số tiền cho vay được quyết định trên nhu cầu vay

(có mục đích sử dụng rõ ràng), thu nhập ròng thường xuyên của khách hàng, mức cho vay tối đa của ngân hàng.

+ Nhóm hình thức cho vay tiêu dùng trung - dài hạn:

Nhằm giúp người tiêu dùng có nguồn tài chính lớn để trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại, gồm: Cho vay mua nhà ở và hoặc đất ở; Cho vay xây dựng/sửa chữa nhà ở; Cho vay mua ôtô; và cho vay tiêu dùng khác.

Đối với nhóm hình thức này, ngân hàng có thể cho vay đơn lẻ khách hàng dựa trên uy tín, năng lực tài chính của khách hàng vay để phục vụ nhu cầu của từng khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng thường ký kết các hợp đồng liên kết với các nhà phân phối các dự án bất động sản, phân phối xe ôtô để cho vay. Việc cho vay đối với những trường hợp liên kết này, ngân hàng sẽ dễ dàng quản lý được nguồn tiền của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay bằng việc chuyển trả trực tiếp cho nhà phân phối.

Biện pháp đảm bảo tiền vay:

Trong trường hợp vay để mua nhà ở, mua đất ở, mua ôtô, thông thường ngân hàng sẽ nhận đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác nếu khách hàng và ngân hàng đồng ý.

Thời hạn cho vay và mức cho vay:

Do đây là các tài sản có giá trị lớn, nên trong một khoảng thời gian ngắn khách hàng sẽ không thể có đủ khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng. Vì thế, thời gian cho vay thường kéo dài, cụ thể: Cho vay mua nhà ở gắn liền đất ở tối đa: 25 năm; Cho vay mua nhà ở hoặc đất ở tối đa 20 năm; Cho vay xây dựng/sửa chữa nhà ở tối đa 10 năm; Cho vay mua ôtô tôi đa 5 năm.

Mức cho vay tối đa dựa trên tài sản đảm bảo và khả năng tài chính của khách hàng nhưng không quá 80% tổng nhu cầu vốn.

Ngoài các hình thức cho vay trên, tùy vào mục đích sử dụng vốn ngân hàng sẽ xem xét cho vay tiêu dùng khác hoặc cho vay đảm bảo bằng lương với thời gian trung – dài hạn khi khách hàng có nhu cầu.

- Cho vay khách hàng cá nhân nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh.

Là các khoản cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ ở từng hộ gia đình, cá nhân vay để buôn bán,… Đặc điểm của các khoản cho vay này là thời hạn vay ngắn phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh, qui mô khoản vay tuỳ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng, rủi ro của khoản cho vay này rất cao, và có khả năng xảy ra rủi ro đạo đức. Tuy nhiêu nếu ngân hàng quản lý thường xuyên hoạt động kinh doanh của khách hàng thì rủi ro sẽ hạn chế.

1.2.1.3.Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Thực tế cho thấy việc đánh giá một khoản cho vay KHCN là không hề đơn giản, điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thông tin về khách hàng là không đầy đủ, khách hàng thường có hiện tượng che giấu tình trạng tài chính, sức khỏe của họ… Thêm vào đó, các cá nhân và hộ gia đình không dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính. Thực tế cho thấy, tỷ lệ các khoản cho vay KHCN không được thanh toán thường gấp nhiều lần so với tỷ lệ các khoản cho vay đối với doanh nghiệp hay tổ chức tài chính khác không được thanh toán. Một đặc điểm chính giúp ngân hàng giảm bớt thua lỗ từ các khoản cho vay này là giá trị của chúng thường nhỏ và được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp dễ bán trên thị trường. Các cán bộ tín dụng đã tổng kết rằng trong hầu hết các loại cho vay, cho vay KHCN có số lượng không được thanh toán lớn nhất, điều này làm tăng các khoản nợ có vấn đề của các ngân hàng thương mại do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Quy trình cho vay được các cán bộ tín dụng áp dụng giúp cho quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của KHCN.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ đến gặp nhân viên của ngân hàng và ghi những thông tin cần thiết vào hồ sơ xin vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cho vay đầy đủ và đúng quy định theo mẫu của ngân hàng bao gồm: đơn xin vay vốn, phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ, danh mục các tài sản cầm cố, thế chấp và giấy tờ liên quan, các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (nếu có), hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ liên quan khác.

Bước 2: Thẩm định tín dụng. Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho

vay KHCN, quyết định chất lượng của món vay, thường bao gồm các nội dung sau: Thẩm định tư cách đạo đức và mục đích vay của khách hàng: Cán bộ tín dụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng. Nếu một khách hàng muốn vay từ ngân hàng, họ phải trả lời đầy đủ những câu hỏi của cán bộ tín dụng về lý do xin vay hay nhu cầu tín dụng xuất phát từ đâu. Cuộc trò chuyện giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất quan trọng bởi vì qua đó cán bộ tín dụng có điều kiện để nhận biết

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)