Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 50)

Được thành lập từ tháng 10/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng nhà nước Nghệ Tĩnh, quá trình xây dựng và phát triển của NHTMCP Công thương Chi nhánh Nghệ An có thể được khái quát qua 4 giai đoạn như sau:

- Từ tháng 7/1988 đến tháng 10 năm 1991: theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng công thương Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng nhà nước Nghệ Tĩnh, đặt Hội sở chính tại Thành phố Vinh và 2 Chi nhánh trực thuộc là: CN ngân hàng Công thương Bến Thuỷ và CN ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. Trong giai đoạn này, CN ngân hàng Công thương Nghệ Tĩnh là đơn vị đầu mối hoạt động trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam, một mặt thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, mặt khác chỉ đạo 2 đơn vị cơ sở.

- Từ tháng 10/1991 đến 1994: Việc chia tách tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh làm CN ngân hàng Công thương Nghệ Tĩnh có tên gọi mới là CN ngân hàng Công thương Nghệ An và chỉ còn lại một đơn vị trực thuộc là CN ngân hàng Công thương Bến Thuỷ, CN ngân hàng Công thương Hà Tĩnh được chuyển giao cho Chi nhánh NHNN&PTNT Hà Tĩnh. Trong giai đoạn này, thực hiện theo Pháp lệnh Ngân hàng, CN ngân hàng Công thương Nghệ An thực sự đi vào hoạt động kinh doanh tiền tệ của một chi nhánh NHTM với cơ chế lấy thu bù chi và hạch toán độc lập.

- Từ 1995 đến hết năm 2005, cùng với sự thay đổi mạng lưới của ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty nhà nước và chỉ thực hiện Ngân hàng 2 cấp, CN ngân hàng Công thương Nghệ An được tách thành 2 Chi nhánh phụ thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam: CN ngân hàng Công thương Nghệ An và CN ngân hàng Công thương Bến Thuỷ. Trong giai đoạn này có 3 đặc điểm chính trong điều hành bộ máy hoạt động, đó là:

- Từ năm 1995-1996: là giai đoạn phát triển hoạt động kinh doanh, theo đó bộ máy hoạt động cũng được mở rộng bao gồm: 17 phòng, ban và đơn vị trực thuộc (8 Phòng giao dịch, 1 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, 1 khách sạn Ngân hà và 7 phòng nghiệp vụ). Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này là đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển các thành phần kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế quốc doanh.

- Từ năm 1997 - 2000: Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là kiện toàn, xắp xếp lại bộ máy hoạt động, từ 17 phòng, ban, đơn vị trực thuộc còn lại 11 phòng, ban và đơn vị trực thuộc. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là thực hiện công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của NHNN, giải quyết những tồn tại và tăng trưởng đầu tư tín dụng với phương châm “ổn định, an toàn và hiệu quả”. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh của CN ngân hàng Công thương Nghệ An.

- Từ năm 2001- 2005: Thực hiện chủ trương mở rộng mạng lưới giao dịch, tháng 10/2001 CN ngân hàng Công thương cấp 2 Bắc Nghệ An đựợc thành lập trực thuộc CN ngân hàng Công thương Nghệ An, tháng 1/2006 phòng giao dịch Cửa Lò đựợc nâng cấp lên Chi nhánh cấp 2 trực thuộc CN ngân hàng Công thương Nghệ An

- Từ năm 2006 đến nay: Thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình tổ chức và triển khai chương trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam (INCAS), CN Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An và CN Ngân hàng Công thương Cửa Lò được tách và nâng cấp trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam. Tháng 7/2009, theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh, toàn hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTM nhà nước sang mô hình NHTM cổ phần theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009. Theo đó, Ngân hàng Công thương Nghệ an được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An (Vietinbank Nghệ An).

Những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2008 - 2010 được đánh giá là vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, do đó, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, Vietinbank - Chi nhánh Nghệ Anđã đạt được những kết quả và thành công to lớn, mạng lưới phát triển mạnh, các chỉ tiêu kinh doanh chủ chốt đều đạt và vượt kế hoạch được giao, chất lượng hoạt động được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm. Vietinbank - Chi nhánh Nghệ Anđang ngày càng phát triển ổn định và tiếp tục khẳng định vị thế của một chi nhánh NHTM lớn trên địa bàn, đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà cũng như sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)