0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thuận lợi:

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ MỘT CỬA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 74 -74 )

Thứ nhất, các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” nhận được sự ủng hộ

mạnh mẽ từ phía Chính phủ. Tuy việc đơn vị thực hiện có thể là đơn vị hành chính hoặc các doanh nghiệp kinh doanh nhưng xét về bản chất, việc thực hiện “dịch vụ một cửa” là hành động đem lại sự hài lòng cho nhà ĐTNN, góp phần thúc đẩy FDI gia tăng, và đem lại một hình ảnh đẹp về đất nước. Không chỉ vậy, nó còn là động lực để tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, chuẩn hóa các quá trình làm việc theo hướng hiện đại và hiệu quả. Chính vì vậy Chính phủ rất ủng hộ thực hiện loại hình này.

Đối với các cơ quan hành chính, công cuộc cải cách thủ tục hành chính là một trong những minh chứng hàng đầu cho sự ủng hộ từ chính phủ, dù đó không phải là chỉ dành riêng cho lĩnh vực ĐTNN. Chính phủ cũng luôn khuyến khích các đơn vị hành chính thực hiện dịch vụ một cửa, một dấu để hỗ trợ nhà đầu tư. Đối với các công ty, khi thực hiện “dịch vụ một cửa” họ cũng nhận được sự hậu thuẫn và ủng hộ của BQL khu công nghiệp hoặc chính

quyền địa phương. Như vậy là, bất cứ một đơn vị nào muốn thực hiện dịch vụ này thì đều nhận được sự ủng hộ từ các bộ ngành và đơn vị có liên quan. Đây chính là thuận lợi lớn nhất cho việc tiến hành “dịch vụ một cửa” tại nước ta.

Thứ hai, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam nhìn chung vẫn gia tăng qua

các năm, với số các dự án cũng không ngừng tăng lên như số liệu tại bảng 3.1 dưới đây. Số dự án FDI đã tăng gấp 3 lần, từ 555 dự án năm 2001 lên 1.544 dự án năm 2007. Số dự án có giảm đi năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng vẫn ở mức cao là 1.171 dự án. Tổng số vốn đăng kí cũng tăng gần 7 lần, từ 3.142,8 triệu USD năm 2001 lên 21.347,8 triệu USD năm 2007. Và mặc dù số dự án năm 2008 có giảm đi, nhưng tổng số vốn đăng kí lại tăng đột biến lên 64.011 triệu USD. Trong đó ngành công nghiệp chế biến thu hút được nhiều dự án nhất là 455 dự án với tổng số vốn 28.902 triệu USD; các hoạt liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn đứng thứ 2 với 447 dự án và tổng số vốn là 23.703 triệu USD.

Bảng 3.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam 2001-2008

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Có thể thấy rằng với số lượng nhà ĐTNN nhiều thì lượng khách hàng tiềm năng của các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” cũng sẽ nhiều hơn. Như vậy các đơn vị sẽ dễ đảm bảo được hiệu quả tài chính đối với các đơn vị có thu cũng như hiệu quả kinh tế đối với các đơn vị không có thu.

Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) 2001 555 3.142,8 2002 808 2.998,8 2003 791 3.191,2 2004 811 4.547,6 2005 970 6.839,8 2006 987 12.004,0 2007 1.544 21.347,8 2008 1.171 64.011,0

Thứ ba, Việt Nam là nước đi sau các nước đang phát triển khác trên thế

giới và đặc biệt là trong khu vực Châu Á, vì vậy có điều kiện để học tập kinh nghiệm. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” trên thế giới hiện nay khá đa dạng, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có cách thực hiện khác nhau tùy theo tình hình mỗi nơi. Các nước trong khu vực Châu Á có thể có nhiều nét tương đồng với nhau, và là những mô hình mà các đơn vị tại Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm và học tập. Bản chất của “dịch vụ một cửa” thực ra rất đơn giản, nhưng cách thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả lại là một vấn đề khác. Vì vậy việc học hỏi kinh nghiệm của các nước và áp dụng tại đơn vị mình là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ MỘT CỬA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 74 -74 )

×