Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Một phần của tài liệu Dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

2.2.2.1. Giới thiệu về đơn vị

Trên cơ sở kết quả của Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc với sự trợ giúp của Chính phủ Nhật Bản, ngày 12 tháng 10 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ban hành Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Khu Công nghệ cao Hoà Lạc - một trong những dự án ưu tiên đầu tư hàng đầu của Chính phủ Việt Nam nằm tại Huyện Thạch Thất, Tỉnh Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội.

Khu Công nghệ cao Hoà Lạc cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây, cách sân bay quốc tế Nội Bài 47 km và cảng Hải phòng trên 100 km, gần các cơ sở mới của rất nhiều trường Đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, vv.. Chính phủ Việt Nam cũng đã quyết định nâng cấp đường cao tốc Láng – Hoà Lạc nối Hà Nội với Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Sau khi được hoàn thành, Láng – Hoà Lạc sẽ trở thành một trong những con đường cao tốc hiện đại nhất ở Việt Nam nối Hoà Lạc với Hà Nội với thời gian từ Hà Nội đến

Hoà Lạc còn khoảng 15 phút. Dọc theo đường cao tốc này là một chuỗi các dự án trọng điểm của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược tổng thể Phát triển Không gian Hà nội về phía Tây như Khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, Cơ sở mới của Đại học Quốc gia Hà Nội, Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, các khu công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, Nhà máy cung cấp nước sạch Vinaconex, các khu dân cư và vui chơi giải trí mới, vv...

Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng theo mô hình một thành phối khoa học và công nghệ, là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên chú trọng phát triển là công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới ... và một số công nghệ đặc biệt khác.

Với tổng diện tích 1.586 ha, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích. Chính phủ Nhật Bản, thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), đã giúp cập nhật Quy hoạch tổng thể của Khu, theo đó trong Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ có những khu chức năng chính: Khu phần mềm, Khu Nghiên cứu và triển khai(R&D), Khu Công nghiệp công nghệ cao , Khu Giáo dục và đào tạo , Khu Trung tâm thành phố công nghệ cao , Khu Dịch vụ tổng hợp, Khu Nhà ở kết hợp văn phòng, Khu Chung cư và biệt thự, Khu tiện ích, Khu Giải trí và thể dục thể thao. Bên cạnh việc cập nhật quy hoạch chung, JICA còn hỗ trợ thực hiện Nghiên cứu khả thi KCNC Hòa Lạc và đang tiến hành cho vay vốn

ODA để phát triển hạ tầng của khu. Ngoài ra, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đang tiếp tục hỗ trợ KCNC Hòa Lạc trong các hoạt động xúc tiến đầu tư. Với rất nhiều hoạt động , KCNC Hòa Lạc đã trở thành một trong những biểu tượng cho sự hợp tác Việt Nam – Nhật Bản.

Trong KCNC Hòa Lạc hiện có 21 dự án đã được cấp GCNĐT, trong đó có 5 dự án sản xuất nằm trong khu công nghiệp công nghệ cao, phần còn lại là các dự án thuộc khu R&D và các khu chức năng khác.

2.2.2.2. Thực tiễn tiến hành

a). Đối với các thủ tục hành chính:

Ngay từ khi mới được thành lập, KCNC Hòa Lạc đã có một BQL riêng của khu. BQL KCNC Hòa Lạc là một đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Được thành lập theo Quyết định số 10/2000/QĐ-TTg ngày 18/01/200 của Thủ tướng Chính phủ, BQL KCNC Hòa Lạc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng, dịch vụ, kinh doanh và các hoạt động khác trong Khu Công nghệ cao Hoà Lạc theo quy định của pháp luật. Ngày 27/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 98/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL KCNC Hòa Lạc, theo đó BQL KCNC Hòa Lạc được nâng cấp thành Tổng cục và có thêm nhều thẩm quyền để đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của KCNC Hòa Lạc.

Theo Điều 2, quyết định số 98 QĐ-TTg, BQL KCNC Hòa Lạc có một số quyền hạn liên quan đến việc trực tiếp thực hiện cho NĐT một số thủ tục hành chính như sau:

Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép và chứng chỉ sau đây:

- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Giấy phép xây dựng công trình;

- Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong Khu Công nghệ cao; sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong Khu Công nghệ cao;

- Chứng chỉ xuất xứ hàng hóa;

- Các giấy phép, chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra BQL KCNC còn được ban hành một số văn bản hướng dẫn khác theo quy định. Như vậy với một số thủ tục hành chính trong quá trình trước và sau khi tiến hành đầu tư, BQL là đầu mối một cửa thực hiện cho NĐT.

b). Đối với các dịch vụ hỗ trợ khác cho nhà đầu tư:

Công ty phát triển khu:

Có thể thấy rằng đối với KCNC Hòa Lạc, nhà cung cấp “dịch vụ một cửa” sẽ là một công ty phát triển khu như mô hình của VSIP. Tuy nhiên khác với VSIP, KCNC Hòa Lạc chưa có một công ty phát triển khu với đầy đủ nhiệm vụ và chức năng cần thiết. Theo chỉ thị của Thủ tướng, việc phát triển khu được giao cho hai tên tuổi lớn tại Việt Nam là Công ty cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT (FPT) và Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

Được thành lập ngày 27/09/1988, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), tiền thân là Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài, có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Nga, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, Iraq. Tại thời điểm thành lập, VINACONEX chỉ có hai chiếc xe tải cũ và trụ sở đi mượn

của một đơn vị ban. Năm 1990 do xảy ra chiến tranh vùng Vịnh và sự kiện các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã, theo chỉ đạo của Đảng và Chính Phủ, VINACONEX đã nhanh chóng tổ chức rút tất cả lực lượng gồm trên 13.000 CBCN từ nhiều nước về Việt Nam và lực lượng này đã trở thành một sức ép to lớn cho Ngành Xây dựng và VINACONEX do thiếu công ăn việc làm. Ngày 20/11/1995, thừa Uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xâu dựng đã có quyết định số 992/BXD-TCLĐ về việc thành lập lại Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) theo mô hình Tổng Công ty 90 với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động rộng hơn. Theo Quyết định này, Tổng Công ty được Bộ xây dựng cho phép tiếp nhận một số công ty xây dựng trực thuộc Bộ về trực thuộc Tổng Công ty. Hiện nay VINACONEX đã trở thành một trong những Tổng Công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng với chức năng chính là Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường…, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án điện, nước… Vinaconex hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước với đội ngũ hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm.

Vinaconex đã được giao trách nhiệm là công ty phát triển hạ tầng cho KCNC Hòa Lạc từ khá lâu. Mặc dù vậy, trên thực tế Vinaconex chỉ hoạt động như một đơn vị cho thuê đất mà chưa có phương phướng hoàn thiện chu trình

hỗ trợ nhà đầu tư. Hiện nay cơ cấu tổ chức của Vinaconex với các hoạt động trong KCNC Hòa Lạc cũng chưa được làm rõ.

Trong khi đó, FPT tỏ ra năng động hơn với việc thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển KCNC Hòa Lạc FPT (FHL). Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc FPT được thành lập với mục tiêu đầu tư, phát triển và xây dựng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc trở thành một thành phố khoa học công nghệ với nhiều phân khu chức năng, có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công nghệ cao.

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ là nơi thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và Việt Nam trong hoạt động sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc FPT là chủ đầu tư Khu Công nghiệp Công nghệ cao với diện tích gần 300 ha; Đại học FPT với diện tích 30 ha, Khu Phần mềm với diện tích 65 ha,... tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Tuy nhiên, với việc chưa phân định rõ cơ chế và hoạt động, công ty này hoạt động khá cầm chừng. Đến giữa năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, FHL đã được sáp nhập lại với Công ty Cổ phần Bất động sản FPT (F-Land). Như vậy tính đến thời điểm này, tại KCNC Hòa Lạc đã có 2 công ty phát triển hạ tầng, nhưng hoạt động của các công ty này chưa có hệ thống và đi vào quy trình hoàn thiện.

Các dịch vụ hỗ trợ khác:

Bên cạnh các hoạt động trên, tại KCNC Hòa Lạc hiện nay đã có Đội thủ tục Hải quan Hòa Lạc, trực thuộc Chi cục Hải quan Hà Tây. Với việc thành lập văn phòng hải quan tại khu, KCNC Hòa Lạc đang chuẩn bị để có thể cung cấp cho các NĐT thủ tục hải quan tại chỗ một cách tiện lợi nhất.

Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại KCNC Hòa Lạc đã có ý tưởng hình thành từ khá lâu, và theo đề xuất của các chuyên gia của JICA, JETRO, mô hình “dịch vụ một cửa” tại KCNC Hòa Lạc có thể được thực hiện như mô tả trong hình 2.4 dưới đây. Các dịch vụ này do BQL hoặc công ty phát triển đảm nhiệm và thuộc các giai đoạn khác nhau trong quá trình đầu tư.

Nguồn: Nghiên cứu khả thi Khu CNC Hòa Lạc tại nước CHXHCN Việt Nam, Đoàn nghiên cứu JICA

Có thể thấy rằng đối với KCNC Hòa Lạc, nhà cung cấp “dịch vụ một cửa” sẽ là một công ty phát triển khu như mô hình của VSIP đã nêu tại phần 2.2.1. Tuy nhiên khác với VSIP, KCNC Hòa Lạc chưa có một công ty phát triển khu với đầy đủ nhiệm vụ và chức năng cần thiết.

Để có thể đánh giá được nhu cầu của nhà đầu tư đối với “dịch vụ một cửa”, một cuộc điều tra sử dụng bảng câu hỏi (xem phụ lục I) đã được tiến hành với các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng của KCNC Hòa Lạc và đã cho thấy 100% các nhà đầu tư đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ “dịch vụ một cửa” của BQL với một số nội dung được tóm tắt trong bảng 2.2 dưới đây.

Với việc được phân thêm nhiều chức năng và quyền hạn, BQL KCNC Hòa Lạc đang nghiên cứu để đề ra một mô hình thực hiện “dịch vụ một cửa” tốt nhất đem lại sự hài lòng cho các nhà đầu tư.

Nhà cung cấp dịch vụ một cửa

BQL khu CNC Hòa Lạc

VINACONEX

Công ty cấp điện

VNPT, Viettel, & và các nhà cung cấp khác

URENCO

Công ty tư vấn chuyên nghiệp Các tổ chức giáo dục Công ty phát triển

Nhà đầu tư/Thuê đất

Bảng 2.2: Đề xuất về dịch vụ một cƣ̉a tại KCNC Hòa Lạc do các công ty phát triển khu cung cấp

Các giai đoạn đối với nhà đầu tư/nhà thuê đất

Tiền đầu tư Đầu tư Vận hành 1 Trợ giúp việc xin giấy phép đầu tư BQL khu CNC

Hòa Lạc.

X 2 Hỗ trợ ký kết hợp đồng sử dụng các công trình tiện

ích và các dịch vụ

X 3 Giới thiệu các công ty tư vấn luật chuyên nghiệp ,

các luật sư , kế toán bất cứ khi nào các nhà đầu tư/nhà thuê đất cần.

X X X

4 Tiến hành các hành động cần thiết để yêu cầu các tổ chức chịu trách nhiệm giải quyết những kiến nghị từ phía nhà đầu tư/nhà thuế đất.

X

5 Gửi các thông báo của các tổ chức liên quan cho các nhà thuê đất/nhà đầu tư như báo mất điện

X 6 Giới thiệu lao động cho các nhà thuê đất /nhà đầu tư

bất cư khi nào họ cần

X X

7 Tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các nhà thuê đất/nhà đầu tư, BQL khu CNC Hòa Lạ c và các tổ chức liên quan để giải quyết các vấn đề chung cho mỗi nhà đầu tư /nhà thuê đất , như giải đáp các văn bản luật mới , khó khăn trong vấn đề lao động hoặc các thay đổi trong quy định về thuế

X

Nguồn: Nghiên cứu khả thi Khu CNC Hòa Lạc tại nước CHXHCN Việt Nam, Đoàn nghiên cứu JICA

Một phần của tài liệu Dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)