2.2.3.1. Giới thiệu về đơn vị
Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh được thành lập tháng 2 năm 2002 với tổng diện tích 913 ha, nằm cách trung tâm thành phố 15 km. KCNC TP
HCM nằm ở giữa 43 khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, sát Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Đây là là lợi thế rất lớn cho KCNC TP Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển về phương diện các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như nguồn cung cấp nhân lực.
Hiện nay, KCNC TP HCM đang tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao trong 4 lĩnh vực: công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác; công nghệ sinh học áp dụng cho y tế, dược phẩm và môi trường; công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và năng lượng. Khu CNC TP HCM được kỳ vọng sẽ là cái nôi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển CNC và là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu và sản xuất CNC.
Sau bảy năm hoạt động và định hình, KCNC TP HCM đã thu hút 38 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 1,729 tỷ USD. Trong đó 17 dự án về vi điện tử và công nghệ thông tin, sáu dự án lĩnh vực tự động, bảy dự án về dịch vụ công nghệ cao, hai dự án đào tạo. KCNC TP HCM có 13 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, 14 dự án đang xây dựng, và một số dự án khác đang triển khai. Trong số các DN đang hoạt động tại KCNC TP HCM có một số tập đoàn có tiếng trên thế giới như Intel, Jabil Circuit của Mỹ, Sonion của Ðan Mạch, Nidec của Nhật Bản... Dự án lớn nhất tại đây là dự án của Intel với vốn đầu tư 1 tỷ USD cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chipset, chiếm gần 60% tổng vốn đăng ký đầu tư hiện nay tại khu.
TPHCM đã chọn KCNC là một trong 5 chương trình trọng điểm mang tính đòn bẩy cho kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2006 - 2010. Đây là chương trình hành động cụ thể cho giai đoạn định hình và tăng tốc phát triển của KCNC trong tiến trình hội nhập kinh tế, nhất là trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng CNC với mức độ cạnh tranh quyết liệt.
Với mục tiêu phát triển ngành công nghệ cao của nước nhà, KCNC TP HCM đặt mối quan tâm hàng đầu vào Trung tâm nghiên cứu và triển khai (R&D). Trung tâm này được thành lập năm 2004 với mục đích làm đầu mối hợp tác liên kết tìm ra thị trường kinh doanh các kết quả R&D, các ứng dụng công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức sản xuất sản phẩm công nghệ cao ở dạng thử nghiệm, quy mô nhỏ để thăm dò thị trường và chuyển giao cho các doanh nghiệp thực hiện. Bên cạnh đó, Trung tâm R&D còn tiến hành các hợp tác liên kết nghiên cứu khoa học công nghệ với các doanh nghiệp, nhất là các đầu mối ở nước ngoài nhằm theo kịp bước tiến và những nhu cầu mới của thị trường thế giới. Ðối với chức năng đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao, Trung tâm R&D tham gia đào tạo đội ngũ chuyên viên khoa học và công nghệ qua thực tiễn triển khai nhằm phục vụ cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất của các ngành công nghệ cao, phục vụ cho ứng dụng ươm tạo, chuyển giao công nghệ. Quan trọng hơn là thu hút, tập hợp lực lượng cán bộ chuyên viên khoa học trong nước và nước ngoài bằng các phương thức thích hợp để nghiên cứu và triển khai các chương trình, dự án, đề tài khoa học và công nghệ theo nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, ngoài những thành quả đã đạt được, KCNC vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới như: hiện nay KCNC chưa đáp ứng kịp thời, đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho nhà đầu tư, trong đó nổi lên nguyên nhân chính là việc thu hồi đất chậm và phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho giai đoạn 1; thiếu nguồn nhân lực cho dự án có tầm quốc gia, nhất là nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi trong quản lý, điều hành các dự án xây dựng và nguồn nhân lực CNC cho sản xuất công nghiệp CNC. Ngoài ra, KCNC chưa có cơ chế, chính sách đặc thù cho một Khu kinh tế - kỹ thuật đặc biệt như KCNC, nơi có tầm vóc quốc gia và từ đó có thể tạo bước đột phá cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm nói chung.
Vì vậy, KCNC TP HCM đã đưa ra nhiều kế hoạch nhằm thu hút cao hơn nữa các dự án đầu tư. Trong đó, vấn đề tái định cư, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng là điều kiện cấp bách để giao đất cho nhà đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng; việc đẩy mạnh phát triển hệ thống các loại hình dịch vụ từ phổ thông đến cao cấp cũng được Ban quản lý KCNC TP HCM rất chú trọng, việc này sẽ tạo ra chất lượng của môi trường đầu tư, nhằm phục vụ cho các dự án sản xuất công nghiệp CNC.
Việc thu hút nguồn nhân lực CNC chính là thách thức mang tính quyết định để đạt được mục tiêu cuối cùng của KCNC TP.HCM, trong đó nguồn nhân lực cần và có thể bổ sung nhanh được thì lực lượng trí thức, các nhà khoa học kiều bào đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của KCNC, đặc biệt là mối quan hệ được hình thành với các tập đoàn, công ty sở hữu công nghệ nguồn. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” cũng là một trong những công cụ XTĐT mà KCNC TP HCM đang sử dụng trong quá trình quảng bá hình ảnh của khu.
2.2.3.2. Thực tiễn tiến hành
Là một trong hai khu công nghệ cao của cả nước, được đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, KCNC TP HCM đã nhận được nhiều chính sách ưu đãi. Ngày 28/12/2007, Chủ tịch UBND TP HCM đã ký ban hành Quyết định số 5754/QĐ-UBND về việc ban hành một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định này đã nêu rõ về đối tượng và phạm vi áp dụng chính sách cũng như các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư, theo đó nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về giá giao đất - thuê đất trong Khu, về giá điện, nước, viễn thông, về cung ứng “dịch vụ một cửa” và một số ưu đãi khác. Đối với việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại KCNC TP HCM, văn bản này có nêu rõ:
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố có nhiệm vụ hỗ trợ miễn phí cho chủ đầu tư về thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục giao đất, cho thuê đất; giấy phép xây dựng; visa xuất nhập cảnh nhiều lần, gia hạn visa và một số hỗ trợ khác về thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao.”
Như vậy nhà đầu tư tại KCNC TP HCM sẽ được BQL cung cấp “dịch vụ một cửa” với các thủ tục hành chính như cấp GCNĐT, giấy phép xây dựng, thủ tục xuất nhập khẩu, v.v... Tuy nhiên nếu nhìn lại quy trình hoạt động của cả một dự án thì sẽ còn rất nhiều dịch vụ nhà đầu tư cần nhưng BQL, một cơ quản quản lý hành chính, lại không có chức năng thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, BQL KCNC TP HCM đã giao một phần trách nhiệm thực hiện “dịch vụ một cửa” cho Công ty TNHH Phát triển khu CNC TP HCM, một đơn vị do BQL đứng ra thành lập.
Hình 2.5: Quy trình tiếp xúc và thực hiện đầu tƣ tại KCNC TP HCM
Đối với các thủ tục / mục không quan hệ trực tiếp với Ban quản lý KCNC ghi ở trên, nhà đầu tư sẽ được giới thiệu dịch vụ một cửa
Nguồn: BQL KCNC TP HCM
Đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” được nêu tại quy trình trên là Công ty TNHH Phát triển khu CNC TP HCM, một đơn vị trực thuộc BQL KCNC TP HCM. Công ty này cũng thực hiện nhiều dịch vụ đa dạng để cung cấp cho
nhà đầu tư với mong muốn để hỗ trợ cho hoạt động của các DN trong khu. Tuy nhiên hoạt động của công ty này hiện nay vẫn chưa được đẩy mạnh, vì thế hiệu quả của việc thực hiện “dịch vụ một cửa” chưa nhiều. Một số nguyên nhân chính có thể kể ra như sau:
- KCNC TP HCM hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn về công tác XTĐT, đo đó chưa thu hút được nhiều nhà ĐTNN và số lượng DN hoạt động trong khu chưa nhiều;
- Các vấn đề về giải phóng mặt bằng và hạ tầng trong khu còn nhiều tồn tại, do đó nhà cung cấp “dịch vụ một cửa” rất khó xử lý các công việc có liên quan;
- Các vấn đề về cơ chế và chính sách vẫn còn những bất cập, nên hiệu quả của dịch vụ chưa cao.
2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam
Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam nhìn chung bước đầu đã có những kết quả tốt, có những đơn vị được nhà ĐTNN đánh giá rất cao. Tuy nhiên vì loại hình dịch vụ này còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam nên có nhiều vấn đề mà các đơn vị tiến hành cần phải lưu tâm. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam, qua phân tích tại một số đơn vị điển hình như trên, đã cho thấy một số ưu điểm và nhược điểm như sau.
2.3.1. Ưu điểm
- Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực hành chính, nhận được sự hẫu thuẫn tích cực từ phía Chính phủ và các bộ ngành.
- Các đơn vị tại Việt Nam đều tỏ rõ quyết tâm tiến hành “dịch vụ một cửa” như là một công cụ hỗ trợ nhà ĐTNN. Các đơn vị hành chính, ngoài việc
đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” cũng thể hiện quyết tâm hỗ trợ nhà đầu tư. Về phía các DN, do hầu hết đều là các công ty phát triển khu nên họ rất tích cực trong việc hỗ trợ nhà đầu tư.
- Trong số các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam, đã có những điển hình tỏ ra rất thành công như khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore.
2.3.2. Nhược điểm
- Hiệu quả hoạt động của các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” chưa cao, nhiều đơn vị thực chất chỉ mới nêu chủ chương nhưng không triển khai được vào thực tiễn;
- Việc phân cấp và ủy quyền quản lý hoạt động ĐTNN hiện nay còn chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng các đơn vị không thể xác định được chức năng quyền hạn của mình;
- Số lượng các đơn vị thực hiện không nhiều, hoạt động lại nhỏ lẻ, cầm chừng, chưa quy mô, bài bản;
- Các đơn vị có thu như các công ty phát triển thì có động lực tiến hành, ngược lại các đơn vị không có thu thì sẽ không có động lực, chỉ tập trung vào vấn đề cải cách hành chính theo hướng một cửa. Điều này dẫn đến việc thực hiện không thống nhất, không đồng bộ;
- Mặc dù đã có thực hiện “dịch vụ một cửa” với đầu mối hướng dẫn nhà đầu tư nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, các thủ tục tiến hành còn quá phức tạp, nhà ĐTNN không hiểu được hoặc khó khăn trong quá trình hoạt động.
- Bản thân các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” nhiều khi còn lúng túng, không hiểu rõ về các hoạt động mình cần tiến hành.
Qua phân tích về các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam, có thể thấy rằng tuy là một khái niệm còn khá mới mẻ, nhưng loại hình dịch vụ này đã được triển khai với tốc độ khá nhanh. Mặc dù vậy, hoạt động của các đơn vị này vẫn chưa thực sự hiệu quả để đáp ứng được mong đợi của các nhà ĐTNN.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỊCH VỤ MỘT CỬA TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc tiến hành “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam: Việt Nam:
Như đã phân tích cụ thể tại chương 2, việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam hiện đang được cung cấp bởi hai khối đơn vị là các cơ quan hành chính và các doanh nghiệp. Dù tính chất là khác nhau, nhưng tất cả những đơn vị này trong quá trình thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động ĐTNN đều có những thuận lợi và khó khăn như nhau.
3.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” nhận được sự ủng hộ
mạnh mẽ từ phía Chính phủ. Tuy việc đơn vị thực hiện có thể là đơn vị hành chính hoặc các doanh nghiệp kinh doanh nhưng xét về bản chất, việc thực hiện “dịch vụ một cửa” là hành động đem lại sự hài lòng cho nhà ĐTNN, góp phần thúc đẩy FDI gia tăng, và đem lại một hình ảnh đẹp về đất nước. Không chỉ vậy, nó còn là động lực để tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, chuẩn hóa các quá trình làm việc theo hướng hiện đại và hiệu quả. Chính vì vậy Chính phủ rất ủng hộ thực hiện loại hình này.
Đối với các cơ quan hành chính, công cuộc cải cách thủ tục hành chính là một trong những minh chứng hàng đầu cho sự ủng hộ từ chính phủ, dù đó không phải là chỉ dành riêng cho lĩnh vực ĐTNN. Chính phủ cũng luôn khuyến khích các đơn vị hành chính thực hiện dịch vụ một cửa, một dấu để hỗ trợ nhà đầu tư. Đối với các công ty, khi thực hiện “dịch vụ một cửa” họ cũng nhận được sự hậu thuẫn và ủng hộ của BQL khu công nghiệp hoặc chính
quyền địa phương. Như vậy là, bất cứ một đơn vị nào muốn thực hiện dịch vụ này thì đều nhận được sự ủng hộ từ các bộ ngành và đơn vị có liên quan. Đây chính là thuận lợi lớn nhất cho việc tiến hành “dịch vụ một cửa” tại nước ta.
Thứ hai, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam nhìn chung vẫn gia tăng qua
các năm, với số các dự án cũng không ngừng tăng lên như số liệu tại bảng 3.1 dưới đây. Số dự án FDI đã tăng gấp 3 lần, từ 555 dự án năm 2001 lên 1.544 dự án năm 2007. Số dự án có giảm đi năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng vẫn ở mức cao là 1.171 dự án. Tổng số vốn đăng kí cũng tăng gần 7 lần, từ 3.142,8 triệu USD năm 2001 lên 21.347,8 triệu USD năm 2007. Và mặc dù số dự án năm 2008 có giảm đi, nhưng tổng số vốn đăng kí lại tăng đột biến lên 64.011 triệu USD. Trong đó ngành công nghiệp chế biến thu hút được nhiều dự án nhất là 455 dự án với tổng số vốn 28.902 triệu USD; các hoạt liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn đứng thứ 2 với 447 dự án và tổng số vốn là 23.703 triệu USD.
Bảng 3.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam 2001-2008
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Có thể thấy rằng với số lượng nhà ĐTNN nhiều thì lượng khách hàng tiềm năng của các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” cũng sẽ nhiều hơn. Như vậy các đơn vị sẽ dễ đảm bảo được hiệu quả tài chính đối với các đơn vị có thu cũng như hiệu quả kinh tế đối với các đơn vị không có thu.
Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) 2001 555 3.142,8 2002 808 2.998,8 2003 791 3.191,2 2004 811 4.547,6 2005 970 6.839,8 2006 987 12.004,0