Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), khởi đầu trên cơ sở ý tưởng hợp tác của Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore do Thủ Tướng
Võ Văn Kiệt đề xuất tới Thủ Tướng Singapore Goh Chok Tong. VSIP nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có một vị trí địa lý rất thuận lợi. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 17 km, gần cảng biển và sân bay Quốc tế, VSIP giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với hạ tầng cơ sở phát triển của thành phố, với dịch vụ chuyên nghiệp và những tiện ích khác. VSIP được xem như một trong những Khu Công Nghiệp kiểu mẫu tại Việt Nam với sự tham gia góp vốn đầu tư và chuyển giao kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp thị đầu tư của các tập đoàn có uy tín như Sembcorp Industries, Ascendas, United Overseas Land, KMP Group, Mitsubishi Corporation và Becamex (Việt Nam).
Khởi đầu với Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I) có diện tích 500 ha được thành lập vào năm 1996 tại tỉnh Bình Dương, qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, đến nay VSIP I đã cho thuê 100% diện tích đất, thu hút được 241dự án từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ước tính tổng vốn đầu tư thu hút vào VSIP I đạt khoảng 2.5 tỷ USD khi tất cả các dự án đi vào hoạt động. Khu công nghiệp VSIP đến nay đã tạo ra hơn 69.000 công việc làm cho người lao động và doanh số xuất khẩu tính đạt khoảng 3,8 tỷ USD.
Được công nhận là một trong những KCN hàng đầu của Việt Nam, VSIP mang đến cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh trong một môi trường sản xuất an toàn và hiệu quả.VSIP đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 là một minh chứng cho chính sách chất lượng mà VSIP luôn vươn tới. Nguồn điện của VSIP I được cung cấp từ nguồn điện Quốc gia và nhà máy điện của VSIP,có thể cung cấp được nguồn điện với công suất 141MW/ngày. Hệ thống cung cấp nước sạch sử dụng trong KCN đạt tiêu chuẩn quốc tế WHO, với công suất 12.000m3/ngày đêm.Tất cả lượng nước thải sẽ được xử lý tại nhà máy xử lý
của Khu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về môi trường. Nhà máy xử lý nước thải này được thiết kế với công suất 12.000m3/ngày, đủ khả năng xử lý hoàn toàn 100% lượng nước thải của Khu công nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc được trang bị đầy đủ, bưu điện nằm cạnh Khu công nghiệp với hệ thống kênh thuê bao hiện đại băng thông rộng, (tổng công suất 1.200 đường truyền cho IDD, fax, dây nội hạt và những đường dây cho thuê),đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của các nhà đầu tư. Được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hai Chính phủ, VSIP đã được phép thành lập riêng một Ban Quản lý để thực hiện công tác thẩm định,cấp phép và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nằm trong VSIP.
VSIP đã và đang thiết lập những dịch vụ tiện nghi thiết yếu ngay tại Khu công nghiệp như ngân hàng, bưu điện, khu giao nhận, trung tâm kho vận, trung tâm y tế, trung tâm thương mại, khu thể thao, và những khu vui chơi giải trí khác nhằm mang lại sự phục vụ tối ưu cho các nhà đầu tư. Công tác an ninh tại đây luôn được quan tâm, nhân viên giám sát tuần tra thường xuyên 24/24h, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, thông thoáng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi.
Việc đào tạo thợ, công nhân lành nghề cho các Doanh nghiệp trong VSIP được đảm nhận bởi Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Nam-Singapore (Vietnam Singapore Technical College-VSTC) là dự án được hỗ trợ bởi hai Chính phủ Việt Nam-Singapore và Khu Công Nghiệp VSIP. Đến nay, VSTC đã có đầy đủ cơ sở vật chất, chương trình, cán bộ giảng dạy,đào tạo kỹ thuật công nhân bậc 3/7, nhân viên kỹ thuật hệ cao đẳng với các ngành mũi nhọn như điện, điện tử, máy điện tử tự động CNC, bảo trì cơ khí, chế tạo máy,… với số học viên tốt nghiệp khoảng trên 1.500 học viên /năm, góp phần cung cấp số lượng lớn đội ngũ công nhân có tay nghề cao cho hầu hết các nhà máy trong KCN VSIP cũng như các KCN khác trong tỉnh Bình Dương.
Nối tiếp thành công của VSIP I, VSIP II đã được khởi công với diện tích 345 ha nằm trong khu Liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Đô thị tỉnh Bình Dương (4.200ha), cách VSIP I khoảng 17 km về phía Bắc. Mặc dù chưa đầy 2 năm kể từ khi chính thức công bố, VSIP II đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đã cho thuê 97% diện tích đất, thu hút 116 dự án đầu tư từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng vốn đăng ký đầu tư đến nay ước khoảng 1 tỷ USD và đã thu hút được hàng ngàn lao động đến làm việc. Với sự phát triển rất thành công và nhu cầu thuê đất rất lớn của các nhà đầu tư, VSIP II mở rộng ( VSIP Bình Dương Township& Industrial Park) được hình thành với tổng diện tích đất lên tới 1.700 ha, 700 ha dành phát triển khu đô thị, 1.000 ha phát triển khu công nghiệp.[ 3] Bảng 2.3 dưới đây cho thấy số lượng nhà đầu tư tại VSIP I và II phân theo từng lãnh thổ. Nhật Bản vẫn là nước có số lượng nhà đầu tư lớn nhất của VSIP, tiếp theo đó là quốc gia Châu Á khác như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...
Hình 2.3 Số lƣợng nhà đầu tƣ tại VSIP I và VSIP II phân theo lãnh thổ
Số NĐT phân theo lãnh thổ tại VSIP I
Hàn Quốc 17 7% Singapore 39 15% Hoa kỳ 16 7% Đài loan 35 15% EU 21 9% Châu Á khác 9 4% Việt Nam 30 13% Hong kong 9 4% Malaysia 11 5% Nhật Bản 53 21%
Số lƣợng NĐT phân theo lãnh thổ tai VSIP II
Hàn Quốc 9 8% Singapore 12 10%Hoa kỳ 6 5% Đài loan 22 19% EU 3 3% Châu Á khác 12 10% Việt Nam 16 14% Malaysia 9 8% Nhật Bản 27 23%
Nguồn: [Giới thiệu về VSIP, Công ty TNHH phát triển KCN VSIP]
Với chiến lược mở rộng hoạt động ra phía Bắc, VSIP đã nghiên cứu và thành lập hai khu tại tỉnh Bắc Ninh và Hải phòng. VSIP Bắc Ninh có diện tích 700 ha, tọa lạc tại ranh giới của Huyện Gia Lâm, Hà Nội và Tỉnh Bắc Ninh
cách trung tâm Hà Nội khoảng 18 km. Khu công nghiệp 500 ha sẽ là nơi thu hút những ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp có giá trị đầu tư cao như những ngành điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác, trong khi đó 200 ha đất khu đô thị cho việc phát triển khu thương mại ,văn phòng, dịch vụ, nhà ở cao cấp và nhà ở cho người lao động nhằm phục vụ cho cư dân của tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội và các vùng lân cận. VSIP Hải Phòng có diện tích 1.600 ha tọa lạc tại Bắc Sông Cấm, vị trí quan trọng của thành phố mới Hải Phòng. Trong tổng số 1.600ha, 1.100 ha đất sẽ được dành cho việc phát triển Khu đô thị và 500 ha dành cho phát triển Công nghiệp và các Dịch vụ liên quan.
Với cam kết hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam và Singapore, VSIP đã trở thành một kiểu mẫu cho sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore cũng như một thương hiệu cho sự tin cậy, hiệu quả và sự cộng tác cho việc phát triển và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Rất nhiều nhà đầu tư đã nhận định rằng, VSIP thật sự là địa điểm đầu tư lý tưởng tại Việt Nam.
2.2.1.2. Thực tiễn tiến hành
Là một biểu tượng cho sự hợp tác kinh tế Việt Nam – Singapore, VSIP đã nhận được nhiều quan tâm và ưu đãi. Một trong những ưu đãi nổi bật nhất là Chính phủ đã thiết lập một ban quản lý riêng cho VSIP. Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore được thành lập theo Quyết định số 870/TTg ngày 18 tháng 11 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước, trực tiếp quản lý tất cả Doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo nguyên tắc "một cửa – tại chỗ". Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh Bình Dương; đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ, chuyên môn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó,
VSIP còn có văn phòng Hải quan đặt ngay tại trong khu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các hoạt động xuất nhập khẩu.
BQL có các chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn như sau:
1. Tổ chức quy hoạch chi tiết các khu chức năng kết hợp với cả quy hoạch cơ sở hạ tầng phụ cận ngoài Khu công nghiệp phục vụ cho hoạt động của VSIP trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ trì hoặc phối hợp với Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore vận động đầu tư vào Khu công nghiệp.
3. Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ xin đầu tư vào VSIP. Thẩm định dự án và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
4. Giám sát, kiểm tra việc xây dựng thực hiện quy hoạch, xây dựng và trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các VSIP.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức và quản lý các dịch vụ (kể cả phục vụ tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực) phục vụ cho hoạt động của các Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự công cộng trong các VSIP.
7. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương giám sát việc sử dụng đất theo quy hoạch và xem xét chấp thuận giá cho thuê đất, các loại phí dịch vụ do Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore ấn định.
8. Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của VSIP trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều lệ này đối với các tổ chức kinh tế trong Khu công nghiệp.
BQL VSIP có thẩm quyền thẩm định và cấp GCNĐT đối với các dự án ĐTNN. Tuy nhiên BQL là một đơn vị quản lý hành chính, vì thế để cung cấp cho nhà đầu tư một “dịch vụ một cửa” với đầy đủ các hoạt động trước và sau đầu tư, Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore đã được BQL cho phép thực hiện các dịch và được phép thu một số loại phí nhất định. Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore là một công ty được thành lập bởi những tập đoàn có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở và bất động sản như Becamex (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn SembCorp Industries (Singapore) dẫn đầu cùng với các đối tác Asendas, United Overseas Land, Mitsubishi Corporation và KMP Group. Phòng Dịch vụ khách hàng là đơn vị được giao trực tiếp làm đầu mối thực hiện “dịch vụ một cửa” cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần liên hệ với Phòng Dịch vụ Khách hàng khi có yêu cầu trong bất cứ một quá trình nào, từ gặp gỡ tìm hiểu cơ hội đầu tư, xin cấp GCNĐT, xây dựng nhà xưởng, giấy phép xuất nhập khẩu, tuyển dụng lao động, v.v… Sự thành công của “dịch vụ một cửa” tại VSIP chính là nhờ sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa BQL VSIP, một đơn vị quản lý hành chính và Công ty phát triển khu, một đơn vị kinh doanh. Sự linh hoạt trong các hoạt động kinh doanh giúp công ty hỗ trợ nhà đầu tư trong rất nhiều các thủ tục và công việc trong quá trình triển khai dự án. Nhưng nếu như không có hoạt động của BQL trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án, quản lý nhà nước về xây dựng, đất đai, xuất nhập khẩu, v.v… thì chắc chắn “dịch vụ một cửa” tại VSIP không thể thành công vì công ty phát triển không có thẩm quyền để thực hiện các công việc này. Trong quá trình tiến hành hoạt động, hai đơn vị này luôn phối kết hợp và hỗ trợ cho nhau một cách mật thiết, nhằm đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Với sự thành công trong quá trình thực hiện “dịch vụ một cửa”, VSIP đã nhận được sự tin tưởng của các nhà ĐTNN và mô hình thực hiện của VSIP
cũng là một mô hình mà nhiều KCN khác trong cả nước đang học tập. VSIP vinh dự nhận được những bằng khen và giải thưởng cao quý của các cơ quan, tổ chức uy tín trong và ngoài nước bình chọn như: một trong số 80 doanh nghiệp có FDI hoạt động hiệu quả nhất do Thời báo Kinh Tế Sài gòn bình chọn danh hiệu “Golden Dragon Award ”, là một trong 40 danh hiệu Doanh nghiệp phát triển bền vững “Saigon Times top 40”, là một trong số “20 công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ đổi mới” do hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức bình chọn, là “Nhà phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp hàng đầu Việt Nam 2008”( Best industrial developer in Vietnam 2008) do tạp chí Euromoney tại Anh quốc bình chọn,…
2.2.2. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
2.2.2.1. Giới thiệu về đơn vị
Trên cơ sở kết quả của Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc với sự trợ giúp của Chính phủ Nhật Bản, ngày 12 tháng 10 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ban hành Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Khu Công nghệ cao Hoà Lạc - một trong những dự án ưu tiên đầu tư hàng đầu của Chính phủ Việt Nam nằm tại Huyện Thạch Thất, Tỉnh Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội.
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây, cách sân bay quốc tế Nội Bài 47 km và cảng Hải phòng trên 100 km, gần các cơ sở mới của rất nhiều trường Đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, vv.. Chính phủ Việt Nam cũng đã quyết định nâng cấp đường cao tốc Láng – Hoà Lạc nối Hà Nội với Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Sau khi được hoàn thành, Láng – Hoà Lạc sẽ trở thành một trong những con đường cao tốc hiện đại nhất ở Việt Nam nối Hoà Lạc với Hà Nội với thời gian từ Hà Nội đến
Hoà Lạc còn khoảng 15 phút. Dọc theo đường cao tốc này là một chuỗi các dự án trọng điểm của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược tổng thể Phát triển Không gian Hà nội về phía Tây như Khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, Cơ sở mới của Đại học Quốc gia Hà Nội, Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, các khu công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, Nhà máy cung cấp nước sạch Vinaconex, các khu dân cư và vui chơi giải trí mới, vv...
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng theo mô hình một thành phối khoa học và công nghệ, là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên chú trọng phát triển là công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới ... và một số công nghệ đặc biệt khác.
Với tổng diện tích 1.586 ha, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ được xây