4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI VÙNG BÁN SƠN ĐỊA QUẢNG LƯU, HUYỆN
ĐỊA QUẢNG LƯU, HUYỆN QUẢNG TRẠCH
Nước phục vụ sinh hoạt nông thôn tại vùng bán sơn địa xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch phần lớn được khai thác từ các nguồn nước tự nhiên tuỳ theo điều kiện kinh tế gia đình gồm: nước giếng, nước mưa, nước sông và hồ...
Để đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn tại vùng bán sơn địa (BSĐ) Quảng Lưu, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu thập các số liệu liên quan đến tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu kết hợp với số liệu tổng kết của Ủy ban nhân dân các xã. Địa bàn điều tra gồm 3 thôn thuộc xã Quảng Lưu; thôn 6, 7 của xã Quảng Thạch và thôn Tô Xá thuộc xã Quảng Phương. Kết quả điều tra được thể hiện qua hình 3.1.
tại vùng bán sơn địa Quảng Lưu - Quảng Trạch 3.1.1. Khai thác nước mưa
Nguồn nước mưa được người dân tại vùng BSĐ Quảng Lưu khai thác và sử dụng phổ biến vào mùa mưa. Số hộ sử dụng nước mưa chủ yếu là những hộ gia đình có nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn nặng, do vậy phải xây dựng thêm bể chứa tích trữ nước vào mùa mưa để sử dụng dần trong năm. H ình thức khai thác chủ yếu là dùng lu, xây bể... để hứng nước mưa qua mái ngói, mái lợp fibrôximăng, mái bê tông... Hều hết các dụng cụ chứa nước mưa có dung tích nhỏ và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Bể chứa nước để đựng nước mưa có dung tích từ 2 - 12 m3.
Kết quả điều tra cho thấy: tổng số hộ sử dụng nước mưa tại khu vực nghiên cứu là 61 hộ, chiếm 2,65% trên tổng các hộ trong vùng khảo sát. Trong đó, ở thôn Tam Đa, xã Quảng Lưu có 29 hộ sử dụng nước mưa, chiếm 1,26% trên tổng số hộ sử dụng nước, thôn Phù Lưu có 32 hộ sử dụng nước mưa, chiếm 1,39% trên tổng số hộ sử dụng nước. Các thôn, xã còn lại thuộc khu vực nghiên cứu không có hộ gia đình sử dụng nước mưa hoặc có thì thể tích bể chứa không đáng kế. Điều này cho thấy tỷ lệ các hộ dân khai thác, sử dụng nước mưa cho sinh hoạt còn chưa cao so với các nguồn nước khác.
3.1.2. Khai thác nước dưới đất
Nước dưới đất tại vùng BSĐ Quảng Lưu được khai thác từ rất lâu đời và phát triển nhất là trong các năm gần đây dưới hình thức giếng đào hoặc giếng khoan. Nước dưới đất được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: dùng để sinh hoạt hàng ngày, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và tưới tiêu. Việc khai thác nước dưới đất phát triển không đồng đều ở các thôn khác nhau thuộc khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt ở vùng bán sơn địa Quảng Lưu
Địa điểm Nước mưa Giếng đào Giếng khoan Nước sông, hồ
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Thôn Vân Tiền, Quảng Lưu 0 0,00 677 29,41 27 1,17 21 0,91
Thôn Phù Lưu, Quảng Lưu 32 1,39 66 2,87 463 20,11 0 0,00
Thôn Tam Đa, Quảng Lưu 29 1,26 353 15,33 36 1,56 0 0,00
Thôn 6,7, Quảng Thạch 0 0,00 75 3,26 148 6,43 9 0,39
Thôn Tô Xá, Quảng Phương 0 0,00 115 5,00 238 10,34 13 0,56
Tỷ lệ hộ gia đình khai thác nguồn nước dưới đất là 95,48%; trong đó nguồn nước từ giếng đào chiếm tỷ lệ là 55,86%. Tuỳ theo điều kiện địa chất t h ủ y văn m à tỷ lệ khai thác c á c n g u ồ n nước dưới đất cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt của người dân ở các thôn có sự khác nhau. Khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt cho người dân ở vùng BSĐ Quảng Lưu hiện nay có hai hình thức chủ yếu giếng đào và giếng khoan.Giếng đào hay còn gọi là giếng khơi chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ. Khả năng cấp nước từ 1 đến 2 hộ gia đình, dụng cụ lấy nước là gầu kéo tay, tời quay tay và bơm điện để khai thác nước. Giếng đào thường được sử dụng ở các tầng chứa nước nằm nông, thường được đào thủ công. Các giếng thường có đường kính từ 0,8 - 1,2 m, chiều sâu từ 6 - 8 m (đối với vùng đồng bằng), 12 - 18 m (đối với vùng gò, đồi).
Số lượng giếng đào tập trung lớn nhất ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu, với 667 hộ sử dụng và thấp nhất là ở thôn Phù Lưu, xã Quảng Lưu với 66 hộ sử dụng. Ưu điểm của giếng đào là dễ xây dựng, người dân có thể tự làm và có thể sử dụng vật liệu và nhân công lao động của địa phương. Tuy nhiên, hạn chế của giếng đào là không phù hợp với vùng hay bị ngập lụt, dễ bị nhiễm bẩn do các nguồn ô nhiễm từ trên ngấm xuống. Chất lượng và lưu lượng giếng đào thường không ổn định, thường thay đổi theo mùa.
Giếng khoan là hình thức khai thác nước sinh hoạt phổ biến nhất ở vùng nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Giếng khoan được khai thác cấp nước cho hộ gia đình với đường kính ống dẫn từ 48 - 60 cm. Giếng khoan sâu nhất là 68 m thuộc thôn 7, xã Quảng Thạch, giếng nông nhất sâu 4m thuộc thôn Tam Đa, xã Quảng Lưu.
Trong khu vực nghiên cứu có 912 hộ sử dụng giếng khoan chiếm tỷ lệ 39,62% và phân bố không đồng đều ở các thôn. Thôn Phù Lưu, xã Quảng Lưu có tổng các hộ sử dụng giếng khoan lớn nhất là 463 hộ, thấp nhất là
thôn Vân Tiền ở xã Quảng Lưu với 27 hộ sử dụng (bảng 3.2).
Ưu điểm của giếng khoan là giá thành rẻ, dễ sử dụng. Nước giếng khoan thường sạch và trong hơn giếng đào, lưu lượng và chất lượng tương đối ổn định và ưu điểm của công trình này là chiếm diện tích nhỏ. Tuy nhiên khi xây dựng do phải khoan và lắp đặt thiết bị tương đối phức tạp nên đòi hỏi kỹ thuật cao vì nếu không tuân thủ đúng quy trình khoan và trám lỗ khoan thì có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
3.1.3. Nước mặt
Ngoài việc khai thác sử dụng nước phục vụ sinh hoạt bằng các công trình khai thác nước mưa, nước dưới đất, hiện nay còn một tỷ lệ nhỏ hộ dân đang sử dụng trực tiếp nước từ sông, suối, hồ, nước mạch lộ... không qua xử lý.
Nguồn nước này chất lượng không đảm bảo, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ dòng chảy. Mùa mưa nước đục do nhiều thành phần hữu cơ lắng đọng, mùa khô mực nước xuống thấp, nhưng thành phần vi sinh vật tăng. Tổng số hộ dân khai thác nước sinh hoạt loại hình này có 43 hộ chiếm tỷ lệ 1,87 %, trong đó thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu chiếm tỷ lệ lớn nhất (0,91%), tiếp đến là thôn Tô Xá, xã Quảng Phương (bảng 3.2)
Kết quả này, cho thấy sự thay đổi thói quen sử dụng nước của người dân - người dân ngày càng tiếp cận với nguồn nước an toàn hợp vệ sinh hơn.