Quản lý nước sinh hoạt ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 32)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.3. Quản lý nước sinh hoạt ở tỉnh Quảng Bình

Từ 1989, tỉnh Quảng Bình được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên, Trung tâm nước sinh hoạt nông thôn Quảng Bình được chính thức thành lập. Hoạt động của Trung tâm đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc tăng nhanh số lượng các giếng khoan, giếng đào cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân.

Tại Quảng Bình, việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang bước đầu được thực hiện, chủ yếu là cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước. Các khu cấp nước tập trung đã có đội tự quản thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nguồn nước, việc làm này đã được triển khai ở vùng dân tộc miền núi nơi chủ yếu dùng hệ thống nước tự chảy từ nước mạch lộ và suối thường xuyên xảy ra sự cố hỏng đường ống, nước kém chất lượng do mùa mưa lũ. Tuy nhiên, chưa có quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nước sinh hoạt; số liệu về cả hiện trạng khai thác lẫn sử dụng nguồn nước chưa đầy đủ. Việc xử lý nước thải hầu hết là chưa thực hiện, người dân thường cho nước thải chảy tự do ra vườn, việc làm này gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường và lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất, chưa có cấp chính quyền địa phương nào quản lý và hướng dẫn đến việc người dân xả thải.

Chương trình Mục tiêu Quốc qia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 đã được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh Quảng Bình và đạt được những kết quả quan trọng. Đến hết năm 2013, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 77,78%; tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 55,42%. Ngày càng nhiều trường học, trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ công trình cấp nước tập trung nông thôn hoạt động có hiệu quả ngày càng tăng; chất lượng nước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân khu vực nông thôn.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, còn có một số công trình cấp nước sạch hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động. Bên cạnh nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan là công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo vệ công trình còn buông lỏng, phân công trách nhiệm không rõ ràng, công trình vận hành chưa đúng quy trình, không được duy tu, bảo dưỡng định kỳ, nhanh hư hỏng, xuống cấp, không bảo đảm yêu cầu cấp nước sạch bền vững cho người dân nông thôn, lãnh phí vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w