Những khó khăn trong vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 30)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.2.Những khó khăn trong vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn

- Khó khăn về kinh tế - tài chính

Mức sống của người dân nông thôn nói chung còn rất thấp, phần lớn cư dân nông thôn có thu nhập chỉ đủ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho một bộ phận lớn người dân nông thôn.

- Khó khăn về xã hội và tập quán

Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. Số đông ít quan tâm đến đến vệ sinh, coi đó chỉ là vấn đề cá nhân liên quan đến tiện nghi là chính chứ không phải là một vấn đề công cộng có liên quan đến sức khỏe của cộng đồng và sự trong sạch của môi trường.

Những thói quen sinh hoạt ở nông thôn mang tính chất truyền thống, thực hành vệ sinh kém nên các bệnh tật phổ biến vẫn thường xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn, có khi xảy ra những dịch lớn như tả, thương hành, sốt xuất huyết khiến cho người dân nông thôn đã nghèo nay lại khó khăn hơn do ốm đau và bệnh tật.

Ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung Bộ người dân nông thôn có tập quán sử dụng phân người chưa được xử lý để làm phân bón. Ở phía Nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân người được thải trực tiếp xuống ao làm thức ăn cho cá [29].

- Khó khăn về kỹ thuật và thiên tai

Có nhiều vùng gặp khó khăn về nguồn nước như các vùng bị nhiễm mặn, các vùng núi cao và các vùng đá vôi có đặc trưng là nguồn nước ngầm ở rất sâu và không có hoặc rất hiếm nước mặt.

Thời gian gần đây khí hậu thời tiết có những biến động thất thường, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều địa phương làm cho tình hình nguồn nước càng khó khăn hơn. Một số nơi nguồn nước cạn kiệt đang trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Nhiều vùng ở miền núi ven biển và khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít nước/ người/ ngày. Nhiều nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5 - 6 tháng trong năm như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,…

Ở các vùng làng chài ven biển có mật độ dân số rất cao nhưng lại thiếu nước sạch, ở các làng nghề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm do chuông trại gia súc và thuôc trừ sâu cũng là một vấn đề lớn cần được quan tâm giải quyết.

Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất cung ứng các vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu cấp nước sạch.

- Những bất cập trong quá trình thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường

Trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, các cơ quan chức năng chưa sửa đổi, bổ sung và ban hành kịp thời một số cơ chế, chính sách; chưa hoàn thành theo đúng thời gian một số dự án quy hoạch cấp nước vùng trình cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc có dự án thiếu nội dung quy hoạch chi tiết cho các vùng trên phạm vi toàn quốc.

Tại một số địa phương còn tình trạng chưa thành lập Ban điều hành Chương trình theo quy định hoặc chưa ban hành quy chế hoạt động của Ban điều hành. Một số nơi Ban điều hành có biểu hiện chưa nắm được đầy đủ các hoạt động của Chương trình, cũng như mục tiêu hoạt động hàng năm của địa phương.

Về công tác quản lý, điều hành, sử dụng kinh phí thực hiện tại một số địa phương đã phê duyệt đầu tư nhiều công trình cấp nước sinh hoạt với tổng giá trị dự toán lớn vượt khả năng so với kế hoạch vốn đầu tư; việc phân bổ nguồn vốn tại một số tỉnh còn dàn trải, công tác điều chỉnh vốn chưa kịp thời dẫn đến có dự án thiếu vốn nhưng cũng có dự án còn dư kinh phí không sử dụng hết.

Ở một số địa phương chưa chú trọng việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung dẫn đến nhiều công trình đã được bàn giao đưa vào vận hành sau một thời gian đã hư hỏng [8].

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 30)