Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quảng Lưu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 47)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quảng Lưu

Qua kết quả điều tra về tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân ở xã Quảng Lưu cho thấy các nguồn nước chính được sử dụng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày là nước giếng và nước mưa, một số hộ dân còn sử dụng nước sông hồ cho giặt giũ...

Sau khi tiến hành thu thập một số mẫu nước trên địa bàn các thôn thuộc xã Quảng Lưu để phân tích và đánh giá chất lượng nước, có thể thấy chỉ tiêu màu sắc và mùi vị theo đánh giá cảm quan là dao động khá mạnh, các mẫu nước mưa và phần lớn nước giếng ở thôn Vân Tiền, một tỷ lệ nhỏ giếng ở thôn Tam Đa và Phù Lưu có màu sắc từ khá trong đến rất trong và không có mùi vị lạ; còn lại phần lớn giếng nước trên địa bàn nghiên cứu nước thường có màu sắc nước thay đổi từ vàng nhạt tới nâu đỏ và có mùi vị lạ đến có vị hơi tanh. Kết quả phân tích cụ thể một vài thông số chất lượng nước chính được thể hiện qua các bảng ở phần phụ lục 2.

3.2.2.1. pH

pH là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong môi trường nước. Sự thay đổi của pH sẽ làm thay đổi dạng tồn tại của các chất và các phản ứng sinh lý, sinh hóa xảy ra trong môi trường này [6].

Hình 3.2. pH trung bình của các mẫu nước sinh hoạt

Kết quả ở hình 3.2 và phụ lục 2 cho thấy pH của các nguồn nước hiện đang sử dụng gồm nước giếng đào, giếng khoan và nước mưa tại các thôn thuộc xã Quảng Lưu dao động từ 6,28 ÷ 7,12 (phụ lục 2), đều thỏa mãn

QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm (5,5 ÷ 8,5) và QCVN 02:2009/BYT (pH nằm trong khoảng 6 ÷ 8,5), đạt yêu cầu đối với mục đích sử dụng cho sinh hoạt.

3.2.2.2. Độ đục

Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật. Nó cũng chứa nhiều thành phần hoá học: vô cơ, hữu cơ...

Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao. Nó ảnh hưởng đến quá trình lọc vì lỗ thoát nước của các lớp vật liệu lọc sẽ nhanh chóng bị bịt kín.

Hình 3.3. Độ đục trung bình của các mẫu nước sinh hoạt

Kết quả ở hình 3.3 và phụ lục 2 cho thấy độ đục của nước ở các mẫu nước giếng đào, giếng khoan và nước mưa tại các thôn thuộc xã Quảng Lưu dao động từ 1,32 ÷ 4,53 NTU (phụ lục 2), thỏa mãn QCVN 02:2009/BYT (≤ 5), đạt yêu cầu đối với mục đích sử dụng cho sinh hoạt. Trong đó các mẫu nước mưa có giá trị độ đục thấp và ít dao động nhất, dao động từ 1,26 ÷ 1,32

NTU (phụ lục 2); còn giá trị độ đục cao nhất phần lớn thuộc các mẫu nước lấy từ giếng khoan.

3.2.2.3. Amoni (mg/l)

Amoni không gây độc trực tiếp cho con người. Tuy nhiên, ở trong nước ngầm, amoni không thể chuyển hóa được do thiếu oxy, nhưng khi khai thác lên, vi sinh vật trong nước nhờ oxy trong không khí chuyển amoni thành các nitrat (NO2-), nitrit (NO3-) tích tụ trong nước. Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N-nitroso là tiền chất có tiềm năng gây ung thư. Hơn nữa, amoni cùng với một số vi lượng trong nước (hữu cơ, photpho, sắt, mangan…) là “thức ăn” của vi khuẩn. Khi amoni trong nước cao vi khuẩn phát triển mạnh, gây hiện tượng “không ổn định sinh học” của chất lượng nước sau xử lý; nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước; nước bị xuống cấp về các yếu tố cảm quan.

Hình 3.4. Hàm lượng amoni trung bình của các mẫu nước sinh hoạt

Kết quả ở hình 3.4 cho thấy hàm lượng amoni trong nước giếng đào, giếng khoan và nước mưa tại các thôn của xã Quảng Lưu có giá trị từ 0,017 ÷ 0,061 mg/l (phụ lục 2). Kết quả khảo sát cho thấy, nồng độ amoni thỏa mãn QCVN 09:2008/BTNMT (≤ 0,1 mg/l) về chất lượng nước ngầm đối với giếng

khoan và giếng đào và đạt yêu cầu so với QCVN 02:2009/BYT (≤ 3 mg/l), phù hợp với mục đích sử dụng cho sinh hoạt.

Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ amoni cao nhất ở các mẫu nước giếng đào, cao hơn hẳn nước giếng khoan và nước mưa. Theo chúng tôi có thể do các giếng đào thường có độ sâu ít hơn giếng khoan, cũng như không có nắp đậy, nên dễ bị nhiễm bẩn từ các dòng nước cuốn chất thải của con người, động vật, chất thải từ sinh hoạt gần đó thẩm thấu từ trên mặt đất xuống.

3.2.2.4. Sắt tổng số (mg/l)

Sắt trong nước tồn tại dưới dạng sắt hóa trị (II) hoặc sắt hóa trị (III). Trong nước ngầm sắt thường tồn tại dưới dạng sắt hóa trị (II), dạng hòa tan của các muối bicacbonat. Khi tiếp xúc với oxy hoặc các chất oxy hóa, sắt hóa trị (II) bị oxy hóa thành sắt hóa trị (III) và kết tủa thành bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.

Hàm lượng sắt trong nước cao sẽ có mùi tanh khó chịu, làm hư hỏng các vật dụng, các cặn sắt kết tủa làm giảm khả năng vận chuyển của hệ thống dẫn nước.

Hình 3.5. Hàm lượng sắt tổng số trung bình của các mẫu nước sinh hoạt

Kết quả khảo sát về hàm lượng sắt tổng số được thể hiện ở hình 3.5 cho thấy: hàm lượng sắt trung bình của các mẫu nước giếng tại xã Quảng Lưu dao động trong khoảng 0,11 ÷ 0,55 mg/l (phụ lục 2); đạt QCVN

Khoảng dao động

09:2008/BTNMT (≤ 5 mg/l) đối với chất lượng nước ngầm dùng, tuy nhiên lại không thỏa mãn theo QCVN 02:2009/BYT của bộ Y tế (≤ 0,5 mg/l) đối với nguồn nước cho sinh hoạt, một số mẫu nước sinh hoạt ở đây có hàm lượng sắt cao vượt mức cho phép theo QCVN 02:2009/BTNMT, đa số tập trung ở thôn Phù Lưu và loại hình khai thác giếng đào, cần phải được xử lý mới có thể dùng cho sinh hoạt.

Đối với nước mưa có hàm lượng sắt tổng số là không đáng kể, dao động từ 0,05 ÷ 0,07 mg/l (phụ lục 2), hoàn toàn đạt yêu cầu theo QCVN 08:2008/BTNMT (≤ 0,5 mg/l) đối với nước mặt và QCVN 02:2009/BYT, đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt.

Hàm lượng sắt trong nước ngầm cao ở địa bàn nghiên cứu có thể do các ion Fe hòa tan từ các lớp đất feralit đặc trưng và chiếm tỷ lệ lớn trong vùng.

3.2.2.5. COD (mg/l)

Một trong các số thông số quan trọng để đánh giá ô nhiễm hữu cơ là nhu cầu oxi hóa học (COD). COD là một đại lượng dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn hữu cơ của nguồn nước.

Hình 3.6. COD trung bình của các mẫu nước sinh hoạt

Kết quả ở hình 3.6 cho thấy: COD của các mẫu nước tại các thôn thuộc xã Quảng Lưu dao động ít, trong khoảng 2,04 ÷ 3,27 mg/l (phụ lục

Khoảng dao động

2). So sánh lần lượt nước mưa và nước giếng khoan, giếng đào với QCVN 08:2008/BTNMT (≤ 10 mg/l) quy chuẩn về nước mặt, QCVN 09:2008/BTNMT (≤ 4 mg/l) quy chuẩn về nước ngầm và QCVN 02 : 2009/BYT (≤ 4 mg/l) đối với dùng cho sinh hoạt, thì kết quả phân tích của chúng tôi về COD trong nước giếng vùng khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép hay nói cách khác là nước giếng ở vùng này chưa bị ô nhiễm hữu cơ.

3.2.2.6. Độ cứng

Độ cứng tính theo CaCO3 là đại lượng biểu thị hàm lượng các các ion Ca2+. Độ cứng tính theo CaCO3 là độ cứng tạm thời, sẽ mất đi khi bị đun sôi. Nước cứng gây ra kết tủa (cặn) trên nồi hơi, trong các thiết bị trao đổi nhiệt, làm cho thức ăn lâu chín, giặt quần áo khó sạch.

Hình 3.7. Độ cứng trung bình của các mẫu nước sinh hoạt

Kết quả ở hình 3.7 cho thấy các mẫu nước giếng đào, giếng khoan và nước mưa tại xã Quảng Lưu, có độ cứng rất thấp, chỉ từ 30,78 ÷ 49,69 mg/l (phụ lục 2), đều thỏa mãn QCVN 09:2008/BTNMT (≤ 500 mg/l) đối với nước

ngầm và QCVN 02:2009/BYT (≤ 350 mg/l) đạt tiêu chuẩn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Có thể thấy, nguồn nước sinh hoạt ở đây thuộc vào loại nước mềm, do đặc điểm địa chất quanh địa bàn nghiên cứu không có núi đá vôi và đạt tiêu chuẩn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

3.2.2.7. Asen (mg/l)

Asen có tác động nguy hại rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt với mức độ ô nhiễm càng lớn thì khả năng gây hại sức khỏe càng cao [45]. Phơi nhiễm với asen làm tăng nguy cơ ung thư lên gấp nhiều lần ở con người.

Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ asen trong các nguồn nước giếng đào, giếng khoan, nước mưa của vùng BSĐ Quảng Lưu đều rất thấp ≤ 0,001 mg/l, thấp hơn nhiều so với QCVN 08:2008/BTNMT (≤ 0,01 mg/l) đối với nước mặt, QCVN 09:2008/BTNMT(≤ 0,05 mg/l) đối với nước ngầm và QCVN 02: 2009/BYT (≤ 0,05 mg/l), phù hợp cho sinh hoạt. Như vậy, có thể kết luận, nguồn nước sinh hoạt ở xã Quảng Lưu chưa có dấu hiệu ô nhiễm asen.

Asen trong nước ngầm thường có nguồn gốc tự nhiên và nó được giải phóng ra từ trầm tích vào nước ngầm do các điều kiện thiếu ôxy của lớp đất gần bề mặt. Ngoài ra, asen trong nước ngầm còn do nhiễm từ các nguồn khác do con người tạo ra như trong thuốc bảo vệ thực vật,...

3.2.2.8. Coliform tổng số

Nước trong thiên nhiên thường có nhiều vi sinh vật ở nhiều dạng khác nhau cùng sinh sống, trong đó có các loại vi sinh vật gây bệnh rất nguy hiểm như: lỵ, thương hàn, dịch tả,...Việc xác định sự có mặt của các loại vi khuẩn này thường rất khó khăn và tốn kém thời gian. Mặt khác, việc xác định số lượng vi khuẩn Coliform thường đơn giản và nhanh chóng [16].

Hình 3.8. Tổng Coliform trung bình của các mẫu nước sinh hoạt

Kết quả khảo sát về vi khuẩn coliform trong nước sinh hoạt tại xã Quảng Lưu được trình bày ở hình 3.8 và phụ lục 2 cho thấy: các mẫu nước đều có tổng coliform khá cao, trung bình dao động trong khoảng 11,45 ÷ 30,13 MPN/100ml (phụ lục 2). Trong đó, ở các mẫu nước mưa có tổng coliform trung bình từ 11,45 ÷ 15 MNP/100ml (phụ lục 2), thỏa mãn QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt và QCVN 02:2009/BYT (≤ 150 MPN/100ml) đối với nước sử dụng cho sinh hoạt.

Các mẫu nước giếng khoan và giếng đào tổng coliform có giá trị trung bình từ 13,91 ÷ 30,03 MPN/100ml (phụ lục 2), vượt giới hạn cho phép đối với chất lượng nước ngầm theo QCVN 09:2008/BTNMT (yêu cầu coliform ≤ 3 MPN/100ml), tuy nhiên vẫn thỏa mãn QCVN 02:2009/BYT, đạt yêu cầu đối với nước sử dụng cho sinh hoạt.

Tổng coliform trong nước ngầm cao có thể là do điều kiện vệ sinh môi trường trong khu vực chưa tốt. Còn khá nhiều gia đình xây dựng các chuồng chăn nuôi gia súc (chủ yếu nuôi lợn), gia cầm gần giếng nước, nên nước thải sinh hoạt và chăn nuôi dễ ngấm xuống giếng gây ô nhiễm vi

khuẩn phân. Mặt khác, việc xây dựng hố xí hợp vệ sinh ở khu vực vẫn chưa được nhiều gia đình quan tâm, nên cũng gây lo lắng về sự ô nhiễm vi khuẩn có nguồn gốc từ phân trong nước giếng.

Đối với nước mưa: quá trình thu nước mưa chảy trực tiếp từ máng thu vào bể chứa mà không có bộ phận lọc rác ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nước, tình trạng mái nhà và máng hứng không vệ sinh sạch sẽ và việc sử dụng dụng cụ múc nước không sạch là yếu tố nguy cơ gây tái nhiễm bẩn nguồn nước sử dụng.

Khi so sánh với QCVN 02:2009/BYT, thì kết quả phân tích của chúng tôi đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt theo qui định của bộ Y tế. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cần phải qua khâu xử lý vi khuẩn colifrom bằng các hóa chất như cloramin, clorin hoặc vôi,...

Nhận xét chung:

Nhìn chung, chất lượng các nguồn nước hiện đang sử dụng cho sinh hoạt ở vùng bán sơn địa xã Quảng Lưu huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình về 8 thông số chính hầu như đạt yêu cầu so với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt và nước ngầm dùng để làm nguồn nước cấp sinh hoạt.

Khi so sánh với Tiêu chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 02:2009/BYT) về nước dùng để sử dụng trực tiếp, thì nguồn nước ở đây có một số thông số đạt yêu cầu như: pH, amoni, độ đục, độ cứng,...

Kết quả định lượng As có trong nguồn nước giếng đào và giếng khoan ở Quảng Lưu cho thấy ion kim loại này chỉ tồn tại ở dạng vết với hàm lượng chưa chạm ngưỡng phát hiện.

Tuy nhiên còn tồn tại một lượng vi khuẩn coliform trong các mẫu nước ở vùng BSĐ Quảng Lưu sẽ gây nguy cơ ô nhiễm về vi sinh vật đường

ruột, chính vì vậy mà với những người dân sử dụng trực tiếp các nguồn nước này thì có thể sử dụng những hóa chất phổ biến như Cloramin B, clorrin (CaClO) hoặc vôi tôi để khử trùng nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng cho đảm bảo vệ sinh.

Đặc biệt, nguồn nước ngầm ở đây đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm sắt, thể hiện ở một số giếng đào và giếng khoan thông qua chỉ tiêu Fe tổng số khá cao, nhiều nhất là ở giếng đào. Vì thế cần có những mô hình xử lý sắt phù hợp với tình hình địa phương để tạo nguồn nước sạch sử dụng trong sinh hoạt.

Mặc dù trước mắt chất lượng nước sinh hoạt tại vùng này là khá tốt do chưa chịu nhiều tác động từ bên ngoài, nhưng đã tồn tại những nguy cơ làm giảm chất lượng nước sau này do đa số dân cư sống trong khu vực quanh các công trình khai thác nước đều xả các nguồn thải trực tiếp ra xung quanh sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước.

Khi so sánh hiện trạng chất lượng nước trong nghiên cứu của chúng tôi với một vài nghiên cứu ở các nơi khác như nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị, nước sinh hoạt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nước sinh hoạt ngoại thành Hà Nội có thể thấy:

Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện lượng mưa trong năm nhiều và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, tỷ lệ sử dụng nguồn nước từ sông ngòi và nước mưa cho sinh hoạt cao hơn hẳn, gần như tương đương với tỷ lệ sử dụng nước ngầm và nước cấp. Trong nghiên cứu của Đặng Ngọc Chánh (2008) cho thấy tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt ở tỉnh Long An có 27,2% sử dụng nước cấp bằng đường ống, 26,3% sử dụng nước mưa, 24,9% nước ngầm và 21,9% nước sông; còn ở Hậu Giang tỷ lệ sử dụng đường ống là 16,6%, 20,5% nước mưa, 26,1% nước giếng và 36,8% là nước sông [5].

Trong khi đó, ở khu vực nông thôn miền trung như vùng BSĐ Quảng Lưu và vùng nông thôn Quảng Trị, với điều kiện ít mưa và sông ngòi hạn chế hơn nhiều, tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt lại thiên về loại hình khai thác nước ngầm; ở vùng BSĐ Quảng Lưu tỷ lệ sử dụng nước ngầm chiếm 95,48%, nước mưa 2,65% và nước sông hồ 1,87%. Ở vùng nông thôn Quảng Trị (2009) tỷ lệ sử dụng nước ngầm chiếm 70 - 80%, nước mưa chiếm 3,54%, nước sông hồ 0,18 %, còn lại là nước cấp bằng đường ống [31]. Còn ở ngoại thành Hà Nội phần lớn dân cư ngoại thành và một phần nội thành sử dụng nước giếng khoan, có chất lượng kém và tiềm năng ô nhiễm cao [13].

Nguồn nước sinh hoạt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nước đạt tiêu chuẩn lý, hóa, vi sinh cũng khá thấp. Theo điều tra của Đặng Ngọc Chánh (2008), ở Long An tỷ lệ nguồn nước đạt tiêu chuẩn lý hóa, vi sinh theo từng loại hình khai thác lần lượt là 19,5% với nước mặt, 41,2% với nước cấp bằng đường ống, 54,3% với giếng khoan, 61,2% với nước mưa và tổng số nước đạt tiêu chuẩn là 44,9%; ở Hậu Giang tỷ lệ là 22,7% với nước mặt, 36,7% với nước cấp bằng đường ống, 10,6% với giếng khoan, 32,4% với nước mưa và tổng số nước đạt tiêu chuẩn là 23,9% [5].

Có thể thấy, nước sinh hoạt nông thôn miền trung như Quảng Trị và vùng BSĐ Quảng Lưu có chất lượng nguồn nước tốt hơn so với đồng bằng sông Cửu Long. Ở vùng BSĐ Quảng Lưu trong số các thông số chất lượng

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w