4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.4.1. Giải pháp quản lý tài nguyên nước sinh hoạt vùng BSĐ Quảng Lưu
Mỗi vùng khác nhau có những khác biệt về điều kiện tự nhiên khiến các giải pháp bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước có một số điểm đặc trưng riêng. Để xác định các giải pháp bảo vệ và quản lý tài nguyên nước sinh hoạt cho địa bàn vùng BSĐ Quảng Lưu, chúng tôi sử dụng phương pháp ma trận Swot để đánh giá. Dựa trên hoạt động phân tích những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats), phương pháp ma trận Swot giúp tìm ra những giải pháp cho từng vấn đề rồi từ đó tổng hợp nên một giải pháp tổng hợp phù hợp cho việc bảo vệ và quản lý tài nguyên nước sinh hoạt nơi đây [7], [46].
Cơ hội Thách thức
Điểm mạnh Nhóm giải pháp 1 Nhóm giải pháp 2
Điểm yếu Nhóm giải pháp 3 Nhóm giải pháp 4
Hình 3.12. Ma trận Swot
* Điểm mạnh:
- Nhà nước quan tâm và ưu tiên cho vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Ngày càng có nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ cho vấn đề nước sạch nông thôn.
- Nhà nước có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực thuộc các mục tiêu trong chương trình phát triển nông thôn mới.
- Ở vùng BSĐ Quảng Lưu, hầu hết gia đình đều có giếng nước, ít khi cạn trong năm. Trữ lượng nước mặt cũng khá dồi dào, có nhiều khe nước chảy quanh năm.
- Một bộ phận người dân đủ điều kiện tài chính để sẵn sàng chi trả cho nhu cầu nước sạch.
- Có sẵn hệ thống loa phát thanh liên thôn khắp địa bàn. - Phần lớn dân cư sống tập trung thành từng cụm, ít rải rác.
* Điểm yếu:
- Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị cho cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Chưa có một công trình cấp nước tập trung nào trên địa bàn. Nước sử dụng cho sinh hoạt do mỗi gia đình tự khai thác, ít qua xử lý.
- Chưa đánh giá chính xác được trữ lượng nước ngầm trên địa bàn. - Hoạt động thông tin giáo dục, truyền thông về nước sạch tại địa phương chưa được chú trọng và phát huy hiệu quả.
- Kinh tế của một bộ phận lớn dân cư nông thôn ở đây còn nghèo. - Nguồn nước trên địa bàn bị nhiễm phèn sắt có tỷ lệ khá cao.
- Chưa có cán bộ chuyên trách quản lý vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường trên dịa bàn chưa thấy hiệu quả.
- Số lượng nhà vệ sinh chưa đạt trên địa bàn còn nhiều. Tình trạng chuồng trại chăn nuôi gần nguồn nước sinh hoạt còn khá nhiều.
- Mức sống của dân cư nhìn chung còn thấp.
- Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. - Hoạt động thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn không hiệu quả, phần lớn người dân vẫn thực hiện việc chôn rác thải trong vườn hoặc đốt.
* Cơ hội:
- Trong tương lai gần trung tâm hành chính mới của huyện (cách địa bàn nghiên cứu khoảng 2 km) sẽ tương đối hoàn thiện về cơ sở vật chất.
- Cùng với sự phát triển xã hội, nhu cầu nước sạch ngày càng được coi trọng trong cộng đồng dân cư.
- Có thị trường lớn để tiến hành đầu tư xây dựng cấp nước tập trung. - Nền móng địa chất của khu vực ổn định, chưa từng xảy ra động đất. - Trong tương lai gần những doanh nghiệp tư nhân có số vốn lớn trên địa bàn có xu hướng tăng nhanh.
* Thách thức:
- Quan hệ phối hợp điều phối hoạt động giữa các cơ quan quản lý về nước cấp trên và UBND địa phương còn rời rạc.
- Ngân sách nhà nước có hạn và cần phân bổ cho nhiều hạng mục. - Một bộ phận dân cư quá nghèo.
- Dân số gia tăng làm tăng nhu cầu về nước và gia tăng ô nhiễm môi trường nước.
- Một bộ phận dân cư có tri thức phân tán đi các nơi có mức sống cao hơn. - Dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu các nguồn nước mặt và nước ngầm trở nên khan hiếm.
=>Những giải pháp:
* Nhóm giải pháp 1:
- Nhà nước huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn. Tận dụng cơ sở vật chất từ trung tâm hành chính mới của huyện gần đó để xây lắp thêm các đường ống dẫn nước sạch về hoặc nghiên cứu phát triển hệ thống cấp nước từ vùng BSĐ Quảng Lưu.
- Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch. Tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị, phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành hệ thống cấp nước tập trung.
- Sử dụng có hiệu quả hệ thống loa phát thanh trong công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước.
* Nhóm giải pháp 2:
- Cần xây dựng các công trình cấp nước sạch cho người dân.
- Đào tạo và thu hút các nguồn nhân lực cho quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.
- Huy động sự đầu tư vốn cho xây dựng các công trình cấp nước từ các đoanh nghiệp tư nhân và nhân dân.
- Nhà nước cần có cơ chế cải cách và giám sát hoạt động điều phối giữa các cơ quan ban ngành quản lý về cấp nước; hoàn thiện các quy định và hướng dẫn cụ thể để quản lý tốt lĩnh vực cấp nước.
- Tuyên truyền, thực hiện công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tới từng người dân.
* Nhóm giải pháp 3:
- Cần tổ chức hoạt động thăm dò, đánh giá toàn diện trữ lượng, chất lượng nước ngầm trên địa bàn để có cơ sở xây dựng hệ thống và áp dụng công nghệ xử lý, cấp nước thích hợp.
- Hiện tại, chưa có hệ thống cấp nước tập trung cung cấp nước sạch thì cần có những mô hình xử lý nước ngay tại hộ gia đình đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân nông thôn.
- Cần có một bộ phận chuyên trách được đào tạo tốt về quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại cơ sở địa phương.
* Nhóm giải pháp 4:
- Phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt như hệ thống cấp nước và thoát nước phải được tiến hành đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
- Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho những hộ nghèo để giúp họ được hưởng nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước trong lương lai, nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
- Nghiên cứu các phương thức phát triển vốn đầu tư cho cấp nước từ nhiều nguồn tài chính.
- Nhà nước cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường bảo vệ an toàn và sử dụng hợp lý nguồn nước. Có những quy định, hướng dẫn cụ thể trong công tác quản lý hoạt động khai thác, nước cấp cũng như bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
Qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa bàn nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệ và quản lý nguồn nước sinh hoạt phù hợp với vùng BSĐ Quảng Lưu. Trong tình hình hiện nay cần cải tạo các giếng đào và xây dựng những mô hình xử lý phèn sắt tại một số nơi bị nhiễm phèn sẽ phần nào đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt và phù hợp với điều kiện kinh tế cho người dân.
Trên địa bàn vùng BSĐ Quảng Lưu với những đặc điểm như dân cư sống tập trung, có nhiều khe nước chảy quanh năm, trữ lượng nước ngầm tuy chưa đánh giá được chính xác nhưng cũng khá tiềm năng, sẽ phù hợp với các hệ thống cấp nước tập trung như hệ cấp nước bơm dẫn từ nước mặt hoặc hệ bơm dẫn cấp nước từ nước ngầm. Đặc biệt, việc tách huyện với trung tâm hành chính mới gần khu vực nghiên cứu và việc phát triển cảng biển Hòn La, các khu công nghiệp ở các khu vực gần kề... là những điều kiện tiềm năng về
nguồn vốn đầu tư cho hệ thống cấp nước, cũng như có thể tận dụng được cơ sở vật chất của trung tâm huyện mới để phát triển thêm đường ống dẫn nước.