Những giải pháp trong quản lý tài nguyên nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 69)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.4.2.Những giải pháp trong quản lý tài nguyên nước sinh hoạt

3.4.2.1. Giải pháp về chính sách

* Chính sách nguồn nhân lực

Cần có sự quan tâm thỏa đáng về đào tạo nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước. Đội ngũ cán bộ từ cấp huyện, xã, thôn phải có kiến thức tốt cả kỹ thuật lẫn quản lý về việc triển khai khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Đội ngũ này cần được đáp ứng về cả số lượng lẫn chất lượng và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

* Chính sách bảo vệ nguồn nước sinh hoạt

- Về phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt như hệ thống cấp nước, dẫn nước chứa nước và thoát nước phải được tiến hành đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

- Việc quản lý nguồn nước cần tập trung vào một đầu mối. Kịp thời ban hành các quy định về khoan, thăm dò, cấp phép và phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng cấp quản lý.

- Áp dụng cơ chế đồng quản lý, phát huy tối đa quyền làm chủ của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và ăn uống.

* Chính sách xã hội

- Cần có chính sách đối với người dân ở các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên nước. Xây dựng hệ thống dẫn nước, ưu tiên nguồn nước mặt phục vụ cộng đồng dân cư.

- Ưu tiên đầu tư các giải pháp công nghệ, hỗ trợ bộ phận dân cư sống ở những khu vực có điều kiện địa hình khó khăn, xa xôi, hẻo lánh.

thác khoáng sản phải tuyệt đối tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên nước.

3.4.2.2. Giải pháp quản lý

* Tăng cường hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước sinh hoạt.

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên thực hiện trước đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm, khu vực có số lượng dân cư đang tăng mạnh.

- Định kỳ thực hiện chương trình kiểm kê hiện trạng khai thác nguồn nước kết hợp với rà soát, thống kê lập danh mục các công trình thuộc diện cấp phép hằng năm

- Từng bước, xây dựng, quản lý, khai thác mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước, kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên nước của Trung ương trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Trạch, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình.

* Tăng cường quản lý, cấp phép

Đẩy mạnh công tác cấp phép khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước; kiểm tra việc chấp hành các quy định trước và sau khi được cấp giấy phép; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước, trước hết tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, khoan, thăm dò,

khai thác nước dưới đất chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký, trên cơ sở phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng và chính quyền địa phương cấp cơ sở.

3.4.2.3. Các giải pháp kỹ thuật

* Đối với nước đang sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt bị ô nhiễm:

Cần phải có các công trình xử lý nước hạn chế các chất độc hại trước khi sử dụng. Có thể dùng các công trình đơn giản như sau:

- Công trình xử lý nước ngầm: Nước ngầm ở vùng bán sơn địa được khảo sát trong đề tài nói chung còn chưa bị ô nhiễm thường chỉ có hàm lượng sắt cao dùng các công trình đơn giản như bể lọc cát, giàn mưa..

- Công trình xử lý nước mưa: thường nước mưa có chất lượng thuộc loại tốt, chất lượng nước phụ thuộc vào mái hứng và bể chứa nên trước khi hứng nước cần dọn vệ sinh mái nhà và bể chứa.

* Giải pháp công trình khai thác, sử dụng nước

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt từng khu vực, và đặc điểm nguồn nước sử dụng, có thể đưa ra một số giải pháp cho công trình cấp nước như sau:

+ Hệ thống cấp nước tập trung, bao gồm:

- Hệ thống cấp nước tự chảy: là một trong những loại hình cấp nước bằng trọng lực từ nơi có độ cao lớn hơn về nơi có độ cao nhỏ hơn, được xây dựng để phục vụ nhu cầu sử dụng nước cho các khu vực dân cư tập trung thành các cụm vài trăm đến vài ngàn người. Với đặc điểm nguồn nước ở vùng này là khe, suối thì công trình đầu nguồn là đập ngăn nước.

- Hệ thống bơm dẫn nước ngầm: là loại hình cấp nước tập trung bằng hệ thống đường ống dẫn nước cho những nơi tập trung nhiều dân cư. Tùy thuộc lưu lượng nước ngầm có thể khai thác một cách hợp lý về mặt kỹ thuật mà lượng người dùng nước có thể thay đổi trong phạm vi lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tay, giếng đào (giếng khơi), bể chứa nước mưa. Giếng xây dựng tại các hộ gia đình cần đảm bảo: Cách xa nhà tiêu hoặc chuồng giá súc trên 10m, có thành giếng cao, có nắp đậy, sân giếng và rãnh thoát nước.

3.4.2.4. Giải pháp về truyền thông - giáo dục

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Trước hết là tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên tới cấp xã, chủ yếu lựa chọn trong các tầng lớp thanh thiếu niên, giáo viên, cán bộ y tế sở tại. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước.

- Đẩy mạnh truyền thông - giáo dục, vận động tuyên truyền tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia, đóng góp sức người, kinh phí để cùng với nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch.

- Thực hiện truyền thông trên quy mô rộng rãi, thường xuyên. Hình thức truyền thông đa dạng, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Các hình thức truyền thông gồm phát thanh, truyền hình trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, phát thanh thường xuyên trên các đài phát thanh xã, tổ chức các buổi nói chuyện ở trường học, lồng ghép với chương trình giáo dục sức khoẻ, vệ sinh môi trường của ngành y tế, giáo dục.

- Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư ở cấp cơ sở chủ động, tích cực tham gia giám sát các hoạt động khoan giếng, thăm dò, khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn.

- Phối hợp, tăng cường tổ chức tuyên tuyền nhận thức của người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc luật Bảo vệ Môi trường, luật Tài nguyên nước.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt vùng bán sơn địa huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 69)