4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4. TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.4.1. Về chính sách
Trong những năm qua Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược quan trọng đưa vấn đề nước sạch trở thành mục tiêu quốc gia cần phải được đáp ứng [8].
Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, dựa trên quan điểm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát huy nội lực của toàn xã hội để thực hiện chương trình, căn cứ đặc điểm của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn quy mô công nghệ, cấp độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư. Mục tiêu cụ thể của chiến lược là phấn đấu đến năm 2015, đạt được những kết quả sau:
- Về cấp nước, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch.
- Về vệ sinh môi trường: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100%
các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh [8].
1.4.2. Những khó khăn trong vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn
- Khó khăn về kinh tế - tài chính
Mức sống của người dân nông thôn nói chung còn rất thấp, phần lớn cư dân nông thôn có thu nhập chỉ đủ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho một bộ phận lớn người dân nông thôn.
- Khó khăn về xã hội và tập quán
Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. Số đông ít quan tâm đến đến vệ sinh, coi đó chỉ là vấn đề cá nhân liên quan đến tiện nghi là chính chứ không phải là một vấn đề công cộng có liên quan đến sức khỏe của cộng đồng và sự trong sạch của môi trường.
Những thói quen sinh hoạt ở nông thôn mang tính chất truyền thống, thực hành vệ sinh kém nên các bệnh tật phổ biến vẫn thường xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn, có khi xảy ra những dịch lớn như tả, thương hành, sốt xuất huyết khiến cho người dân nông thôn đã nghèo nay lại khó khăn hơn do ốm đau và bệnh tật.
Ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung Bộ người dân nông thôn có tập quán sử dụng phân người chưa được xử lý để làm phân bón. Ở phía Nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân người được thải trực tiếp xuống ao làm thức ăn cho cá [29].
- Khó khăn về kỹ thuật và thiên tai
Có nhiều vùng gặp khó khăn về nguồn nước như các vùng bị nhiễm mặn, các vùng núi cao và các vùng đá vôi có đặc trưng là nguồn nước ngầm ở rất sâu và không có hoặc rất hiếm nước mặt.
Thời gian gần đây khí hậu thời tiết có những biến động thất thường, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều địa phương làm cho tình hình nguồn nước càng khó khăn hơn. Một số nơi nguồn nước cạn kiệt đang trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Nhiều vùng ở miền núi ven biển và khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít nước/ người/ ngày. Nhiều nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5 - 6 tháng trong năm như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,…
Ở các vùng làng chài ven biển có mật độ dân số rất cao nhưng lại thiếu nước sạch, ở các làng nghề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm do chuông trại gia súc và thuôc trừ sâu cũng là một vấn đề lớn cần được quan tâm giải quyết.
Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất cung ứng các vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu cấp nước sạch.
- Những bất cập trong quá trình thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
Trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, các cơ quan chức năng chưa sửa đổi, bổ sung và ban hành kịp thời một số cơ chế, chính sách; chưa hoàn thành theo đúng thời gian một số dự án quy hoạch cấp nước vùng trình cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc có dự án thiếu nội dung quy hoạch chi tiết cho các vùng trên phạm vi toàn quốc.
Tại một số địa phương còn tình trạng chưa thành lập Ban điều hành Chương trình theo quy định hoặc chưa ban hành quy chế hoạt động của Ban điều hành. Một số nơi Ban điều hành có biểu hiện chưa nắm được đầy đủ các hoạt động của Chương trình, cũng như mục tiêu hoạt động hàng năm của địa phương.
Về công tác quản lý, điều hành, sử dụng kinh phí thực hiện tại một số địa phương đã phê duyệt đầu tư nhiều công trình cấp nước sinh hoạt với tổng giá trị dự toán lớn vượt khả năng so với kế hoạch vốn đầu tư; việc phân bổ nguồn vốn tại một số tỉnh còn dàn trải, công tác điều chỉnh vốn chưa kịp thời dẫn đến có dự án thiếu vốn nhưng cũng có dự án còn dư kinh phí không sử dụng hết.
Ở một số địa phương chưa chú trọng việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung dẫn đến nhiều công trình đã được bàn giao đưa vào vận hành sau một thời gian đã hư hỏng [8].
1.4.3. Quản lý nước sinh hoạt ở tỉnh Quảng Bình
Từ 1989, tỉnh Quảng Bình được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên, Trung tâm nước sinh hoạt nông thôn Quảng Bình được chính thức thành lập. Hoạt động của Trung tâm đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc tăng nhanh số lượng các giếng khoan, giếng đào cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân.
Tại Quảng Bình, việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang bước đầu được thực hiện, chủ yếu là cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước. Các khu cấp nước tập trung đã có đội tự quản thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nguồn nước, việc làm này đã được triển khai ở vùng dân tộc miền núi nơi chủ yếu dùng hệ thống nước tự chảy từ nước mạch lộ và suối thường xuyên xảy ra sự cố hỏng đường ống, nước kém chất lượng do mùa mưa lũ. Tuy nhiên, chưa có quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nước sinh hoạt; số liệu về cả hiện trạng khai thác lẫn sử dụng nguồn nước chưa đầy đủ. Việc xử lý nước thải hầu hết là chưa thực hiện, người dân thường cho nước thải chảy tự do ra vườn, việc làm này gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường và lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất, chưa có cấp chính quyền địa phương nào quản lý và hướng dẫn đến việc người dân xả thải.
Chương trình Mục tiêu Quốc qia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 đã được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh Quảng Bình và đạt được những kết quả quan trọng. Đến hết năm 2013, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 77,78%; tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 55,42%. Ngày càng nhiều trường học, trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ công trình cấp nước tập trung nông thôn hoạt động có hiệu quả ngày càng tăng; chất lượng nước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân khu vực nông thôn.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, còn có một số công trình cấp nước sạch hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động. Bên cạnh nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan là công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo vệ công trình còn buông lỏng, phân công trách nhiệm không rõ ràng, công trình vận hành chưa đúng quy trình, không được duy tu, bảo dưỡng định kỳ, nhanh hư hỏng, xuống cấp, không bảo đảm yêu cầu cấp nước sạch bền vững cho người dân nông thôn, lãnh phí vốn đầu tư.
1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Quảng Trạch là một huyện lớn nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, nằm trãi dài từ toạ độ 170 42’ đến 17059’ Vĩ Bắc và từ 1060 15’ đến 1060 34’ Kinh đông, Quảng Trạch có vị trí phía Bắc giáp với tỉnh Hà tĩnh, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 61.388,5 ha, dân số trung bình năm 2012 là 208.063 người.
Huyện Quảng Trạch mang đặc điểm khí hậu chung của toàn tỉnh Quảng Bình: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tương đối lạnh ở miền Bắc. Khí hậu
phân làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mưa thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa trung bình năm cả tỉnh là 2.100 - 2.200 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 200C - 250C, được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm với nhiệt độ trung bình trên 250C, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình 200C. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.7000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 giờ/năm.
Điều kiện thời tiết bất lợi đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng là có gió Tây Nam khô nóng xuất hiện khoảng 100 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Bão thường độ bộ vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 (37%). Bão thường đi kèm với mưa lớn. Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hàng năm.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 83% song nhìn chung không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 15%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất thường xẩy ra vào những tháng cuối mùa Đông nên độ ẩm không khí rất lớn thường trên 87%.
1.5.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí khu vực chịu sự chi phối của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc với miền khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo tháng khí hậu được chia thành hai mùa: mùa lạnh và mùa nóng.
- Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình ngày ổn định dưới 19,40C. Thời kỳ này chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc.
- Mùa nóng: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình ngày ổn định ban ngày cao hơn 21,00C. Thời kỳ này chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ cực đại có khi lên đến 40,70C (tháng 7).
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình ngày trong năm 2013 tại Quảng Trạch
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C.năm
t0C 18,
8 19,3 23,2 24,8 27,9 29,6 29,7 28,9 27,1 24,9 22,1 19,3 24,6
(Nguồn: Trạm khí tượng Ba Đồn, 2014)
1.5.2. Độ ẩm
Độ ẩm tuyệt đối lớn nhất tại Quảng Bình trong các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) đạt từ 29 đến trên 30,4 mb. Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất trong các tháng chính Đông (tháng 12 đến tháng 2) đạt 19,2 đến 23,4 mb. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 84,5%, song nhìn chung không ổn định, cao nhất của huyện thường xảy ra vào tháng cuối mùa đông.
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2013 tại Quảng Trạch
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 nămCả Độ ẩm tuyệt đối (mb) 19,8 19,9 23,3 27,6 29,3 29,7 30,1 30,7 30,5 27,5 23,6 23,4 26,28 Độ ẩm tương đối (%) 89 90 89 87 82 75 72 78 86 88 87 87 84
(Nguồn: Trạm khí tượng tượng Ba Đồn, 2014)
1.5.3. Lượng mưa
Mùa mưa ở Quảng Bình trùng với mùa mưa bão của cả nước, mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 7 và tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11, chiếm 65
- 67% lượng mưa cả năm, mỗi năm thường có 2 - 3 cơn bão, các tháng 11, 12, 1 có mưa phùn, gió bấc. Số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm ở Quảng Bình từ 1.800 - 2.600mm/năm. Lượng mưa không đều giữa các vùng và các tháng trong năm. Kết quả khảo sát, đo được lượng mưa tại Quảng Trạch thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2013
Thán g 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Lượn g mưa (mm) 48, 7 32,5 36,2 48,5 112, 5 98,0 76,5 166, 4 426, 9 591,7 271,8 86, 8 1996, 5 (Nguồn: Trạm khí tượng Ba Đồn, 2014)
1.5.4. Số giờ nắng - lượng bốc hơi
Mùa khô từ tháng 4 kéo dài đến tháng 8, trùng với mùa khô hanh nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn (960 - 1.200 mm/năm). Trong mùa lạnh lượng bốc hơi nhỏ hơn so với mùa nóng vì vậy trong các tháng từ 4 - 7 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nên thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng.
Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5, thấp nhất là tháng 12. Trong năm, số giờ nắng tăng nhanh nhất vào tháng 4, tháng 5 và giảm tương đối nhanh từ tháng 10 đến tháng 11, vì đây là những thời đoạn giao mùa.
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình trong năm 2013 tại Quảng Trạch
Thán g 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số giờ nắng 87,5 89,2 113,4 165,5 232,9 218,6 224,9 204,8 161,3 143,2 92,9 66,3 (Nguồn: Trạm khí tượng Ba Đồn, 2014)
1.5.5. Gió và hướng gió
Chế độ gió khu vực mang tính chất chế độ nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Có hai mùa gió chính là gió mùa Đông và gió mùa Hè.
- Gió mùa Đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Đông Bắc. Do ảnh hưởng của dãy núi đèo Ngang nên thường có hướng Tây Bắc và Tây.
- Gió mùa Hè: Từ tháng 5 đến tháng 10 thịnh hành là hướng gió Tây Nam. Ngoài ra còn có hướng gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào. Nhìn chung, gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 10, 11.
1.5.6. Chế độ thủy văn
Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1 km/km2,tuy nhiên phân bố không đều và có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Toàn tỉnh, có 5 hệ thống sông chính đổ ra biển là: sông Roòn, Gianh, Lý Hoà, Dinh và Nhật Lệ.
Nhìn chung, sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát