Điatomit đã đƣợc sử dụng từ thời kỳ Hy Lạp cổ từ năm 535 trƣớc công nguyên. Bằng chứng là mái nhà vòm nhà thờ Saint Sophia ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ (Maurrasse, 1978) đã đƣợc xây dựng từ gạch xốp điatomit. Nhƣng chỉ mãi tới giữa thế kỷ XVIII điatomit mới đƣợc sử dụng rộng rãi ở Châu Âu, chủ yếu trong sản xuất gạch cách âm, cách nhiệt. Năm 1860 Alfred Nobel đã sử dụng điatomit để hấp thụ và ổn định nitroglyxerin trong chế tạo chất nổ.
Từ năm 1884 Maryland là bang sản xuất điatomit nhiều nhất ở Mỹ. Ngày nay điatomit đƣợc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp rƣợu bia, thực phẩm với vai trò là chất trợ lọc, chất độn cho sơn, chất dẻo, chất hấp thụ trong chăn nuôi gia súc, trong sản xuất bột mài mịn và vật liệu bảo ôn.
Theo số liệu của Roskill năm 1984 thì điatomit chiếm ½ lƣợng chất trợ lọc đƣợc sử dụng trên thế giới, ¼ chất độn, 1/6 chất cách âm, cách nhiệt, 1/10 trong các chất hấp thụ và trong các lĩnh vực khác.
Trữ lƣợng điatomit của thế giới theo tài liệu của Cục Khoáng sản Mỹ dự tính khoảng 800 triệu tấn (trong đó có 250 triệu tấn ở Mỹ). Sản lƣợng của thế giới hiện tại khoảng 2 triệu tấn/năm, chỉ tính riêng trữ lƣợng của một mỏ gần Lompoc đã đủ cung cấp cho nhu cầu toàn cầu trong hàng trăm năm. Cho tới nay Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu trong sản xuất cũng nhƣ sử dụng điatomit trên thế giới: Năm 1997 tổng sản lƣợng điatomit của Mỹ khoảng 773.000 tấn đạt giá trị 189 triệu USD.
Trên thế giới ngoài Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Hàn Quốc, Mêxicô, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản là các nƣớc sản xuất điatomit lớn (theo phụ lục 10).
Điatomit Việt Nam nói chung chủ yếu đƣợc nghiên cứu về mặt địa chất học, tiềm năng, trữ lƣợng, đặc điểm thành phần hóa học, hàm lƣợng SiO2 cũng nhƣ các thành phần các giống loài tảo tạo nên khoáng sản [ Dẫn theo 26].
Công tác nghiên cứu ứng dụng điatomit còn hạn chế: do chất lƣợng điatomit Việt Nam nhìn chung thấp, hàm lƣợng SiO2 trong quặng chỉ vào khoảng 47-60% (Kiều Quý Nam, 1992) nên điatomit đã đƣợc sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực làm nguyên liệu sản xuất vật liệu bảo ôn và cũng mới hạn chế tại mỏ Hòa Lộc thuộc tỉnh Phú Yên do Công ty Khoáng sản 5 tiến hành.
Các nhà nghiên cứu cũng đã có những nỗ lực xử lý điatomit để sử dụng làm chất trợ lọc trong công nghiệp sản xuất nƣớc giải khát rƣợu bia. Tuy nhiên đây cũng là những nghiên cứu mang tính tự phát ít đƣợc công bố.
Ở giai đoạn hiện nay, điatomit Việt Nam nói chung đang đứng trƣớc một bƣớc ngoặt mới trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng. Do nhu cầu xử lý môi trƣờng tại các đìa nuôi trồng thủy, hải sản, điatomit đang đƣợc khai thác một cách tự phát không có kế hoạch cũng nhƣ dây chuyền chế biến xử lý hợp lý, hiệu quả kinh tế của khoáng sản chƣa cao.
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU