Tính chất lý – hóa học của diatomit

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ cadimi và chì trong đất ô nhiễm bằng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (Trang 50)

Diatomit có tính thấm tốt, độ xốp cao (35-65%) (Murer & Mobil, 2000)[45], kích thƣớc nhỏ và do đó có diện tích bề mặt lên đến 100m2 g-1 (Iler, 1979; Gao và nnk, 2005) [37], khả năng dẫn nhiệt kém … Diatomit có bề mặt kỵ nƣớc, có tính axit, có điện tích bề mặt và có khả năng tham gia các phản ứng trao đổi ion nhờ các nhóm OH hoạt tính trên bề mặt. Do đó, diatomit đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: vật liệu gia cố, cải thiện độ cứng cho một số vật liệu hữu cơ, giảm tính dính của các bề mặt rắn, tăng độ nhớt, cải thiện khả năng trữ ẩm, làm chất hấp phụ, chất phụ gia… (Zhaolun và nnk, 2005) [56].

Màu của đá điatomit rất khác nhau: trắng, xám vàng, xám trắng đôi khi xám đen hoặc nâu xám. Màu nâu và đen của điatomit liên quan đến sự có mặt của vật chất hữu cơ phân tán và tàn tích hữu cơ. Các đá có màu đen thƣờng nằm ở phía

dƣới mặt cắt, mà cũng có nơi nằm ở phần trên mặt cắt (Ở Tuy Dƣơng). Màu vàng và xám vàng là do có mặt các oxit sắt tự do, ở một số nơi chúng tạo thành các dải song song trong đá. Điatomit điểm quặng Hiệp Thuận, Hòa Lộc, Tuy Dƣơng ở nhiều tầng có màu trắng ngà [Dẫn theo 26].

Trong phân loại điatomit, ta đã thấy rõ 3 thành phần chủ yếu của chúng là silic vô định hình (opan), vật liệu sét và vật liệu vụn. Thành phần này đƣợc xác định bởi cấu trúc mặt cắt cũng nhƣ điều kiện thành tạo điatomit. Với nguồn gốc chủ yếu là hồ cảnh quan núi lửa, chịu ảnh hƣởng ít nhiều của biển, cộng sinh với các thành tạo trầm tích hạt vụn giàu thạch anh, trầm tích phun trào thành phần tro, tuf núi lửa với than nâu và bentonit xen kẽ với phun trào bazan, điatomit có thành phần hóa học phù hợp với các thành phần chủ yếu nói trên. Vật liệu sét hầu nhƣ có mặt trong tất cả các dạng đá điatomit với hàm lƣợng dao động từ 30-35% đến 60-70%. Sự có mặt của các mảnh vụn đá tuf, thủy tinh núi lửa đôi khi cả thạch anh và các bom bazan cũng để lại dấu ấn trong thành phần hóa học đá. Bên cạnh hàm lƣợng silic cao trong đá thƣờng xuyên có mặt các oxit kim loại kiềm và kiểm thổ. Ngoải ra, trong một số trƣờng hợp ở dạng nguyên tố phụ có thể có lƣu huỳnh dạng sulfua hoặc sulfat, photpho....Trong bảng phụ lục 9 thống kê thành phần hóa học điatomit các mỏ chính Tây Nguyên.

So sánh thành phần hóa học các mỏ điatomit Tây Nguyên với một số mỏ thuộc SNG cho thấy điatomit Tây Nguyên có hàm lƣợng silic không cao, thuộc loại thấp, gần nhƣ thấp nhất. Nơi có hàm lƣợng silic cao nhất là mỏ điatomit Tuy An, tuy nhiên hàm lƣợng đó cũng không vƣợt quá 63-67%. Kon Tum và sau đó là điatomit Đại Lào có hàm lƣợng silic tƣơng ứng là 51-60% đến 60-63%. Điều này gắn liền với hàm lƣợng cao hợp phần sét trong đá ở Tuy An dao động trong khoảng 30-40%, Kon Tum 35-45%, Đại Lào cũng từ 30-55%. Tƣơng ứng hàm lƣợng Al2O3 trong đá cũng cao, hàm lƣợng trung bình 10-18% cá biệt có mẫu cao hơn hoặc thấp hơn dao động trong một khoảng lớn. Oxit sắt có hàm lƣợng thuộc loại trung bình với ƣu thế tuyệt đối thuộc oxit sắt 3. Oxit sắt 2 có hàm lƣợng không đáng kể (0,13 <0,5%). Sự có mặt của các oxit kiềm và kiềm thổ NaO từ 0,13-0,33; K2O từ 0,17-

0,82 là phù hợp với hàm lƣợng sét cao trong đá. CaO có mặt với hàm lƣợng thấp 0,26-1,12 chứng tỏ sự vắng mặt hoặc số lƣợng rất ít của các khoáng vật carbonat trong đá [Dẫn theo 26].

So sánh thành phần hóa học điatomit Tây Nguyên với các điatomit thƣơng phẩm của các nƣớc khác nhau trên thế giới cho thấy hàm lƣợng SiO2 thấp hơn nhiều so với yêu cầu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ cadimi và chì trong đất ô nhiễm bằng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (Trang 50)