Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 35)

7. Kết cấu nội dung luận văn

1.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NSNN

1.3.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NSNN: Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NSNN nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể như sau:

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là mục tiêu, ý nghĩa chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra. Bởi lẽ, Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân tuân thủ

đúng quy định của pháp luật. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cả những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm.

- Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là ý nghĩa quan trọng của hoạt động thanh tra. Chúng ta đang hướng đến một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà một trong những yêu cầu quan trọng của nó là phải tăng cường pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mọi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc làm vi phạm và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm đó.

- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Hoạt động thanh tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình xem nó đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống hay chưa, để kịp thời thay đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khuyết điểm đó.

- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đây là những mục tiêu, ý nghĩa gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động thanh tra.

1.3.4.2. Chủ thể, đối tượng và nội dung thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NSNN:

- Về chủ thể: Là các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra được coi là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan trọng của quản lý nhà

nước. Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhà nước.

- Về đối tượng: Bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý. Chính vì vậy, đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý.

- Về nội dung thanh tra: Bao gồm từ việc xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh giá những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH.

2.1. Khái quát một số nét về tình hình kinh tế- xã hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ảnh hƣởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn.

2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội:

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thạch Hà là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh lỵ của tỉnh; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 350km; cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 45 km theo quốc lộ 1A về hướng Tây Bắc.

Có diện tích tự nhiên là 355,28 km2, được giới hạn bởi tọa độ địa lý trong khoảng từ 18010 đến 18029 độ vĩ Bắc và 105038 đến 106002 độ kinh Đông.

 Phía tây bắc giáp huyện Can Lộc;

 Phía đông bắc giáp huyện Lộc Hà và biển Đông;

 Phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh;

 Phía tây giáp huyện Hương Khê;

 Phía đông nam giáp biển Đông.

Toàn huyện hiện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thị trấn và 30 xã. Vị trí địa lý của Thạch Hà có nhiều thuận lợi cho sự lưu thông, trao đổi hàng hóa và phát triển dịch vụ: thứ nhất, là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp do khai thác mỏ sắt Thạch Khê; thứ hai, là huyện bao quanh trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh, có đường Quốc lộ 1A chạy qua.

2.1.1.2. Địa hình.

Địa hình huyện Thạch Hà có xu hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông, bị chia cắt thành bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái và sông Cày nên hình thành ba vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển.

- Vùng đồi núi bán sơn địa nằm ở phía Tây của huyện, gồm các xã: Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Thạch Điền, Ngọc Sơn.

- Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm huyện gồm 19 xã, thị trấn trong huyện, địa hình cũng thấp dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, độ cao trung bình 1-5m

so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhô lên giữa vùng đồng bằng.

- Vùng ven biển bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Hội, Thạch Lạc.

2.1.1.3. Khí hậu, nhiệt độ:

Thạch Hà là một huyện có khí hậu đặc trưng của khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của loại khí hậu giao thoa, chuyển tiếp giữa hai miền Bắc- Nam, có gió mùa Tây Nam vào mùa khô và gió mùa Đông Bắc về mùa mưa.

Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 9, 10, 11 chiếm tỷ lệ từ 40 – 60% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố khá đồng đều giữa các vùng trong các mùa, tuy nhiên lại không đồng đều giữa các mùa nên dễ gây hạn hán về mùa khô và gây ngập úng về mùa mưa.

Độ ẩm không khí hàng năm ở Thạch Hà trung bình 83,8%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào những tháng mùa đông, khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6,7 khoảng 75%, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a) Đất đai.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 35.503,78 ha với các loại đất chủ yếu sau:

- Đất cồn cát, bãi cát ven biển: Diện tích khoảng 8.845 ha, chiếm 24,89%

diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây lâm nghiệp để chắn sóng và chắn cát bay, có kết cấu rời rạc, nghèo dinh dưỡng đang có nguy cơ sa mạc hóa nếu không có phương án cải tạo tốt.

- Đất cát pha, cát nhẹ: Có diện tích 3.600 ha, chiếm 10,13% tổng diện tích tự

nhiên toàn huyện. Loại đất này thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất chua mặn, nhiễm mặn, mặn: Có diện tích 600 ha, tập trung chủ yếu ở

các khu vực sông Nghèn, Rào Cái, sông Cày (nhiều nhất ở các xã: Thạch Sơn, Thạch Kênh và Thạch Long). Đất có thành phần cơ giới trung bình, nếu được thau

chua, rửa mặn sẽ thích hợp với trồng lúa. Đất này chuyển sang nuôi trồng hải sản ở những nơi có điều kiện sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

- Đất phù sa không được bồi: Có diện tích 10.527 ha, chiếm 29,63% tổng

diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã: Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương, Thạch Điền, Thạch Đài, Thạch Xuân, Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Thạch Ngọc, Thạch Tiến, Thạch Thanh, Phù Việt, Thạch Liên, Thạch Kênh, Thạch Thắng, Thạch Hội, Thạch Lạc, Thạch Văn, Tượng Sơn và thị trấn Thạch Hà. Đây là loại đất phù hợp với sản xuất và thâm canh cây lúa.

- Đất phù sa cổ, bạc màu có sản phẩm Feralit: Có diện tích 2.154 ha, chiếm

6,06% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc chân núi Trà Sơn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác mỏng, phù hợp với trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Loại đất này có ở các xã: Thạch Điền,

Nam Hương, Thạch Xuân, Thạch Tiến, Thạch Vĩnh. Đây là loại đất phân bố trên địa bàn đồi núi mà thảm thực vật đã bị phá hủy nặng. Loại đất này để phát triển cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây thông.

* Cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất - Đất nông nghiệp: 23.040,47 ha, chiếm 64,9% diện tích tự nhiên;

- Đất phi nông nghiệp: 9.092,68 ha, chiếm 25,61% diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng: 3.370,63 ha, chiếm 9,49% diện tích tự nhiên; Nhìn chung quỹ đất của Thạch Hà trong những năm qua đã được đầu tư khai

thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng không lớn, chỉ còn 9,49% diện tích nên việc khai thác có hiệu quả diện tích sẽ là một nhiệm vụ quan trọng của Thạch Hà trong những năm tới.

b) Tài nguyên rừng.

Huyện Thạch Hà có diện tích rừng nhỏ, không đáng kể. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện là 9.683 ha, chiếm 27,25% đất tự nhiên trong đó đất có rừng

là 5.930 ha, đạt độ che phủ là 46% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện có 4.690,78 ha đất rừng trồng và có 59,65 ha diện tích đất ươm cây giống,

chiếm 1,26% với trữ lượng gỗ ước tính khoảng 980.000m3.

c) Tài nguyên khoáng sản.

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện gồm có: Emênit ở Thạch Hội, Thạch Văn với trữ lượng 365.000 tấn, cát Thạch Anh ở Việt Xuyên, Thạch Vĩnh, quặng Mangan phân bố ở các xã: Bắc Sơn, Thạch Xuân và Ngọc Sơn. Đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn. Đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, hiện đang được tổ chức khai thác và sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới. Ngoài ra còn có một số quặng khác như titan, than bùn...trữ lượng thấp, phân bố rải rác.

Nguồn nguyên vật liệu xây dựng của huyện chủ yếu khai thác đá ở Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn với diện tích khoảng 250 ha, có giá trị rất cao trong xây dựng và xuất khẩu.

d) Tài nguyên biển.

Thạch Hà có bờ biển dài khoảng 24km, vùng biển bãi ngang nên sản lượng hải sản ít. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 4.000 - 5000 tấn.

Diện tích đất làm muối khoảng 35 ha với sản lượng hàng năm đạt 3.000 tấn - 4.000 tấn.

Bờ biển là những bãi cát dài, mịn và thoải rất thích hợp với phát triển du lịch biển tại khu vực xã Thạch Hải, Thạch Văn.

2.1.1.5. Dân số và đặc điểm dân cư

Năm 2012, dân số của huyện là 134.005 người, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, trong đó nữ là 73,67 nghìn người, chiếm 51,75% dân số toàn huyện. Với mật độ dân

số năm 2012 khoảng 405 người/km2, gần gấp đôi mật độ dân số trung bình toàn tỉnh,

đứng thứ 7/12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện tuy có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều, bình quân cả thời kỳ 2007-2012 tăng bình quân 1,3-1,4%/năm. Tỷ lệ dân số đô thị không cao, chỉ khoảng 6-7,5%. Năm 2012 có khoảng trên 10.000 dân

đô thị, tuy nhiên, việc phát triển đô thị đồng hành với tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện.

Dân cư phân bố không đồng đều, do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành

chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Thạch Hà 1.234 người/km2; xã Thạch Điền,

Thạch Vĩnh và Thạch Tân cùng có trên 1.000 người/km2.

2.1.2.6. Lao động và nguồn nhân lực.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là trên 76 nghìn người, chiếm 53,4% dân số toàn huyện. Hiện tại, số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế là khoảng 68,9 nghìn người, chiếm 86,4% lao động trong độ tuổi. Trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần từ 80% năm 2007 xuống còn khoảng 60% tổng lao động trong độ tuổi vào năm 2012; lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 6,5% năm 2007 lên 15% năm 2012 và lao động trong khu vực các ngành dịch vụ cũng tăng từ 13% năm 2007 lên 25% vào năm 2012. Tuy nhiên lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm còn khá lớn, nhất là khu vực nông thôn.

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, năm 2012 toàn huyện mới có 28,28 nghìn lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 40% tổng lao động. Với tỷ lệ này cho thấy nguồn lao động của huyện Thạch Hà chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà. tế - xã hội của huyện Thạch Hà.

2.1.2.1. Thuận lợi.

- Vị trí địa lý và hệ thống giao thông cho phép Thạch Hà giao lưu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với địa bàn bên ngoài. Nhiều lợi thế để hình thành khu công nghiệp tập trung như Thạch Khê, phát triển một số khu- cụm công nghiệp dọc theo Quốc lộ 1A từ cầu Già đến cầu Cày (theo hướng từ Bắc vào Nam); hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đường tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 17 và tỉnh lộ 19/5.

- Nguồn nước nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Chế độ khí hậu, đất đai với 3 vùng đặc trưng rõ rệt có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng. Vùng đồng bằng đất đai bằng phẳng và màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, dân cư đông đúc có kinh nghiệm và truyền thống canh tác, chăn nuôi; là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp thâm canh cao. Vùng bán sơn địa có quỹ đất đồi khá, có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây màu kết hợp chăn nuôi: bò, gà, nhím và các động vật có giá trị kinh tế cao khác,... tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm, là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Vùng ven biển là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển gắn với du lịch tâm linh.

- Nguồn nguyên vật liệu xây dựng như đất làm gạch ngói, đá xây dựng khá dồi dào, khai thác thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (làm gạch...)

- Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã chuyển dịch đúng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)