Nguyên nhân những bất cập:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 67)

7. Kết cấu nội dung luận văn

2.7.6.Nguyên nhân những bất cập:

- Nguyên nhân khách quan.

+ Do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

yêu cầu phát triển của địa phương; cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù dành cho địa phương đang triển khai nhiều dự án trọng điểm của tỉnh và Trung ương chưa xứng tầm, đặc biệt là dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; việc đầu tư về nông nghiệp hàng hóa chưa đủ mạnh để phát triển, trong khi đây là lợi thế của địa phương.

+ Thị trường, giá cả, thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của khu vực nông nghiệp, trong khi khu vực này có tác động rất lớn đến đời sống của người nông dân, khu vực công nghiệp, dịch vụ và nguồn thu ngân sách của huyện.

+ Là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, vị trí địa lý có lợi thế ở một số vùng ven QL1A và giáp ranh Thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên vùng bán sơn địa, vùng núi và vũng biển ngang cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giá trị tài nguyên thấp, đặc biệt về đất đai, đời sống nhân dân đang gặp nhiều khó khăn; dân số là tôn giáo chiếm 15% tổng dân số cả huyện nên tiềm ẩn nhiều tình huống nhạy cảm về an ninh, chính trị.

+ Nền kinh tế phát triển chậm, đãn đến thu ngân sách hàng năm đạt thấp, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên, đặc biệt là nguồn chi đầu tư phát triển.

+ Chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất cập.

- Nguyên nhân chủ quan.

+ Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra.

+ Công tác dự báo tình hình chưa tốt, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chưa nghiêm; việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tổ chức thực hiện các chủ trương chưa được quan tâm đúng mức.

+ Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa tốt; tính chủ động của người đứng đầu trong giải quyết công việc thuộc phạm vi được phân công từng nơi, từng lúc chưa được phát huy đúng mức; chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành

chính có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra;

+ Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức cấp huyện và cấp xã trong công tác tham mưu quản lý tài chính ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội.

+ Công tác xử lý vi phạm chưa thật sự công tâm, minh bạch, bình đẳng; còn chủ quan.

+ Công tác thi đua khen thưởng chưa quan tâm đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ….coi như đó là nghĩa vụ phải chấp hành của các cơ quan, đơn vị, nên thiếu tính động viên, khuyến khích và nhân rộng điển hình quản lý chi NSNN giỏi.

Chƣơng 3. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH: 3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu chung:

- Trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, không ngừng tăng thu, thoả mãn nhu cầu chi để phát triển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực sự là một trong những trung tâm kinh tế của của tỉnh Hà Tĩnh.

- Xác lập cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh theo hướng CNH và HĐH.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng KT- XH, làm cơ sở cho phát triển kinh tế bền vững của huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh.

- Mở rộng dân chủ trong phân cấp quản lý thu, chi NSĐP nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của các cấp ngân sách của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong khai thác các nguồn tài chính và mở rộng đầu tư phát triển.

- Từng bước lành mạnh hoá ngân sách huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ KT- XH trong từng giai đoạn phát triển.

3.2. Các giải pháp cụ thể:

Qua thực trạng những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể như sau:

Giải pháp 1. Chấp hành các nguyên tắc phân cấp NSNN đảm bảo ổn định, phát triển tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:

Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ngân sách ở địa phương phải tương xứng với khả năng và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ngân sách cấp huyện cần tập trung quản lý chuyên môn, các khâu then chốt, trọng yếu có tầm chiến lược của địa phương. Đồng thời phát huy tốt tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng địa phương, khai thác khả năng tiềm tàng, phát

huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương trong tiến trình phát triển theo mục tiêu đã định.

Giải pháp 2. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách: Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp NSĐP phải đảm bảo nguyên tắc: Nguồn thu được phân cấp vừa phải theo luật định, vừa phù hợp với khả năng, điều kiện quản lý của các cấp chính quyền Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng xã, thị trấn; việc phân cấp chi đầu tư XDCB các công trình kết cấu hạ tầng KT- XH cho cấp huyện, các xã phải theo luật định và phải căn cứ vào trình độ, năng lực quản lý của từng cấp chính quyền Nhà nước; việc phân cấp chi thường xuyên giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc theo luật định và phải phù hợp với phân cấp quản lý KT- XH, QP- AN ở địa phương, phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính hiệu quả. Điều này giúp cho việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi ở địa phương sẽ phát huy tối đa hiệu quả quản lý, điều hành NSNN, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT- XH ở địa phương.

Chủ động cân đối ngân sách các cấp ở địa phương trong quá trình thực hiện, kịp thời xử lý nguồn tăng thu theo luật định phục vụ tốt nhiệm vụ chi đầu tư phát triển các cấp ngân sách ở địa phương. Điều này giúp cho địa phương đẩy nhanh quá trình phát triển, tránh lãng phí nguồn tài lực, chậm mang lại hiệu quả.

Giải pháp 3. Xây dựng cơ cấu hợp lý chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên:

Xác lập cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực sự phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Trong thời gian trước mắt, nên quan tâm chi thường xuyên, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp. Điều này giúp cho địa phương nâng cao mặt bằng trình độ dân trí của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài…. phục vụ tốt cho quá trình phát triển của địa phương. Về lâu dài cũng phải điều chỉnh tỷ trọng giữa chi cho đầu

tư phát triển và chi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương.

- Đối với cơ cấu chi đầu tư phát triển: Xây dựng cơ cấu chi đầu tư phát triển ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Trong thời gian tới, cần giảm tỷ trọng chi đầu tư XDCB (khoảng 92% - 96% chi đầu tư phát triển) và tăng tỷ trọng chi các chương trình mục tiêu ở mức độ hợp lý (khoảng 4% - 6% chi đầu tư phát triển). Riêng chi đầu tư XDCB cũng cần có trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đầu tư cho hoạt động sự nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực, quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển KT- XH. Xác lập cơ cấu chi đầu tư XDCB trong thời gian tới phải được điều chỉnh theo hướng cơ cấu sau: Chi các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 18% vốn đầu tư XDCB; chi các ngành giao thông, phục vụ công cộng chiếm khoảng 36% vốn đầu tư XDCB; chi các hoạt động sự nghiệp chiếm khoảng 28% vốn đầu tư XDCB; chi ngành quản lý hành chính Nhà nước, an ninh, quốc phòng quản lý hành chính xã hội chiếm khoảng 14% vốn đầu tư XDCB; chi đầu tư XDCB khác chiếm khoảng 4% vốn đầu tư XDCB.

Trong từng ngành chi đầu tư XDCB phải có trọng tâm, trọng điểm, có ưu tiên trước sau. Điều này khắc phục được tình trạng đầu tư manh mún, phân tán, dàn trải, chưa tập trung, kém hiệu quả.

- Đối với cơ cấu chi thường xuyên: Hoàn thiện cơ cấu chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, cần tăng tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp như: khoa học công nghệ và môi trường, y tế, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phòng và giảm tỷ trọng chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an ninh. Đồng thời điều chỉnh phân bổ tỷ trọng chi thường xuyên phải phù hợp với xu hướng phát triển. Điều này giúp cho địa phương nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình phát triển KT- XH ở địa phương.

Giải pháp 4. Hoàn chỉnh quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước:

Quy trình lập dự toán ngân sách ở địa phương phải đảm bảo các yêu cầu lập dự toán, phải dựa vào đầy đủ các căn cứ lập dự toán theo luật định, thực hiện đúng và đầy đủ trình tự xây dựng dự toán theo luật định và khâu lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN phải đúng quy trình. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm hai khâu then chốt, trọng yếu là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thật cụ thể, chi tiết và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cơ quan tài chính các cấp phải thực sự thận trọng, khách quan, thậm chí phải trao đổi, thảo luận với các đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu trong dự toán, phục vụ tốt cho việc xét duyệt dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Điều này làm cho dự toán được xét duyệt của các đơn vị sát hợp với tình hình thực tế, bám sát nhiệm vụ phát triển KT- XH năm kế hoạch của địa phương, tránh được hiện tượng áp đặt chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền.

- Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ lập dự toán và xét duyệt dự toán chi ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cụ thể phải chia kinh phí hoạt động của các đơn vị thụ hưởng ngân sách thành bốn loại kinh phí sau:

+ Về kinh phí đầu tư XDCB: Do nguồn kinh phí trong cân đối ngân sách bố trí cho chi đầu tư XDCB đảm nhận. Căn cứ nhu cầu chi đầu tư XDCB trong dự toán của các đơn vị gửi lên, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện sẽ phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhiệm vụ phát triển KT- XH năm kế hoạch, từ đó biết được dự toán XDCB nào thật sự cần thiết, cần thiết, chưa thật sự cần thiết hoặc không cần thiết. Nguồn kinh phí đảm bảo đến đâu sẽ chấp nhận dự toán đến đó, còn lại chuyển xét sau khi có kinh phí. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trãi, chưa thật sự cần thiết, kém hiệu quả.

+ Về kinh phí đảm bảo chi trả quỹ lương được duyệt: Xét dự toán của các đơn vị nếu phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản được duyệt thì chấp nhận dự toán. Kinh phí này giúp cho các đơn vị đủ chi trả lương trong năm kế hoạch.

+ Về kinh phí quản lý: Đảm bảo cho các đơn vị chi phí cho những phát sinh thường xuyên hàng năm. Do vậy cơ quan tài chính các cấp phải xây dựng định mức chi theo số biên chế được duyệt hoặc số giường bệnh bình quân được duyệt (đối với bệnh viện) hoặc số học sinh, sinh viên bình quân (đối với trường học) được duyệt sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng loại hình đơn vị, từng lĩnh vực KT- XH. Từ đó, mỗi đơn vị có số lượng được duyệt bao nhiêu nhân với định mức để xét duyệt dự toán. Điều này giúp cho dự toán được duyệt của các đơn vị sẽ có kinh phí quản lý thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế năm kế hoạch.

+ Về Kinh phí sự nghiệp, kinh phí đặc thù: Loại kinh phí này đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách tuỳ theo từng năm có nhu cầu nhiều, ít khác nhau (những khoản chi không phát sinh thường xuyên). Vì vậy, căn cứ vào nhu cầu chi trong dự toán của các đơn vị gởi lên, cơ quan tài chính sẽ phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhiệm vụ phát triển KT- XH năm kế hoạch, từ đó biết được dự toán chi thật sự cần thiết, cần thiết, chưa thật sự cần thiết hoặc không cần thiết. Nguồn kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách đảm bảo đến đâu sẽ chấp nhận dự toán đến đó, còn lại chuyển xét sau khi có kinh phí. Cơ sở chuẩn mực trên sẽ khắc phục được tình trạng bất bình đẳng giữa các đơn vị thụ hưởng ngân sách, do các đơn vị đều thực hiện một định mức chi dự toán như nhau thì có cơ quan dư thừa kinh phí nhưng cũng có đơn vị không đủ kinh phí hoạt động. Đồng thời, cũng khắc phục được những hạn chế do trình độ lập dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Giải pháp 5. Hoàn thiện tổ chức quản lý quá trình chấp hành chi ngân sách nhà nước:

- Đối với chi đầu tư phát triển:

+ Phải cụ thể hoá dự toán được duyệt chi đầu tư phát triển cả năm chia ra từng quý, tháng theo tính quy luật, mùa vụ của năm báo cáo (quý, tháng nào chi nhiều? quý, tháng nào chi ít ? mức độ chi như thế nào?); rà soát, xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các các quý, tháng cho phù hợp với tình hình thực tế dự

kiến của năm kế hoạch; hình thành hạn mức chi đầu tư phát triển để lên sơ đồ tiến độ tạm ứng, cấp phát vốn cho chi đầu tư phát triển. Chủ động nguồn để đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bị động nguồn đảm bảo nhu cầu chi tiêu và hạn chế đến mức tối thiểu những điều chỉnh, thay đổi dự toán trong quá trình thực hiện theo luật định và phải xử lý tình huống không cần thiết trong quá trình thực hiện;

+ Xây dựng mô hình quản lý đầu tư XDCB cần xác định các khâu trọng yếu như: Tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu; đấu thầu công khai; mở rộng đối tượng giám sát tiến độ, chất lượng thi công; công khai tiêu chuẩn nền móng, vật tư tại công trình; cơ sở xem xét nghiệm thu quyết toán công trình, phải đảm bảo được sự kiểm tra chéo, khách quan.;

+ Phải đặc biệt chú trọng kiểm soát tính cơ bản, trọng yếu của hồ sơ, chứng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 67)