Quyết toán chi NSNN:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 33)

7. Kết cấu nội dung luận văn

1.3.3.Quyết toán chi NSNN:

1.3.3.1. Ý nghĩa của quyết toán chi NSNN:

- Là khâu cuối cùng xác định kết quả thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch phát triển KT- XH trong quá trình quản lý NSNN.

- Là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch phát triển KT- XH trong quá trình quản lý NSNN.

- Là bài học kinh nghiệm quản lý, điều hành NSNN trong những năm tiếp sau. 1.3.3.2. Nội dung quyết toán chi NSNN.

Quyết toán chi NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Các đơn vị dự toán, cơ quan tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán ngân sách theo quy định của pháp luật về kế toán. Cụ thể:

- Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán theo chế độ quy định.

- Thực hiện việc chỉnh lý quyết toán ngân sách trong thời gian chỉnh lý quyết toán, là thời gian quy định cho ngân sách các cấp thực hiện các việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn chỉnh số liệu để quyết toán ngân sách năm báo cáo.

- Quyết toán NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật định đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo Mục lục NSNN. Đồng thời, thực hiện đúng trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán NSNN năm theo quy định. Sau đó, báo cáo quyết toán ngân sách các cấp được thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.

- Báo cáo quyết toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải đảm bảo đầy đủ các biểu, mẫu theo chế độ quy định và chấp hành đúng quy định về thời hạn báo cáo kế toán, thời hạn chỉnh lý quyết toán, thời hạn báo cáo quyết toán năm. - Kết dư ngân sách ngân sách cấp tỉnh được chuyển năm mươi phần trăm (50%) vào quỹ dự trữ tài chính, năm mươi phần trăm (50%) vào thu ngân sách năm sau. Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định thì chuyển toàn bộ vào thu ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách cấp huyện và ngân sách xã được chuyển vào thu ngân sách năm sau (100%).

- Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên phải lập báo cáo quyết toán năm theo mẫu biểu quy định gửi cơ quan tài chính nhận ủy quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng cấp. Cơ quan tài chính nhận uỷ quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp xét duyệt và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền. Cơ quan tài chính uỷ quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí uỷ quyền của cơ quan tài chính nhận uỷ quyền và tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách cấp ủy quyền.

- Cơ quan tài chính, cơ quan thu ngân sách, cơ quan Kho bạc Nhà nước, đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp.

- Việc kiểm toán quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định. Khi nhận được kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trước khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN, HĐND phê chuẩn quyết toán NSĐP và thông báo cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 33)