Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 64)

7. Kết cấu nội dung luận văn

2.7.3.Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước:

Trong chấp hành dự toán chi ngân sách còn những bất cập sau:

- Sự phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp đối với trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hổ trợ, tạo điệu kiện cho ngân sách cấp dưới để chấp hành tốt dự toán được duyệt theo các chỉ tiêu tài chính, KT- XH chưa tốt. Ngược lại, ngân sách cấp dưới chưa chấp hành tốt việc hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên; chưa thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết.

- Việc chi đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả; tiêu cực, thất thoát trong đầu tư chưa được khắc phục tốt; chưa có mô hình quản lý tốt đầu tư XDCB.

- Quản lý chi thường xuyên đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách vẫn phổ biến theo cơ chế cũ “xin cho” còn hơi nặng “Bao cấp” đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập như: Các đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, bị động, điều chỉnh cho phù hơp với tình hình thực tế khó khăn, bị giám sát quá chặt chẽ không cần thiết, nặng về đối phó hình thức, dễ phát sinh tiêu cực, nặng về chủ quan hình thức trong quản lý và điều hành, kém hiệu quả….

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng còn có quan điểm, kết luận trái ngược nhau, nhất là giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước ở địa phương, làm cho tình hình chấp hành chi NSNN ở địa phương khó khăn, phức tạp không cần thiết, kém hiệu quả hoặc gây “phiền hà”, nhũng nhiễu, “tiêu cực” đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

- Việc cụ thể hoá dự toán NSNN được duyệt để chỉ đạo quá trình thực hiện ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đối với cơ quan tài chính các cấp chưa thực sự khoa học, hợp lý. Điều này đôi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh, thay đổi dự toán trong quá trình thực hiện theo luật định, dẫn đến bị động và phải xử lý tình huống không cần thiết.

- Quản lý chi theo ngành KT- XH cơ quan tài chính quản lý đơn vị dự toán cấp II, III, IV ở địa phương ít quan tâm kiểm tra, dẫn đến tình trạng buông lỏng và sự thoát ly khỏi tầm quản lý, điều hành nghiệp vụ của ngành tài chính, cũng như việc quản lý tài chính đối với các ngành chủ quản ngoài ngành tài chính không thể chuyên sâu. Đồng thời, thủ tục cấp phát phải qua khâu trung gian là Sở chuyên ngành sẽ có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ, không kịp thời đáp ứng kinh phí cho hoạt động cho ngành.

- Quản lý chi theo từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cũng còn những hạn chế phải quan tâm khắc phục như: Trong cùng một hoạt động nghiệp vụ nhưng ở mỗi cấp chính quyền địa phương khác nhau lại quyết định chi những khoản kinh phí khác nhau, dẫn đến tình trạng không bảo đảm tính thống nhất trong quản lý chi tiêu ngân sách.

- Quản lý chi ngân sách theo chương trình mục tiêu vẫn còn tồn tại tình trạng, cơ quan tài chính được ủy quyền thiếu quan tâm quản lý, vì cho rằng đó không phải tiền của ngân sách cấp mình.

- Việc kiểm soát chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua khá tốt. Song cũng còn những vấn đề cần sớm giải quyết như: Việc kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước còn quá nặng về hình thức chứng từ, gây khó khăn, phiền hà cho các đơn vị không cần thiết, chưa phân biệt tính cơ bản, trọng yếu trong kiểm soát chi tiêu ngân sách, đôi khi còn thiếu tính khách quan, bình đẳng đối với các đơn vị, giữa cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước đôi khi chưa nhất quán trong quản lý chi NSNN tại địa phương.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 64)