Chấp hành kế hoạch chi NSNN:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 57)

7. Kết cấu nội dung luận văn

2.4.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN:

2.4.2.1. Tổ chức cụ thể hoá kế hoạch chi NSNN chỉ đạo quá trình thực hiện: Việc cụ thể hoá dự toán NSNN được duyệt để chỉ đạo quá trình thực hiện ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đối với cơ quan tài chính các cấp thực hiện theo tiến độ của năm báo cáo, từ đó xác định dự toán chia ra quý, tháng, năm kế hoạch để chỉ đạo quá trình thực hiện. Đồng thời các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng căn cứ vào nhu cầu chi tiêu từng quý, tháng để xác định dự toán xin kinh phí hoạt động, cơ

quan tài chính xem xét chấp nhận hoặc điều chỉnh dự toán của các đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm soát chi. Điều này đôi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh, thay đổi dự toán trong quá trình thực hiện theo luật định, dẫn đến bị động và phải xử lý tình huống không cần thiết.

2.4.2.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí của NSNN:

Quản lý chi ngân sách ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua các hình thức cấp phát kinh phí các năm gần đây thực hiện khá tốt theo định chế, phối hợp khá nhịp nhàng giữa ba hình thức quản lý chi NSĐP:

- Quản lý chi theo ngành KT- XH (quản lý kinh phí hoạt động theo ngành dọc phù hợp theo phân cấp quản lý nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp theo luật định). Song, cũng còn những tồn tại cần phải quan tâm khắc phục là cơ quan tài chính quản lý đơn vị dự toán cấp II, III, IV ở địa phương ít quan tâm kiểm tra, dẫn đến tình trạng buông lỏng và sự thoát ly khỏi tầm quản lý, điều hành nghiệp vụ của ngành tài chính, cũng như việc quản lý tài chính đối với các ngành chủ quản ngoài ngành tài chính không thể chuyên sâu. Việc kiểm tra, thanh tra theo ngành sẽ hạn chế, từ đó dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, kém hiệu quả trong quản lý cấp phát kinh phí. Đồng thời, thủ tục cấp phát phải qua khâu trung gian là Sở chuyên ngành sẽ có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ, không kịp thời đáp ứng kinh phí cho hoạt động cho ngành.

- Quản lý chi theo từng đối tượng thụ hưởng ngân sách được cơ quan tài chính trực tiếp cấp phát kinh phí cho đơn vị thụ hưởng ngân sách (đơn vị dự toán cấp I) theo dự toán được duyệt. Các đơn vị này có trách nhiệm quản lý sử dụng và thanh quyết toán với cơ quan tài chính đồng cấp. Hình thức quản lý này khắc phục được những tồn tại của hình thức quản lý chi theo ngành KT- XH. Song, cũng còn những hạn chế phải quan tâm khắc phục là cùng một hoạt động nghiệp vụ nhưng ở mỗi cấp chính quyền địa phương khác nhau lại quyết định chi những khoản kinh phí khác nhau, dẫn đến tình trạng không bảo đảm tính thống nhất trong quản lý chi tiêu ngân sách.

- Quản lý chi ngân sách theo chương trình mục tiêu, nếu nguồn kinh phí thực hiện dự án hoặc chương trình mục tiêu thuộc ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó thực hiện quản lý cấp phát và thanh quyết toán, nếu đơn vị thụ hưởng kinh phí chương trình mục tiêu thuộc ngân sách cấp dưới quản lý thì ngân sách cấp trên ủy quyền cho ngân sách cấp dưới quản lý cấp phát theo chương trình mục tiêu và dự án được duyệt, đồng thời chuyển số kinh phí ủy quyền cho cấp ngân sách dưới (được ủy quyền quản lý). Song, vẫn còn tồn tại là cơ quan tài chính được ủy quyền thiếu quan tâm quản lý (vì không phải tiền của ngân sách cấp mình).

Về các hình thức cấp phát ngân sách ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh như: Cấp phát "Hạn mức kinh phí", cấp phát "Lệnh chi tiền", cấp phát " XDCB", cấp phát "Kinh phí uỷ quyền" trong thời gian qua thực hiện khá tốt theo luật định.

Về các hình thức quản lý chi NSNN đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh như: "Thu đủ - Chi đủ", "Gán thu - Bù chi", "Ghi thu - Ghi chi" trong thời gian qua được đánh giá là khá phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng đơn vị thụ hưởng ngân sách.

2.4.2.3. Kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước:

Việc kiểm soát chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua được thực hiện khá bài bản theo quy định của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính thay thế Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 về Quy định chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước; toàn bộ dự toán chi NSNN được nhập vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS.

Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần sớm giải quyết như: Việc kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước còn quá nặng về hình thức chứng từ, gây khó khăn, phiền hà cho các đơn vị không cần thiết, chưa phân biệt tính cơ bản, trọng yếu trong kiểm soát chi tiêu ngân sách, đôi khi còn thiếu tính khách quan, bình đẳng đối với các

đơn vị, giữa cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nươc đôi khi chưa nhất quán trong quản lý chi NSNN tại địa phương.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)