2. Mục đích
3.1.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con
3.1.2.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn con
Bảng 3.3 Sinh trƣởng tích luỹ của lợn con theo mẹ
Chỉ tiêu ĐVT L06 X C22 M16 X C22 M304 X C22 X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) 1. Số lợn con
theo dõi con 104 103 101
2. KL sơ sinh kg/con 1,45 ± 0,02 15,17 1,45 ± 0,02 13,10 1,49 ± 0,02 11,40 3. KL lúc CS (21 ngày) kg/con 5,87 ± 0,07 12,26 5,90 ± 0,06 9,54 5,91 ± 0,06 9,81 4. KL lúc 42 ngày kg/con 11,35 a ± 0,12 10,39 12,20b ± 0,13 10,52 12,26b ± 0,13 10,16 5. KL lúc 56 ngày kg/con 16,85 a ± 0,18 10,44 18,19b ± 0,20 10,66 18,30b ± 0,19 10,32 So sánh % 100 107,95 108,60
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05. 0 5 10 15 20
KL sơ sinh KL CS (21 ngày) Kl lúc 42 ngày KL lúc 56 ngày
Thời điểm theo dõi Khối lƣợng
(kg)
L06 X C22 Max 16 X C22 Max 304 X C22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả bảng trên cho thấy, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng lúc 21 ngày tuổi, khối lượng lúc 42 và khối lượng lúc 56 ngày tuổi của các tổ hợp lai có xu hướng tăng lên từ tổ hợp sử dụng lợn đực Landrace thuần, Pietrain thuần đến lợn đực lai M304. Trong đó, khối lượng lợn con ở các giai đoạn tuổi của tổ hợp lai (M304 x C22) và (M16 x nái C22) có sự sai khác rõ rệt (Pα<0,05) với tổ hợp (L06 x C22).
Không có sự sai khác về chỉ tiêu khối lượng giữa ba tổ hợp lai ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa (21 ngày), cụ tthể: Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa của ba tổ hợp lai (L06 x C22); (M16 x C22) và (M304 x C22) tương ứng là: 1,45; 1,45; 1,49 và 5,87; 5,90; 5,91. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cho lợn mẹ đối với sinh trưởng của lợn con giai đoạn thai và theo mẹ và phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào khả năng tiết sữa nuôi con của cơ thể lợn mẹ, điều kiện kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng của cơ sở. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đúng quy trình kỹ thuật sẽ nâng cao khả năng sử dụng thức ăn của lợn mẹ từ đó nâng cao được khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ, nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn cai sữa và sau cai sữa lợn con. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2. cho thấy sản lượng sữa mẹ ở ba tổ hợp lai là tương đương nhau và không có sự sai khác về thống kê (Pα >0,05). Kết quả của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005) [18], ở tổ hợp lai đực Pietrain x nái (L x Y), khối lượng sơ sinh/con là 1,50 kg và khối lượng 21 ngày tuổi 5,94 kg và 1,42 kg; 7,39 kg (cai sữa lúc 28,85 ngày tuổi) (2006). Theo công bố của Phan Xuân Hảo và cộng sự. (2009) [8], tổ hợp lai đực (P x D) x nái (L x Y) đạt khối lượng sơ sinh/con là 1,46 kg và khối lượng 21 ngày đạt 5,53 kg/con.
Ở giai đoạn sau cai sữa lợn con cai sữa có tính thích nghi với môi trường mạnh mẽ hơn lợn con sơ sinh, lúc này lợn con tăng trong nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trước khi cai sữa, khả năng thu nhận, chuyển hoá thức ăn và khả năng tích luỹ của con lai. Do vậy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giai đoạn sau cai sữa đến 56 ngày tuổi, xuất hiện sự sai khác về khối lượng lúc 42 và 56 ngày tuổi giữa hai tổ hợp lai đực (M16 x nái C22); đực (M304 x nái C22) so với công thức lai đực (L06 x nái C22) tương ứng là: 18,19 kg/con; 18,30 kg/con và 16,85 kg/con (Pα<0,05), tương ứng cao hơn 7,95% và 8,60%. Điều này cho thấy ảnh hưởng của lợn đực giống bắt đầu phát huy. Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2008) [27] cho thấy có sự khác nhau về khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi khi sử dụng lợn đực khác nhau, cụ thể ở công thức lai đực {L06 x nái (L x Y)} là 20,82 kg và của công thức lai {D x F1(LxY)} là 21,17 kg. Có tác giả khi nghiên cứu sử dụng đực lai L19 và LY phối giống với lợn nái Móng Cái cũng cho thấy sự khác biệt về khối lượng lợn con ở 56 ngày tuổi của các công thức lai. Ở công thức lai (♂L19 x
♀MC) có khối lượng trung bình là 14,34 kg/con cao hơn công thức lai (♂LY x
♀MC) có khối lượng trung bình là (13,26 kg/con), đồng thời công thức lai (♂LY x ♀MC) cao hơn công thức lai (♂L x ♀MC) có khối lượng trung bình là (12,81 kg/con), sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức (Pα < 0,05).
Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con được thể hiện qua bảng 3.4 và biểu đồ hình 3.2.
3.1.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con
Bảng 3.4 Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con (g/con/ngày). Chỉ tiêu L06 X C22 Max 16 X C22 Max 304 X C22 X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%)
Số lợn con theo dõi 104 103 101
SS - 21 ngày 209,79a ± 2,62 12,10 210,22a ± 1,99 9,11 209,78a ± 2,13 9,95 22 - 42 ngày 260,57a ± 2,49 9,21 303,93b ± 4,34 13,62 304,6b ± 4,37 11,14 43 - 56 ngày 391,13a ± 5,40 13,18 423,52b ± 5,70 12,83 442,09b ± 5,73 12,50 BQ (SS - 56 ngày) 256,26a ± 2,77 10,32 278,85b ± 3,10 10,69 281,26b ± 3,11 10,66
So sánh (%) 100 108,81 109,75
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả trên cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn con trong thời kỳ 3 tuần tuổi không cao và chưa có sự khác biệt giữa các tổ hợp lai (Pα>0,05). Tuy nhiên, sang giai đoạn tiếp theo sinh trưởng tuyệt đối của lợn có xu hướng khác biệt hơn. Giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi là 303,93; 304,60 và 260,57g/con/ngày tương ứng các tổ hợp lai (M16 x C22) và (M304 x C22) cao hơn so với tổ hợp lai (L06 x C22). Ở giai đoạn 43 - 60 ngày tuổi tương ứng là 423,52; 442,09 và 391,13 g/con/ngày. Sự khác biệt giữa hai tổ hợp lai có giống lợn Pietrain so với lợn thuần Landrace là có ý nghĩa thống kê (Pα<0,05). So sánh ở tổ hợp lai giữa lợn đực Pietrain thuần và đực lai, chúng ta thấy xuất hiện sự sai khác về sinh trưởng tuyệt đối, mặc dù sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê nhưng cũng đã cho thấy chiều hướng ảnh hưởng của lợn đực lai đối với sinh trưởng của lợn con.
Sự khác biệt này được minh họa trên biểu đồ hình 3.2.
0 100 200 300 400 500
SS - 21 ngày 21 - 42 ngày 42 – 60 ngày BQ cả GĐGiai đoạn
Khối lƣợng (g/con/ngày)
L X C22 Max 16 X C22 Max 304 X C22
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi (gr/con/ngày)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trên cơ sở sinh trưởng tích luỹ của ba tổ hợp lai, chúng tôi tiến hành tính toán sinh trưởng tương đối của lợn con, kết quả thể hiện ở bảng 3.5.
3.1.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, sinh trưởng tương đối của đàn lợn con lai sinh ra từ các công thức lai (L06 x nái C22), (♂M16 x nái C22) và (♂M304 x C22) đều tuân theo quy luật chung là giảm dần theo giai đoạn tuổi. Đối với lợn con thuộc công thức (♂L06 x ♀C22) sinh trưởng tương đối của các giai đoạn giảm từ 119,94 - 63,71 - 39,28% tương ứng các giai đoạn từ sơ sinh - 21; 22 - 42 và 43-60 ngày tuổi. Tương tự như vậy, lợn con sinh ra từ công thức (♂M16 x ♀C22) là 120,59 - 69,61 - 38.93% và lợn con sinh ra từ công thức (♂M304 x ♀C22) là 118,68 - 69,89 - 40,45%. Trong đó, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm nhanh nhất ở lợn lai sinh ra từ công thức lai (♂L06 x
♀C22), sau đến công thức lai (♂M16 x ♀C22) và cuối cùng là đến công thức lai (♂M304 x ♀C22).
Bảng 3.5. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi (%)
Chỉ tiêu ĐVT L 06X C22 Max 16 X C22 Max 304 X C22 X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) Số lợn con
theo dõi con 104 103 101
SS- 21 ngày % 119,94a ± 0,38 3,05 120,59a ± 0,30 2,41 118,68a ± 0,26 2,17 22 - 42 ngày % 63,71a ± 0,31 4,74 69,61a ± 0,52 7,11 69,89a ± 0,57 8,01 43 - 56 ngày % 39,28a ± 0,45 11,10 38,93a± 0,28 6,93 40,45a ± 0,26 6,32
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 30 60 90 120 150
SS- 21 ngày 22 - 42 ngày 42 - 56 ngàyGiai đoạn Khối lượng
(% )
L 06X C22 Max 16 X C22 Max 304 X C22
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trƣởng tƣơng đối của lợn từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi