Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 42)

2. Mục đích

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Sức sản xuất của lợn nái C22: Tỷ lệ phối đạt, số con đẻ ra/lứa, số con còn sống sau 24 giờ, số con còn sống đến 21 ngày (cai sữa), số con còn sống đến 42 ngày và 56 ngày, khối lượng của lợn con sơ sinh, khối lượng lúc 21 ngày (cai sữa), khối lượng 42 ngày và khối lượng 56 ngày (kg/con), tiêu tốn thức ăn, sản lượng sữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đàn thương phẩm:

Khối lượng bắt đầu (khi được 56 ngày tuổi), 90 ngày tuổi, 120 ngày tuổi và khi kết thúc nuôi vỗ béo.

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn tuổi.

Khả năng sản xuất thịt: khối lượng móc hàm, tỉ lệ móc hàm, khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da,độ dày mỡ lưng, dài thân…

2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

a. Các chỉ tiêu về sức sinh sản của lợn nái

- Tỷ lệ thụ thai (%): Được tính bằng công thức:

 số con lợn nái phối giống có chửa

Tỷ lệ thụ thai (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100  số lợn nái được phối giống

- Số con đẻ ra/lứa (con): Đếm tổng số con đẻ ra của một lứa đẻ. Tính trung bình số con đẻ ra đối với cả lô thí nghiệm

- Số con còn sống để lại nuôi (con): Đếm số con còn sống để lại nuôi sau 24 giờ (loại trừ những con quá bé, khuyết tật).

- Số con sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (con).

- Tỷ lệ nuôi sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (%) được tính bằng công thức: Số con còn sống ở thời điểm xác định

Tỷ lệ nuôi sống (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100 Số con còn sống để lại nuôi

- Sản lượng sữa (kg): Cân khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi - Khối lượng của lợn con: cân lợn các giai đoạn: Sơ sinh, 21 ngày (cai sữa), 42 ngày, 56 ngày.

- Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng lợn con lúc cai sữa (kg) và từ lúc cai sữa đến 56 ngày tuổi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của cả con mẹ và đàn con của từng giai đoạn. Tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức:

 thức ăn tiêu thụ mẹ + con (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con CS = ––––––––––––––––––––––––––––

KL toàn ổ lúc CS

 thức ăn tiêu thụ (kg) Tiêu tốn TA/1kg tăng KL từ CS - 56 ngày = ––––––––––––––––––––––

KL tăng từ CS đến 56 ngày

Ghi chú: Tổng thức ăn tiêu thụ là thức ăn cho lợn con từ cai sữa đến 56 ngày b. Sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn thương phẩm:

- Sinh trưởng tích lũy của lợn thương phẩm: Cân khối lượng lợn con lúc 2, 3, 4 và 5 tháng tuổi (kết thúc thí nghiệm). Cân vào buổi sáng, cùng một chiếc cân và người cân.

- Sinh trưởng tương đối tính theo công thức R (%) = P2 - P1

(P2 + P1)/2 Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) P1 là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2 là khối lượng cân cuối kỳ (kg) - Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức:

A (g/con) = P2 - P1 t2 - t1

Trong đó: A: là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

P1: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 (g). P2: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t2 (g).

- Lượng thức ăn tiêu thụ cho một con được tính theo công thức sau: TTTA/con = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính sự tỷ lệ % giữa lượng thức ăn tiêu thụ/ngày và khối lượng của lợn thí nghiệm.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng TTTA/kg KL =

Tổng TTTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm (kg))

Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

- Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng

Chi phí TA/kg KL (đ)= Tổng CPTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm)

Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

- Phương pháp mổ khảo sát: Khi kết thúc giai đoạn thí nghiệm, tiến hành mổ khảo sát năng suất thịt ở khối lượng xấp xỉ 80 kg. Phương pháp mổ khảo sát tuân theo phương pháp mổ của Liên Xô cũ. Một số nội dung cơ bản như sau:

Để lợn nhịn ăn 24 giờ, cân khối lượng hơi. Chọc tiết và xác định khối lượng tiết, cạo lông bằng nước sôi 800C. Mổ lấy nội tạng và tiến hành xác định các chỉ tiêu như: khối lượng móc hàm, khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt nạc, mỡ, xương và da.

Xác định được tỷ lệ % móc hàm, thịt xẻ, thịt nạc, mỡ, xương và tỷ lệ hao hụt.

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) x 100 Khối lượng hơi (sống)

Tỷ lệ thịt nạc (%) = Khối lượng thịt nạc (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt mỡ (%) = Khối lượng thịt mỡ + mỡ bụng (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ xương (%) = Khối lượng xương (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ da (%) = Khối lượng da (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ hao hụt (%) = Khối lượng thịt xẻ - (Pnạc + Pmỡ + Pxương + Pda) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập, được sử lý và phân tích thống kê trên phần mềm Minitab version 13, so sánh theo phương pháp Tukey. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình (X), sai số của số trung bình (m X ) và hệ số biến dị (Cv %).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái bố mẹ C22 khi phối giống lợn đực Landrace, Pietrain và Maxter 304 giống lợn đực Landrace, Pietrain và Maxter 304

3.1.1 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái giống C22 khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra phối giống với các lợn đực giống kiểm tra

Bảng 3.1. Kết quả phối giống và thời gian mang thai của lợn nái C22

Chỉ tiêu ĐVT Đực L06 Đực Max 16 Đực Max 304 X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) 1. Số nái theo dõi con 12 - 12 - 12 - 2. Số nái có chửa con 10 - 10 - 10 - 3. Tỷ lệ thụ thai (phối lần 1) % 83,33 - 83,33 - 83,33 4. Thời gian mang thai ngày 114,60a ± 0,25 0,71 114,80a ± 0,26 0,71 114,95a ± 0,22 0,63

Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05.

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng số nái theo dõi phối giống là 36 nái, số nái có chửa ở lần phối giống thứ nhất là 30 nái, đạt 83,33 %. Tỷ lệ thụ thai của lợn nái theo dõi nằm trong khoảng biến động chung so với các kết quả nghiên cứu khác. Tuy nhiên, không có sự sai khác về tỷ lệ phối đạt lần I của cả ba công thức, điều cho thấy ảnh hưởng của các giống loại lợn đực kiểm tra đến tỷ lệ phối giống đạt chưa rõ ràng, mà chỉ chịu ảnh hưởng của việc xác định thời điểm phối giống thích hợp, mức độ động dục của lợn nái hoặc kỹ thuật phối giống không đúng quy trình ... Hiệu quả thụ thai có mối quan hệ chặt chẽ với phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống, phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống nào đạt chỉ tiêu VAC cao thì hiệu quả thụ thai cao. Lợn đực giống VAC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có hơn 27 tỷ tinh trùng cho tỷ lệ thụ thai trên 80% và hơn 59 tỷ tinh trùng cho tỷ lệ thụ thai là 93,9%... tỷ lệ thụ thai cao nhất đạt 95,8- 96,6% tương ứng với những lợn nái được dẫn tinh với liều 1 hoặc 2 tỷ tinh trùng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn có thể là một phần là do yếu tố này.

Thời gian mang thai của ba công thức lai không có sự khác biệt thống kê (Pα>0,05), dao động trong khoảng từ 114,60 - 114,95 ngày. Có thể nói lợn nái C22 có số ngày mang thai nằm trong khoảng biến động chung của các loại lợn nái ngoại khác. Nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2003) [1], số ngày mang thai của dòng Yorkshire và Landrace là: 114,20 và 114,19 ngày theo thứ tự tương ứng.

Kết quả theo dõi về khả năng sinh sản của lợn nái C22 khi phối giống bằng lợn đực Landrace, Pietrain và đực lai 304 được trình bày tại bảng 3.2 .

Kết quả ở bảng 3.2. cho thấy, năng suất sinh sản của lợn nái C22 phối với lợn đực Landrace, Pietrain và đực lai 304 đều tương đối tốt thể hiện các chỉ tiêu như số con đẻ ra/ổ, số con còn sống sau 24 h (để nuôi), số con còn sống đến cai sữa, số con còn sống đến 42 ngày và số con còn sống đến 56 ngày ở cả ba tổ hợp lai đều khá cao.

Số con đẻ ra/ổ của lợn nái lai C22 khi phối với đực giống Pietrain tương đương khi cho phối giống đực Landrace và cao hơn một chút so với phối với đực lai 304, với kết quả tương ứng: 11,60; 11,50 và 10,80 con/ổ, tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (Pα>0,05). Trong đó, kết quả thu được về số con/ổ của lợn nái C22 phối giống với đực Pietrain (M16) cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005) [18], (2006) [19] chỉ đạt 10,60 và 10,76. Điều này có thể do điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng, quản lý, phối giống đúng thời điểm cho lợn nái, việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo điều kiện cho bào thai phát triển từ đó nâng cao số con đẻ/lứa của lợn nái. Trong ba công thức lai, công thức lai đực M304 x cái C22 có số con đẻ ra/ổ thấp nhất (10,80 con/ổ), ở đây có thể ưu thế lai về năng suất sinh sản của tổ hợp lai M 304 x C22 chưa được thể hiện rõ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

về chỉ tiêu này tương đương kết quả của Nguyễn Văn Đồng và cs.(2004), khi nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái C22 và CA cho biết: số con sơ sinh sống/ổ là 10,14 và 10,21; số con để nuôi 9,82 và 9,96; số con cai sữa 9,06 và 9,10; tỷ lệ sống đến cai sữa 92,21% và 91,39% theo thứ tự từng loại lợn nái. Kết quả của các tác giả Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi (2009) [16] là 10,41 con/ổ khi cho phối giống cái F1 (Y x L) x đực (D x L), Phan Văn Hùng, Đặng Vũ Bình (2008) [11] với kết quả 10,55; 10,86 khi phối giống đực L19 x F1 (L x Y); đực L19 x F1 (Y x L); của tác giả Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thuý (2009) [8] là 11,75 con/ổ, của Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010) [20] là 11,45 con/ổ ở tổ hợp lai đực (P x D) x cái (L x Y).

Bảng 3.2. Khả năng sinh sản của lợn nái C22 khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra

Chỉ tiêu ĐVT Đực L06 Đực Max 16 Đực Max 304 X± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%)

1. Số con đẻ ra/ổ con 11,50a ± 0,21 18,86 11,60a ± 0,61 18,18 10,80a ± 0,46 14,25 2. Số con còn sống

sau 24 giờ/ổ con 10,40a ± 0,14 13,75 10,30a ± 0,19 19,41 10,10a ± 0,13 13,56 3. Tỷ lệ đẻ ra sống

sau 24 giờ % 90,43 - 88,79 - 93,51 -

4. Số con còn sống

đến cai sữa/ổ con 9,40

a ± 0,09 10,21 9,40a ± 0,14 15,21 9,60a ± 0,12 13,12 5. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 90,04 - 91,26 - 95,04 - 6. Số con còn sống đến 42 ngày con 9,30a ± 0,10 11,38 9,20a ± 0,15 16,04 9,30a ± 0,13 13,46 7. Tỷ lệ nuôi sống đến 42 ngày % 88,57 - 89,32 - 92,07 - 8. Số con còn sống đến 56 ngày con 9,10a ± 0,11 12,09 9,20a ± 0,15 16,04 9,30a ± 0,13 13,46 9. Tỷ lệ số con sống đến 56 ngày % 86,66 - 89,32 - 92,07 - 10. Sản lượng sữa lợn mẹ kg 55,26 a ± 0,07 12,60 55,19a ± 0,06 9,75 56,78a ± 0,06 9,88

Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ tiêu số con còn sống sau 24 h cao nhất ở tổ hợp lai (L06 x C22) là 10,40; tiếp theo là tổ hợp lai (M16 x C22) đạt 10,20 và tổ hợp lai (M304 x C22) là 10,10. Mặc dù sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (Pα>0,05), nhưng cũng cho thấy thiên hướng ổn định của các dòng thuần về chỉ tiêu số con đẻ/lứa hơn so với dòng đực lai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với một số nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010) [20] cho biết số con để nuôi ở tổ hợp lai này là 10,45 và theo Johns Millard (1993) [32] năng suất sinh sản giống Landrace của đàn hạt nhân ở Anh là 10,82. Khi so về kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này ở công thức lai (M304 x C22) cho thấy, kết quả thu được của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thuý (2009) [8] là 11,18 con/ổ, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010) [20] 10,88 con /ổ ở tổ hợp lai đực (P x D) x cái (L x Y) song lại tương đương so với khả năng sinh sản của giống Pietrain thuần nuôi ở Pháp là 10,50 (1991) và 10,30 (1992), (Nguồn France Hybrides, 1993) [31].

Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu số con còn sống các giai đoạn cai sữa, 42 và 56 ngày tuổi cho thấy diễn biến có chiều ngược lại; ở công thức lai (M304 x C22) lại tốt hơn các tổ hợp lai sử dụng lợn đực thuần chủng. Số con còn sống đến cai sữa tương ứng các tổ hợp lai trên là: 9,60; 9,40 và 9,40; Số con còn sống đến 42 ngày tuổi tương ứng là 9,30; 9,20 và 9,30; Số con còn sống đến 56 ngày tuổi là 9,30; 9,20 và 9,10. Tỷ lệ sống và tỷ lệ nuôi sống lợn con ở cả ba công thức lai trên đều khá cao, cao nhất ở công thức lai M 304 x C22 đạt 92,07 %. Mặc dù vẫn không có sai khác về thống kê (Pα> 0,05), nhưng cũng cho thấy sức sống của đàn con của lợn đực lai. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006) [19]: 9,70; 9,39 và 9,12 và tỷ lệ nuôi sống 93,43%. Theo Phan Văn Hùng, Đặng Vũ Bình, (2008) [11] khi phối giống đực L19 x F1(L x Y); đực L19 x F1(Y x L) số con 21 ngày/ổ là: 9,89; 10,32. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho phối giống đực lai Mx 304 với nái C22 tuy chưa cải tiến được số con/ổ nhưng lại nâng cao được số con còn sống sau 24 h, số con cai sữa, 42 ngày và số con còn sống đến 56 ngày so với hai công thức lai giữa đực L06 x nái C22 và đực M16 x nái C22.

3.1.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con

3.1.2.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn con

Bảng 3.3 Sinh trƣởng tích luỹ của lợn con theo mẹ

Chỉ tiêu ĐVT L06 X C22 M16 X C22 M304 X C22 X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) 1. Số lợn con

theo dõi con 104 103 101

2. KL sơ sinh kg/con 1,45 ± 0,02 15,17 1,45 ± 0,02 13,10 1,49 ± 0,02 11,40 3. KL lúc CS (21 ngày) kg/con 5,87 ± 0,07 12,26 5,90 ± 0,06 9,54 5,91 ± 0,06 9,81 4. KL lúc 42 ngày kg/con 11,35 a ± 0,12 10,39 12,20b ± 0,13 10,52 12,26b ± 0,13 10,16 5. KL lúc 56 ngày kg/con 16,85 a ± 0,18 10,44 18,19b ± 0,20 10,66 18,30b ± 0,19 10,32 So sánh % 100 107,95 108,60

Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05. 0 5 10 15 20

KL sơ sinh KL CS (21 ngày) Kl lúc 42 ngày KL lúc 56 ngày

Thời điểm theo dõi Khối lƣợng

(kg)

L06 X C22 Max 16 X C22 Max 304 X C22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng trên cho thấy, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng lúc 21 ngày tuổi, khối lượng lúc 42 và khối lượng lúc 56 ngày tuổi của các tổ hợp lai có xu hướng tăng lên từ tổ hợp sử dụng lợn đực Landrace thuần, Pietrain

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)