Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 36)

2. Mục đích

1.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn lợn thương phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà chăn nuôi lợn. Lợn thương phẩm thường là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những con lai có nhiều máu của các giống khác nhau nhằm phát huy cao độ ưu thế lai của chúng.

Trong công tác giống lợn, để cải thiện nhược điểm của một số giống lợn địa phương, chúng ta đã nhập một số giống lợn ngoại cao sản từ năm 1960 như lợn đực giống Yorkshire và Landrace từ Trung Quốc, năm 1964 tiếp tục nhập lợn Đại bạch (Liên Xô), sau này tiếp tục nhập các giống lợn có năng suất cao như Landrace Nhật, Duroc, Pietrain… Mục đích của việc đưa giống lợn ngoại vào nước ta là nhằm nghiên cứu và phát triển lợn lai ở Việt Nam. Các nhà khoa học đã khai thác những ưu điểm và khắc phục một số nhược điểm của giống lợn nội như mắn đẻ, đẻ nhiều con, sức chống chịu cao với hoàn cảnh thiếu dinh dưỡng để kết hợp với các đặc tính tốt của các giống lợn ngoại, như năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi thịt ngắn, tỷ lệ nạc cao… Điều đó đã góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong ngành chăn nuôi lợn.

Từ trước năm 1975 nhiều nhà khoa học đã tiến hành lai kinh tế các giống lợn Đại Bạch, Duroc, Landrace, với các giống lợn nội với mục đích xác định hiệu quả kinh tế của các công thức lai đơn giản. Nghiên cứu lai giữa lợn Đại Bạch và Móng cái đã được các tác giả thông báo kết quả như sau: số con đẻ ra đạt 11,7 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống 92,3%, tăng trọng của lợn F1 đạt 588 gam/ngày.

Nhiều tác giả cho thấy kết quả nghiên cứu đời F2 khi cho F1 tự giao để chuyển sang hướng lai tạo giống mới. Cho biết, kết quả nghiên cứu ở đời F2 (1/2 máu Berkshire và 1/2 máu Ỉ) cho tự giao và đạt được như sau: khối lượng sơ sinh 0,7 - 0,8kg, khối lượng cai sữa 8 - 10kg, vỗ béo 10 tháng tuổi đạt 103,5kg, tỷ lệ nạc 38,9%, tiêu tốn 4,5 ĐVTA/kg tăng trọng, số con đẻ ra/lứa 8 - 10 con.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh (1984) [4] về lai kinh tế Đại Bạch x Ỉ và từ đó tạo giống mới ĐBI ở giai đoạn tự giao (1/2 máu Đại bạch,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1/2 máu Ỉ) cho thấy: số con sơ sinh đạt 10,96 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,95kg/con, cai sữa 60 ngày 10,66kg, nuôi vỗ béo đến 8 tháng đạt 85kg, tỷ lệ nạc 38,63%, tiêu tốn thức ăn 4,46 ĐVTA/kg tăng trọng.

Các kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên (1985) [15], Nguyễn Thiện và cs (1995) [24], Đinh Hồng Luận (1980) [12] đã khẳng định được lai kinh tế giữa lợn đực ngoại và nái nội cho con lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt, tăng khối lượng 420-457 g/ngày (giống nội tăng 205-336 g/ngày), chi phí thức ăn giảm từ 5,9-7,6 ĐVTA xuống còn 4,0-4,94 ĐVTA/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc được cải thiện từ 32,0-33,9% tăng lên 36,20-42,04%, khối lượng sơ sinh đạt 0,59 - 0,73kg so với lợn nội 0,45 - 0,60kg/con, khối lượng cai sữa đạt 9,00-9,40 kg/con so với 6,00-7,00 kg/con ở giống nội. Các công thức lai đã được khảo nghiệm qua nhiều năm và con lai F1 đã được nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước.

Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt và CS (1994) [23] đã thông báo về kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi lợn lai như sau: ở cặp lai ĐB (ĐB x MC) có số con đẻ ra là 13,2, số con cai sữa 10,27 và khối lượng cai sữa/ con 9,08kg tương ứng với các chỉ tiêu trên cặp lai ĐB (L x MC) có kết quả 12,1; 10 và 8,85. Lợn lai ĐB (ĐB x MC) có các chỉ tiêu nuôi vỗ béo như tăng trọng 731gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,2 ĐVTA/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 47,3%. Trong khi đó ở lợn lai L (ĐB x MC) đạt các chỉ tiêu tương ứng là 618; 3,3 và 48. Nguyễn Hải Quân và CS (1994) [17] đã nghiên cứu lai kinh tế giữa lợn đực lai F1 (L x ĐB) với nái Móng Cái, kết quả cho thấy con lai đạt thành tích cao về phần thịt có giá trị 53,4%. Kết quả kiểm tra đực lai (L x ĐB) của Đinh Văn Chỉnh (1993) [2] cho thấy: tăng trọng trong thời gian kiểm tra 629,7g/ngày, tiêu tốn 3,39 kg TA/kg tăng khối lượng. Kết quả nghiên cứu con lai (Yorkshire x Pietrain) x Yorkshire của Lê Thanh Hải (1995) [6]cho thấy, con lai đạt mức tăng trọng 537,04g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51kg/kg tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Việc sử dụng lợn đực lai (ngoại x ngoại) và lợncái lai (ngoại x ngoại) cũng được Lê Thanh Hải (1995) [6] nghiên cứu và cho thấy lợn lai D x (Y x L) đạt 567g/ngày, tiêu tốn 3,24kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 58%. Đồng thời nhiều tác giả cũng nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi lợn ngoại cho thấy lãi suất/ con đạt 288.000đ ở lợn lai 3 giống, 232.000đ ở lợn lai 2 giống và 208.000đ ở lợn thuần.

Một số kết quả nghiên cứu còn cho biết, dùng lợn đực Đại Bạch cho phối giống với lợn nái Móng Cái cho số con sơ sinh còn sống để lại nuôi, số con còn sống đến60 ngày tuổi tương ứng là: 10,7 và 9,69 con/lứa. Khối lượng sơ sinh/ ổ và 60 ngày/ ổ là: 7,17kg và 63,6kg và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 72,2%. Tuy nhiên các công thức lai trên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nên trong các năm vừa qua các nhà khoa học đã nghiên cứu cho lai tạo các giống lợn ngoại như công thức lai 3 máu, 4 máu đã tạo ra các tổ hợp có năng suất cao đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Lợn đực giống ngoại thuần và lai (Landrace L06, Pietrance Maxter 16, đực lai Maxter 304)

- Lợn nái bố mẹ C22

- Lợn lai thương phẩm (L06 x C22); (M16 x C22); (M304 x C22)

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trại giống lợn Tân Thái - Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Sức sản xuất của nái C22 khi phối giống các lợn đực Landrace (L06); Pietrain (M16) và đực lai (M304).

- Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn thương phẩm tạo ra (♂L06 x ♀C22); (♂M16 x ♀C22) và (♂M304 x ♀C22).

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn nái

Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại lợn nái C22

Số nái theo dõi 12 12 12

Loại lợn đực Landrace L06 Pietrain M16 Đực lai M304

Lứa đẻ 2-3 2-3 2-3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn thịt

Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3

Công thức lai ♂L06 x ♀C22 ♂M16 x ♀C22 ♂M304 x ♀C22

Số con 91 92 93

Tuổi theo dõi 56 -150 ngày

Loại thức ăn Cargill (1012; 1102 và HT 13S)

Bảng 2.3. Thành phần thức ăn sử dụng cho lợn thƣơng phẩm

Loại lợn Loại thức ăn

Cai sữa -56 ngày Cargill 1012 Cargill 1012 Cargill 1012 56-90 ngày Cargill 1102 Cargill 1102 Cargill 1102

90-150 ngày HT 13S HT 13S HT 13S Thành phần dinh dưỡng Thành phần Cargill 1012 Cargill 1102 HT 13S Protein tổng số % 20,0 18,50 18,00 NaCl 0,2-0,5 0,4-0,8 0,4-0,8 Canxi 0,7-1,2 0,8-1,0 0,75-1,0 Phốtpho 0,7 0,6 0,6 ME (kcl) 3.200 3150 3000

2.4.2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn

- Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nái: Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái của các thí nghiệm là tương đương nhau. Sử dụng thức ăn của Cargill, trong 1kg thức ăn có 2900-3000 kcal/kg và hàm lượng protein tiêu hoá từ 14-15% (Tuỳ theo giai đoạn chửa, nuôi con).

- Thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc lợn đực giống: Đảm bảo các chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc đồng đều giữa các lợn đực kiểm tra. Cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thức ăn: Thức ăn nuôi dưỡng lợn đực giống là thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein thô 15% và năng lượng trao đổi 3000 Kcal/kg thức ăn.

+ Nuôi dưỡng và chăm sóc: Theo quy trình của Trại giống lợn Tân Thái. + Chế độ sử dụng: Lợn đực giống trong thời gian thí nghiệm được bố trí 2-3 ngày khai thác tinh một lần, thời gian khai thác tinh vào lúc sáng sớm, mùa hè 5h- 5h30, mùa đông 6h30-7h.

- Đối với đàn lợn thương phẩm: Thí nghiệm trên đàn thương phẩm được nuôi thịt theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về khối lượng, tuổi, tính biệt và khẩu phần ăn. Mỗi công thức bố trí nuôi tại 10 lô chuồng, mỗi lô từ 8-10 con. Các lợn lai nuôi thịt theo 3 mức khẩu phần ăn:

Mức 1: lợn có khối lượng từ sau cai sữa đến 18 ± 3,0 kg với khẩu phần có tỷ lệ protein 19 - 18,5 % và 3200 - 3150 kcal ME/kg thức ăn

Mức 2: Lợn có khối lượng từ 20 đến 60 kg. Khẩu phần có tỷ lệ protein 18,5 - 18 % năng lượng 3150 - 3100 kcal ME/kg thức ăn

Mức 3: Lợn có khối lượng từ 60 kg đến khi xuất chuồng (khi kết thúc thí nghiệm). Khẩu phần có tỷ lệ protein 17% và 3000 kcal ME/kg thức ăn.

+ Chuồng trại:

Giai đoạn 1- từ cai sữa đến 90 ngày nuôi nhốt trên chuồng sàn nhựa. Giai đoạn 2- từ 90 ngày đến khi kết thúc thí nghiệm nuôi nhốt chuồng sàn bê tông. Đảm bảo thông thoáng, mát về mùa Hè và ấm về mùa Đông.

+ Nước uống tự do, sạch và đầy đủ.

+ Thức ăn: Được cung cấp từ nhà sản xuất (Cargill Việt Nam). + Chế độ cho ăn: ăn tự do bằng máng ăn tự động.

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sức sản xuất của lợn nái C22: Tỷ lệ phối đạt, số con đẻ ra/lứa, số con còn sống sau 24 giờ, số con còn sống đến 21 ngày (cai sữa), số con còn sống đến 42 ngày và 56 ngày, khối lượng của lợn con sơ sinh, khối lượng lúc 21 ngày (cai sữa), khối lượng 42 ngày và khối lượng 56 ngày (kg/con), tiêu tốn thức ăn, sản lượng sữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đàn thương phẩm:

Khối lượng bắt đầu (khi được 56 ngày tuổi), 90 ngày tuổi, 120 ngày tuổi và khi kết thúc nuôi vỗ béo.

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn tuổi.

Khả năng sản xuất thịt: khối lượng móc hàm, tỉ lệ móc hàm, khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da,độ dày mỡ lưng, dài thân…

2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

a. Các chỉ tiêu về sức sinh sản của lợn nái

- Tỷ lệ thụ thai (%): Được tính bằng công thức:

 số con lợn nái phối giống có chửa

Tỷ lệ thụ thai (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100  số lợn nái được phối giống

- Số con đẻ ra/lứa (con): Đếm tổng số con đẻ ra của một lứa đẻ. Tính trung bình số con đẻ ra đối với cả lô thí nghiệm

- Số con còn sống để lại nuôi (con): Đếm số con còn sống để lại nuôi sau 24 giờ (loại trừ những con quá bé, khuyết tật).

- Số con sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (con).

- Tỷ lệ nuôi sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (%) được tính bằng công thức: Số con còn sống ở thời điểm xác định

Tỷ lệ nuôi sống (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100 Số con còn sống để lại nuôi

- Sản lượng sữa (kg): Cân khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi - Khối lượng của lợn con: cân lợn các giai đoạn: Sơ sinh, 21 ngày (cai sữa), 42 ngày, 56 ngày.

- Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng lợn con lúc cai sữa (kg) và từ lúc cai sữa đến 56 ngày tuổi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của cả con mẹ và đàn con của từng giai đoạn. Tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức:

 thức ăn tiêu thụ mẹ + con (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con CS = ––––––––––––––––––––––––––––

KL toàn ổ lúc CS

 thức ăn tiêu thụ (kg) Tiêu tốn TA/1kg tăng KL từ CS - 56 ngày = ––––––––––––––––––––––

KL tăng từ CS đến 56 ngày

Ghi chú: Tổng thức ăn tiêu thụ là thức ăn cho lợn con từ cai sữa đến 56 ngày b. Sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn thương phẩm:

- Sinh trưởng tích lũy của lợn thương phẩm: Cân khối lượng lợn con lúc 2, 3, 4 và 5 tháng tuổi (kết thúc thí nghiệm). Cân vào buổi sáng, cùng một chiếc cân và người cân.

- Sinh trưởng tương đối tính theo công thức R (%) = P2 - P1

(P2 + P1)/2 Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) P1 là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2 là khối lượng cân cuối kỳ (kg) - Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức:

A (g/con) = P2 - P1 t2 - t1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: A: là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

P1: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 (g). P2: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t2 (g).

- Lượng thức ăn tiêu thụ cho một con được tính theo công thức sau: TTTA/con = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính sự tỷ lệ % giữa lượng thức ăn tiêu thụ/ngày và khối lượng của lợn thí nghiệm.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng TTTA/kg KL =

Tổng TTTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm (kg))

Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

- Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng

Chi phí TA/kg KL (đ)= Tổng CPTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm)

Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

- Phương pháp mổ khảo sát: Khi kết thúc giai đoạn thí nghiệm, tiến hành mổ khảo sát năng suất thịt ở khối lượng xấp xỉ 80 kg. Phương pháp mổ khảo sát tuân theo phương pháp mổ của Liên Xô cũ. Một số nội dung cơ bản như sau:

Để lợn nhịn ăn 24 giờ, cân khối lượng hơi. Chọc tiết và xác định khối lượng tiết, cạo lông bằng nước sôi 800C. Mổ lấy nội tạng và tiến hành xác định các chỉ tiêu như: khối lượng móc hàm, khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt nạc, mỡ, xương và da.

Xác định được tỷ lệ % móc hàm, thịt xẻ, thịt nạc, mỡ, xương và tỷ lệ hao hụt.

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) x 100 Khối lượng hơi (sống)

Tỷ lệ thịt nạc (%) = Khối lượng thịt nạc (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt mỡ (%) = Khối lượng thịt mỡ + mỡ bụng (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ xương (%) = Khối lượng xương (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ da (%) = Khối lượng da (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ hao hụt (%) = Khối lượng thịt xẻ - (Pnạc + Pmỡ + Pxương + Pda) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập, được sử lý và phân tích thống kê trên phần mềm Minitab version 13, so sánh theo phương pháp Tukey. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình (X), sai số của số trung bình (m X ) và hệ số biến dị (Cv %).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái bố mẹ C22 khi phối giống lợn đực Landrace, Pietrain và Maxter 304 giống lợn đực Landrace, Pietrain và Maxter 304

3.1.1 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái giống C22 khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra phối giống với các lợn đực giống kiểm tra

Bảng 3.1. Kết quả phối giống và thời gian mang thai của lợn nái C22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 36)