Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 33)

2. Mục đích

1.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong nhiều thập kỷ qua trở lại đây, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật và đã mang lại những thay đổi rõ rệt về các tính trạng năng suất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Theo kết quả nghiên cứu một số tác giả trong và ngoài nước thì khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai ở Mỹ cho thấy, đối với giống thuần Landrace, Yorkshire, Duroc và Hampshire thì không có ưu thế lai ở đời con, nhưng tỷ lệ thụ thai ở Duroc và Hampshire cao, đạt tương đương nhau là 85%, trong khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó Yorkshire, Landrace đạt thấp hơn tương ứng 72 và 69%, dày mỡ lưng đạt cao nhất ở Landrace là 1,25 cm và thấp nhất Hampshire (1,00 cm), tiêu tốn thức ăn đạt cao nhất ở lợn Landrace là 3,40 kg và thấp hơn ở giống Yorkshire và Duroc là (3,33 và 3,35), thấp nhất ở giống Hampshire (3,30 kg).

Công ty giống Animal Breeding Partners (2008) cho biết tỷ lệ nạc của của lợn Pietrain Reshal mang kiểu gen CT tăng liên tục trong giai đoạn nuôi từ 1998 - 2003: năm 1998 tỷ lệ nạc là 61,30%, còn các năm 2000, 2002 và 2003 tương ứng là 62,50; 62,40 và 63,30.

Đối với tổ hợp lai 2 giống như (L x Y) và (D x Y) cho ưu thế lai ở đời con là 100%, với tỷ lệ thụ thai tương đương nhau là 72%, độ dày mỡ lưng cao đạt tương ứng là 1,25 và 1,22 cm. Tiêu tốn thức ăn cao ở L x Y là 3,31 kg còn D x Y là 3,27 kg.

Đối với tổ hợp lai giữa 3 giống Hs x (Y x D); D x (Hs x Y) và Y x (D x Hs) ưu thế lai ở đời con tương đương nhau là 85,7%, tỷ lệ thụ thai cao nhất ở Y x (D x Hs) là 85% và thấp ở Hs (Y x D) là 80%, dày mỡ lưng đạt cũng gần tương đương nhau, ở Hs (Y x D) là 1,10, lợn D x (Hs x Y) là 1,6 cm và Y x (D x Hs) là 1,19 cm, tiêu tốn thức ăn tương ứng ở các giống là 3,26 ; 3,27 và 3,28 kg.

Đối với giống lợn Pietrain theo kết quả nghiên cứu của công ty France Hybrit, (1993) [31] thì chỉ số FCR là 2,66 và % thịt nạc là 61,5% (Max 16) và 60,7% (Max 304).

Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia nên năng suất sinh sản và chất lượng thịt đã được nâng lên đáng kể. Đặc biệt Hoa Kỳ, , Australia... đã sử dụng đực giống lai nên đã thu được những thành công lớn đóng vai trò quyết định trong chăn nuôi lợn. Theo Pig Topics (1996) [44], số con sơ sinh sống/nái/năm: 27,24 con; số con cai sữa/nái/năm là 24,22 con. Độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dày mỡ lưng ở các con lai thường ở mức trung gian 16,7 - 22,10 mm ở con lai 2 giống F1 (Lw x L) và F1 (Lw x Du) (Heyer và cs., 2005) [41]. Theo nghiên cứu của Popovic (1997) [45] khả năng tăng trọng cử tổ hợp lai Du x F1 (L x Y) là 722,00 g/con/ngày và Liu Xiao Chun và cs.(2000) [43], là 826,30 g/con/ngày.

Hiện nay, ở Mỹ đã sử dụng "Hình tháp di truyền truyền thống" và mô hình "Hình tháp di truyền cải tiến" để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với mô hình hình tháp truyền thống ở đàn lợn cụ kỵ (GGP) thường là lợn nái Yorkshire cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn Y thuần chủng ở đàn ông bà. Lợn nái Y ở đàn ông bà (GP) được phối với lợn đực L để sản xuất ra lợn bố mẹ (P) là F1 (L x Y). Để sản xuất ra lợn thương phẩm người ta thường dùng nái F1 phối với lợn đực cuối cùng như H hoặc D để sản xuất ra lợn lai thương phẩm ba máu:

Đực Hx cái F1 (L x Y) để sản xuất ra lợn thương phẩm [H (L x Y)] Đực D x cái F1 (Lx Y) để sản xuất ra lợn thương phẩm [D (L x Y)]. Năng suất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau, với công thức lai thuận nghịch giữa 2 giống D và L, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn D hay L thuần, độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai đực D với cái L thấp hơn so với tổ hợp lai đực L với cái D. Khả năng sinh sản của giống lợn L và Y có nguồn gốc khác nhau thì có sự khác nhau. Đối với Y của nước Anh số con đẻ ra là 9,7 con/ổ, Y của Thụy Điển 10,6 con/ổ, của Ba Lan và của Anh là 9,8 con/ổ. Lợn Landrace của Bungari đẻ 10 con/ổ, của Bỉ là 8,5 con/ổ.

Về con lai giữa D và L cho thấy, tăng khối lượng trung bình 804 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 51,86%, độ dày mỡ lưng là 2,23cm. Ở Anh, sau nhiều năm nghiên cứu công ty PIC không những chỉ sử dụng nái lai mà còn sử dụng cả đực lai để tạo con lai thương phẩm có 4 đến 5 giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lai kinh tế ở một số nước Châu Âu như Liên Xô cũ, Hungari, Đức... đã làm tăng số lượng lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12-16%, tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa cao hơn từ 10-15% so với lợn thuần, khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25-30 ngày khi đạt khối lượng giết mổ 100kg. Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và CTV (1978) [34] đã chứng minh, lợn lai khác giống vượt lợn thuần chủng về số lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng thấp hơn. Các tác giả cũng nhận xét, lợn lai từ 2 giống có số con trung bình/ổ lúc sơ sinh cao hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt là 17 ngày và tiết kiệm được 28 kg thức ăn cho một đời lợn nuôi thịt đạt khối lượng 100 kg/con so với lợn nuôi thuần, lợn lai từ 3 giống có số con trung bình một ổ khi sơ sinh cao hơn 7,2% so với lợn lai 2 giống và cao hơn 19,6% so với lợn thuần. Từ đó tác giả đã đi đến kết luận: Nhóm lợn lai có xu hướng đẻ nhiều con hơn, giảm được thời gian nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thấp hơp so với nhóm lợn thuần.

Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia nên năng suất sinh sản và chất lượng thịt đã được nâng lên đáng kể. Đặc biệt Hoa Kỳ, Anh, Australia… đã sử dụng đực giống lai nên đã thu được những thành công lớn đóng vai trò quyết định trong chăn nuôi lợn.

Quan điểm của các nhà chọn giống hiện nay ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ là tăng cường sử dụng đực, cái lai ở đàn bố mẹ, thậm chí ngay cả ở đàn ông bà đã được áp dụng ở hấu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển và đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong công tác giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn thương phẩm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 33)