2. Mục đích
3.2.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của lợn thương phẩm
3.2.1.1 Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm
Bảng 3.10. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thƣơng phẩm (kg/con) Chỉ tiêu (L06 X C22) (Max 16 X C22) (Max 304 X C22) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%) X ± m X Cv (%)
Số con theo dõi 91 - 92 - 93 -
KL lúc 56 ngày 16,85a ± 0,18 10,44 18,19b ± 0,20 10,66 18,30b ± 0,19 10,32 KL lúc 90 ngày 33,52a ± 0,27 7,94 36,58b ± 0,34 5,55 37,28b ± 0,30 7,74 KL lúc 120 ngày 54,10a ± 0,37 6,61 59,10b ± 0,38 6,20 60,42b ± 0,39 6,28 KL lúc 150 ngày 78,03a ± 0,49 5,98 85,05b ± 0,43 4,91 87,78b ± 0,49 5,50
So sánh (%) 100 - 108,99 - 112,49 -
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 20 40 60 80 100
GĐ 56 ngày GĐ 90 ngày GĐ 120 ngày GĐ 150 ngàyNgày tuổi
Khối lƣợng (kg) L06 X C22
Max 16 X C22 Max 304 X C22
Hình 3.4 Biểu đồ sinh trƣởng tích luỹ của lợn thịt (kg/con)
Số liệu bảng 3.10 cho thấy, cũng như giai đoạn lợn con, sinh trưởng của lợn lai thương phẩm có sự khác biệt giữa con lai của tổ hợp lai (M16 x C22) và (M304 x C22) so với tổ hợp (L06 x C22), sự khác biệt về khối lượng lợn thể hiện ở tất cả các giai đoạn 90, 120 và 150 ngày tuổi (Pα<0,05).
Cụ thể: Ở giai đoạn 90 ngày tuổi khối lượng lợn thí nghiệm đạt trung bình từ 33,52; 36,58 và 37,28 kg/con theo thứ tự tương ứng các tổ hợp (L06 x C22); (M16 x C22) và (M304 x C22). Ở giai đoạn 120 ngày tuổi khối lượng lợn đạt 54,10; 59,10 và 60,42 kg/con và giai đoạn 150 ngày tuổi đạt 78,03; 85,05 và 87,78 kg theo thứ tự tương ứng các tổ hợp lai trên. Sinh trưởng của lợn thương phẩm của các tổ hợp lai có sự tham gia của giống lợn Pietrain và lợn đực lai cao hơn lợn Landrace thuần từ 8,99 - 12.49%. Điều này cho thấy ảnh hưởng của lợn đực đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt thương phẩm và tác động của ưu thế lai ở lợn đực lai đối với sinh trưởng, lợn lớn nhanh hơn, khối lượng khi kết thúc thí nghiệm cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về vấn đề này, kết quả của chúng tôi tương đối đồng nhất với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Các tác giả Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình.(2008) [11], khối lượng con lai lúc 150 ngày tuổi của hai tổ hợp lai L19 x F1 (Y x L) là 78,32 kg; và L19 x F1(L x Y) 78,88 kg.
Các tác giả Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy (2009) [8] khi thí nghiệm cho lai giữa đực PiDu x nái F1 (L x Y) cho biết khối lượng lợn con lai ở 160 ngày tuổi là 97,12 kg/con.
3.2.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
Bảng 3.11: Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thƣơng phẩm (g/con/ngày) Chỉ tiêu L06X C22 Max 16 X C22 Max304 X C22 X± m X Cv (%) X± m X Cv (%) X ± m X Cv (%)
1. Số con theo dõi 91 92 - 93 -
2. Từ 60-90 ngày 555,67a ± 2,94 5,85 613,00b ± 4,61 8,17 632,67b ± 3,53 6,03 3. Từ 90-120 ngày 686,00a ± 5,75 8,15 750,67b ± 4,52 5,77 771,33b ± 4,11 5,20 4. Từ 120-150 ngày 797,67a ± 5,19 5,89 865,00b ± 3,37 3,77 912,00b ± 3,88 4,26 5. BQ cả đợt 679,78a ± 3,73 5,18 742,89b ± 3,09 3,99 772,00b ± 3,48 4,42 So sánh 100 109,28 113,56
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05.
Từ kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm, ta thấy tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai ở cả 3 công thức lai tăng dần tăng dần theo tuổi, khối lượng và qua thời gian nuôi phản ánh đúng quy luật sinh trưởng chung của lợn. Sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi đạt: 555,67; 613,00 và 632,67 g/con/ngày theo thứ tự các tổ hợp lai (L06 x C22); (M16 x C22) và (M304 x C22). Ở giai đoạn 90 - 120 ngày tuổi và cả giai đoạn 120-150 ngày tuổi cũng cho kết quả tương tự, con lai của tổ hợp lai (M16 x C22) và (M304 x C22) vẫn có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn tổ hợp lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(L06 x C22). Ở giai đoạn tháng cuối cùng, sự sai khác giữa các tổ hợp lai (M16 x C22) và (M304 x C22) so với tổ hợp lai (L06 x C22) là 9,28 và 13,56%, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (Pα<0,05).
Mặc dù sự khác biệt giữa tổ hợp lai (M16 x C22) và (M304 x C22) chưa có ý nghĩa thống kê, nhưng cũng cho thấy ảnh hưởng của lợn đực lai đến sinh trưởng của lợn thể hiện sự chênh lệch giữa hai tổ hợp này là 3,92%. Kết quả nghiên cứu về tốc độ tăng trọng trung bình của lợn lai của tổ hợp (M304 x C22) cao hơn so với kết quả của Buczyncki và cs (1998) [39], các tác giả công bố con lai P x (Zlotniki White x Polish LW) đạt mức tăng trọng 624,00 g/ngày. Lenartowwiez và cs (1998) [42], cho thấy con lai P x (Polish LW x Polish L) tăng trọng tới 879 g/ngày. Theo công bố của Popovic (1997) [45] tăng trọng của tổ hợp lai Du x F1 (L x Y) là 722,00g/con/ngày. Còn nghiên cứu của Liu Xiao Chun và cộng sự (2000) [43] là: 826,30 g/con/ngày. Theo Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định và cộng sự (2008) [13], tăng trọng tuyệt đối của lợn Pietrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng là: 513 - 535 g/con/ngày.
Ảnh hưởng của lợn đực đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn thương phẩm thể hiện qua biểu đồ hình 3.5.
0 300 600 900 1200
Từ 56-90 ngày Từ 90-120 ngày Từ120-150 ngày BQ 56-150 ngày
Ngày tuổi Khối lƣợng
(g/con/ngày) L06X C22
M16 X C22 M034 x C22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm
Bảng 3.12. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thƣơng phẩm (%) Chỉ tiêu L06 X C22 Max 16 X C22 Max 304 X C22 X± m X Cv (%) X± m X Cv (%) X ± m X Cv (%)
Số con theo dõi 91 92 93
Từ 56 - 90 ngày 66,19 ± 0,32 4,68 67,15 ± 0,31 4,53 68,30 ± 0,31 4,39 Từ 90 - 120 ngày 46,98 ± 0,36 7,31 47,07 ± 0,38 7,77 47,37 ± 0,21 4,51 Từ 120 - 150 ngày 36,00 ± 1,00 24,48 36,22 ± 0,17 4,63 36,92 ± 0,10 2,92
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức Pα < 0,05. 0 20 40 60 80
56 – 90 ngày 90 – 120 ngày 120 – 150 ngàyGiai đoạn
Khối lƣợng (%) L 06X C22
Max 16 X C22 Max 304 X C22
Hình 3.6: Biểu đồ sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thịt (%)
Theo số liệu bảng 3.12, lợn lai thương phẩm của cả 3 tổ hợp lai có sinh trưởng tương đối phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn thịt, sinh trưởng tương đối giảm dần theo thời gian và độ tuổi. Trong đó, mức độ giảm của sinh trưởng tương đối của lợn lai thuộc tổ hợp (M16 x C22) và (M304 x C22) thấp hơn của tổ hợp lai (L06 x C22). Điều đó một lần nữa cho thấy con lai của các tổ hợp lai này ((M16 x C22) và (M304 x C22)) sinh trưởng nhanh hơn và đồng thời phản ánh hiệu quả của lợn đực đến sinh trưởng của lợn lai thương phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.1.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm
Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thƣơng phẩm (kg)
Chỉ tiêu ĐVT L06 X C22 M16 X C22 M304 XC22
Số con theo dõi con 91 92 93 Tổng thức ăn tiêu thụ kg 15.644,3 16.177,4 16.671,0 Tiêu thụ thức ăn bình quân kg/con/ ngày 1,91 1,95 1,99 Tổng khối lượng tăng kg 5567,38 6151,12 6461,64 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng P kg 2,81 2,63 2,58
So sánh % 100 93,59 91,81
Số liệu bảng 3.13 cho thấy, tổng lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm tăng dần từ con lai của tổ hợp lai L06 x C22; M16 x C22 và M304 x C22 tương ứng 15.644,3 kg; 16.177 kg và 16.671 kg. Tương đương mức tiêu thụ thức ăn là 1,91; 1,95 và 1,99 kg/con/ngày theo thứ tự tương ứng các tổ hợp lai trên. Điều này cho thấy lợn lai thương phẩm ở các tổ hợp lai có giống lợn Pietrain và lợn đực lai có khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Đây chính là một trong nhiều lý do làm cho sinh trưởng của những lợn lai thương phẩm này nhanh hơn so với tổ hợp lai có lợn giống Landrace (L06 x C22) và là yếu tố làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của chúng. Bình quân tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn lai thương phẩm giảm dần từ 2,81; 2,63 và 2,58 kg tương ứng với các tổ hợp lai (L06 x C22), (M16 x C22) và (M304 x C22). Sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa lợn lai của tổ hợp (M16 x C22) và (M304 x C22) so với (L06 x C22) là 6,41 và 8,19%.
Kết quả theo dõi về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm của các tổ hợp lai được trình bày tại bảng 3.14.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.14. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thƣơng phẩm
Chỉ tiêu ĐVT L06 X C22 M16 X C22 M304 X C22
1.Số con theo dõi con 91 92 93 2.Tổng thức ăn tiêu thụ kg 15.644,3 16.177,4 16.671,0 3. Đơn giá thức ăn Đồng 7840,23 7840,23 7840,23 4. Tổng chi phí TA ng. đ 122.655,2 126.834,89 130.704,72 5. Tổng khối lượng tăng kg 5567,38 6151,12 6461,44 6. Chi phí thức ăn/kg tăng
khối lượng
đ
22.031,04 20.619,80 20.227,79
So sánh % 100 93,59 91,98
Tương tự như chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng cũng diễn biến giảm theo các tổ hợp lai từ (L06 x C22); (M16 x C22) và (M304 x C22); tương ứng 22.031,04; 20.619,80 và 20.227,79 nghìn đồng. Mức giảm giữa các tổ hợp này là 6,41 và 8,02%.
Điều này cho thấy, lợn lai của các tổ hợp lai có sự tham gia của lợn đực giống Pietrain và lợn đực lai M304 không những sinh trưởng nhanh hơn mà hiệu quả sử dụng thức ăn lại tốt hơn lợn thương phẩm của tổ hợp lai có sự tham gia của lợn đực giống Landrace.