Đặc điểm sinh trưởng của lợn nuôi thịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 32)

2. Mục đích

1.1.7.Đặc điểm sinh trưởng của lợn nuôi thịt

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ trong cơ thể. Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật trên cở sở bản chất di truyền của đời trước quy định. Trong chăn nuôi lợn, khả năng sinh trưởng của lợn liên quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.

Các sinh vật sinh ra và lớn lên gọi là sự phát triển của sinh vật. Sinh vật sống biểu thị tính cảm ứng, tính sinh sản, tính phát triển, tính tạo ra năng lượng, tính hao mòn và chết. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình, để lớn lên và phát triển. Do vậy các giống gia súc khác nhau thì có quá trình sinh trưởng khác nhau, chủ yếu là quá trình tích luỹ protein.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiểu biết về quá trình sinh trưởng, nhất là quá trình tạo nạc và mỡ sẽ giúp cho người chăn nuôi lợi dụng được các đặc tính sẵn có của lợn. Tốc độ tăng trưởng của gia súc thường khác nhau, tỷ lệ các phần mỡ, cơ, xương trên lợn cùng lứa tuổi có khối lượng khác nhau hay bằng nhau đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và các giai đoạn sinh trưởng của gia súc.

Giai đoạn đầu từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi, giai đoạn này của lợn chủ yếu là tích luỹ cơ và khoáng chất, đặc biệt là sự phát triển của cơ. Mô cơ bao gồm một số sợi cơ nhất định liên kết với nhau thành bó, có vỏ liên kết bao bọc. Ở giai đoạn còn non, lợn có nhiều mô cơ liên kết và sợi cơ, nhưng càng lớn thì tỷ lệ cơ giảm. Giai đoạn mới sinh thớ cơ mỏng, do đó bó cơ cũng như cấu trúc của thịt tốt, khi khối lượng cơ thể tăng theo tuổi thì sợi cơ dày thêm và bó cơ trở lên lớn hơn. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối từ 60 - 70kg trở đi, khả năng tích luỹ cơ giảm dần, tốc độ tích luỹ mỡ tăng lên, mức độ tăng này tuỳ thuộc vào tốc độ tích luỹ mỡ dưới da, vì lượng mỡ dưới da chiếm 2/3 tổng số mỡ trong cơ thể. Đồng thời cùng với sự tăng lên về khối lượng thì tỷ lệ vật chất khô và tỷ lệ mỡ cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ protein giảm nhẹ và tăng protein cao nhất đạt được ở khối lượng 40 - 70kg, sau đó giảm dần. Do vậy ở lợn đang lớn, quá trình tổng hợp protein tăng dẫn đến làm tăng sự tạo thành nạc.

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong nhiều thập kỷ qua trở lại đây, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật và đã mang lại những thay đổi rõ rệt về các tính trạng năng suất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Theo kết quả nghiên cứu một số tác giả trong và ngoài nước thì khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai ở Mỹ cho thấy, đối với giống thuần Landrace, Yorkshire, Duroc và Hampshire thì không có ưu thế lai ở đời con, nhưng tỷ lệ thụ thai ở Duroc và Hampshire cao, đạt tương đương nhau là 85%, trong khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó Yorkshire, Landrace đạt thấp hơn tương ứng 72 và 69%, dày mỡ lưng đạt cao nhất ở Landrace là 1,25 cm và thấp nhất Hampshire (1,00 cm), tiêu tốn thức ăn đạt cao nhất ở lợn Landrace là 3,40 kg và thấp hơn ở giống Yorkshire và Duroc là (3,33 và 3,35), thấp nhất ở giống Hampshire (3,30 kg).

Công ty giống Animal Breeding Partners (2008) cho biết tỷ lệ nạc của của lợn Pietrain Reshal mang kiểu gen CT tăng liên tục trong giai đoạn nuôi từ 1998 - 2003: năm 1998 tỷ lệ nạc là 61,30%, còn các năm 2000, 2002 và 2003 tương ứng là 62,50; 62,40 và 63,30.

Đối với tổ hợp lai 2 giống như (L x Y) và (D x Y) cho ưu thế lai ở đời con là 100%, với tỷ lệ thụ thai tương đương nhau là 72%, độ dày mỡ lưng cao đạt tương ứng là 1,25 và 1,22 cm. Tiêu tốn thức ăn cao ở L x Y là 3,31 kg còn D x Y là 3,27 kg.

Đối với tổ hợp lai giữa 3 giống Hs x (Y x D); D x (Hs x Y) và Y x (D x Hs) ưu thế lai ở đời con tương đương nhau là 85,7%, tỷ lệ thụ thai cao nhất ở Y x (D x Hs) là 85% và thấp ở Hs (Y x D) là 80%, dày mỡ lưng đạt cũng gần tương đương nhau, ở Hs (Y x D) là 1,10, lợn D x (Hs x Y) là 1,6 cm và Y x (D x Hs) là 1,19 cm, tiêu tốn thức ăn tương ứng ở các giống là 3,26 ; 3,27 và 3,28 kg.

Đối với giống lợn Pietrain theo kết quả nghiên cứu của công ty France Hybrit, (1993) [31] thì chỉ số FCR là 2,66 và % thịt nạc là 61,5% (Max 16) và 60,7% (Max 304).

Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia nên năng suất sinh sản và chất lượng thịt đã được nâng lên đáng kể. Đặc biệt Hoa Kỳ, , Australia... đã sử dụng đực giống lai nên đã thu được những thành công lớn đóng vai trò quyết định trong chăn nuôi lợn. Theo Pig Topics (1996) [44], số con sơ sinh sống/nái/năm: 27,24 con; số con cai sữa/nái/năm là 24,22 con. Độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dày mỡ lưng ở các con lai thường ở mức trung gian 16,7 - 22,10 mm ở con lai 2 giống F1 (Lw x L) và F1 (Lw x Du) (Heyer và cs., 2005) [41]. Theo nghiên cứu của Popovic (1997) [45] khả năng tăng trọng cử tổ hợp lai Du x F1 (L x Y) là 722,00 g/con/ngày và Liu Xiao Chun và cs.(2000) [43], là 826,30 g/con/ngày.

Hiện nay, ở Mỹ đã sử dụng "Hình tháp di truyền truyền thống" và mô hình "Hình tháp di truyền cải tiến" để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với mô hình hình tháp truyền thống ở đàn lợn cụ kỵ (GGP) thường là lợn nái Yorkshire cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn Y thuần chủng ở đàn ông bà. Lợn nái Y ở đàn ông bà (GP) được phối với lợn đực L để sản xuất ra lợn bố mẹ (P) là F1 (L x Y). Để sản xuất ra lợn thương phẩm người ta thường dùng nái F1 phối với lợn đực cuối cùng như H hoặc D để sản xuất ra lợn lai thương phẩm ba máu:

Đực Hx cái F1 (L x Y) để sản xuất ra lợn thương phẩm [H (L x Y)] Đực D x cái F1 (Lx Y) để sản xuất ra lợn thương phẩm [D (L x Y)]. Năng suất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau, với công thức lai thuận nghịch giữa 2 giống D và L, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn D hay L thuần, độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai đực D với cái L thấp hơn so với tổ hợp lai đực L với cái D. Khả năng sinh sản của giống lợn L và Y có nguồn gốc khác nhau thì có sự khác nhau. Đối với Y của nước Anh số con đẻ ra là 9,7 con/ổ, Y của Thụy Điển 10,6 con/ổ, của Ba Lan và của Anh là 9,8 con/ổ. Lợn Landrace của Bungari đẻ 10 con/ổ, của Bỉ là 8,5 con/ổ.

Về con lai giữa D và L cho thấy, tăng khối lượng trung bình 804 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 51,86%, độ dày mỡ lưng là 2,23cm. Ở Anh, sau nhiều năm nghiên cứu công ty PIC không những chỉ sử dụng nái lai mà còn sử dụng cả đực lai để tạo con lai thương phẩm có 4 đến 5 giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lai kinh tế ở một số nước Châu Âu như Liên Xô cũ, Hungari, Đức... đã làm tăng số lượng lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12-16%, tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa cao hơn từ 10-15% so với lợn thuần, khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25-30 ngày khi đạt khối lượng giết mổ 100kg. Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và CTV (1978) [34] đã chứng minh, lợn lai khác giống vượt lợn thuần chủng về số lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng thấp hơn. Các tác giả cũng nhận xét, lợn lai từ 2 giống có số con trung bình/ổ lúc sơ sinh cao hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt là 17 ngày và tiết kiệm được 28 kg thức ăn cho một đời lợn nuôi thịt đạt khối lượng 100 kg/con so với lợn nuôi thuần, lợn lai từ 3 giống có số con trung bình một ổ khi sơ sinh cao hơn 7,2% so với lợn lai 2 giống và cao hơn 19,6% so với lợn thuần. Từ đó tác giả đã đi đến kết luận: Nhóm lợn lai có xu hướng đẻ nhiều con hơn, giảm được thời gian nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thấp hơp so với nhóm lợn thuần.

Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia nên năng suất sinh sản và chất lượng thịt đã được nâng lên đáng kể. Đặc biệt Hoa Kỳ, Anh, Australia… đã sử dụng đực giống lai nên đã thu được những thành công lớn đóng vai trò quyết định trong chăn nuôi lợn.

Quan điểm của các nhà chọn giống hiện nay ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ là tăng cường sử dụng đực, cái lai ở đàn bố mẹ, thậm chí ngay cả ở đàn ông bà đã được áp dụng ở hấu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển và đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong công tác giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn thương phẩm

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn lợn thương phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà chăn nuôi lợn. Lợn thương phẩm thường là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những con lai có nhiều máu của các giống khác nhau nhằm phát huy cao độ ưu thế lai của chúng.

Trong công tác giống lợn, để cải thiện nhược điểm của một số giống lợn địa phương, chúng ta đã nhập một số giống lợn ngoại cao sản từ năm 1960 như lợn đực giống Yorkshire và Landrace từ Trung Quốc, năm 1964 tiếp tục nhập lợn Đại bạch (Liên Xô), sau này tiếp tục nhập các giống lợn có năng suất cao như Landrace Nhật, Duroc, Pietrain… Mục đích của việc đưa giống lợn ngoại vào nước ta là nhằm nghiên cứu và phát triển lợn lai ở Việt Nam. Các nhà khoa học đã khai thác những ưu điểm và khắc phục một số nhược điểm của giống lợn nội như mắn đẻ, đẻ nhiều con, sức chống chịu cao với hoàn cảnh thiếu dinh dưỡng để kết hợp với các đặc tính tốt của các giống lợn ngoại, như năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi thịt ngắn, tỷ lệ nạc cao… Điều đó đã góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong ngành chăn nuôi lợn.

Từ trước năm 1975 nhiều nhà khoa học đã tiến hành lai kinh tế các giống lợn Đại Bạch, Duroc, Landrace, với các giống lợn nội với mục đích xác định hiệu quả kinh tế của các công thức lai đơn giản. Nghiên cứu lai giữa lợn Đại Bạch và Móng cái đã được các tác giả thông báo kết quả như sau: số con đẻ ra đạt 11,7 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống 92,3%, tăng trọng của lợn F1 đạt 588 gam/ngày.

Nhiều tác giả cho thấy kết quả nghiên cứu đời F2 khi cho F1 tự giao để chuyển sang hướng lai tạo giống mới. Cho biết, kết quả nghiên cứu ở đời F2 (1/2 máu Berkshire và 1/2 máu Ỉ) cho tự giao và đạt được như sau: khối lượng sơ sinh 0,7 - 0,8kg, khối lượng cai sữa 8 - 10kg, vỗ béo 10 tháng tuổi đạt 103,5kg, tỷ lệ nạc 38,9%, tiêu tốn 4,5 ĐVTA/kg tăng trọng, số con đẻ ra/lứa 8 - 10 con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh (1984) [4] về lai kinh tế Đại Bạch x Ỉ và từ đó tạo giống mới ĐBI ở giai đoạn tự giao (1/2 máu Đại bạch,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1/2 máu Ỉ) cho thấy: số con sơ sinh đạt 10,96 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,95kg/con, cai sữa 60 ngày 10,66kg, nuôi vỗ béo đến 8 tháng đạt 85kg, tỷ lệ nạc 38,63%, tiêu tốn thức ăn 4,46 ĐVTA/kg tăng trọng.

Các kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên (1985) [15], Nguyễn Thiện và cs (1995) [24], Đinh Hồng Luận (1980) [12] đã khẳng định được lai kinh tế giữa lợn đực ngoại và nái nội cho con lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt, tăng khối lượng 420-457 g/ngày (giống nội tăng 205-336 g/ngày), chi phí thức ăn giảm từ 5,9-7,6 ĐVTA xuống còn 4,0-4,94 ĐVTA/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc được cải thiện từ 32,0-33,9% tăng lên 36,20-42,04%, khối lượng sơ sinh đạt 0,59 - 0,73kg so với lợn nội 0,45 - 0,60kg/con, khối lượng cai sữa đạt 9,00-9,40 kg/con so với 6,00-7,00 kg/con ở giống nội. Các công thức lai đã được khảo nghiệm qua nhiều năm và con lai F1 đã được nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước.

Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt và CS (1994) [23] đã thông báo về kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi lợn lai như sau: ở cặp lai ĐB (ĐB x MC) có số con đẻ ra là 13,2, số con cai sữa 10,27 và khối lượng cai sữa/ con 9,08kg tương ứng với các chỉ tiêu trên cặp lai ĐB (L x MC) có kết quả 12,1; 10 và 8,85. Lợn lai ĐB (ĐB x MC) có các chỉ tiêu nuôi vỗ béo như tăng trọng 731gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,2 ĐVTA/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 47,3%. Trong khi đó ở lợn lai L (ĐB x MC) đạt các chỉ tiêu tương ứng là 618; 3,3 và 48. Nguyễn Hải Quân và CS (1994) [17] đã nghiên cứu lai kinh tế giữa lợn đực lai F1 (L x ĐB) với nái Móng Cái, kết quả cho thấy con lai đạt thành tích cao về phần thịt có giá trị 53,4%. Kết quả kiểm tra đực lai (L x ĐB) của Đinh Văn Chỉnh (1993) [2] cho thấy: tăng trọng trong thời gian kiểm tra 629,7g/ngày, tiêu tốn 3,39 kg TA/kg tăng khối lượng. Kết quả nghiên cứu con lai (Yorkshire x Pietrain) x Yorkshire của Lê Thanh Hải (1995) [6]cho thấy, con lai đạt mức tăng trọng 537,04g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51kg/kg tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Việc sử dụng lợn đực lai (ngoại x ngoại) và lợncái lai (ngoại x ngoại) cũng được Lê Thanh Hải (1995) [6] nghiên cứu và cho thấy lợn lai D x (Y x L) đạt 567g/ngày, tiêu tốn 3,24kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 58%. Đồng thời nhiều tác giả cũng nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi lợn ngoại cho thấy lãi suất/ con đạt 288.000đ ở lợn lai 3 giống, 232.000đ ở lợn lai 2 giống và 208.000đ ở lợn thuần.

Một số kết quả nghiên cứu còn cho biết, dùng lợn đực Đại Bạch cho phối giống với lợn nái Móng Cái cho số con sơ sinh còn sống để lại nuôi, số con còn sống đến60 ngày tuổi tương ứng là: 10,7 và 9,69 con/lứa. Khối lượng sơ sinh/ ổ và 60 ngày/ ổ là: 7,17kg và 63,6kg và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 72,2%. Tuy nhiên các công thức lai trên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nên trong các năm vừa qua các nhà khoa học đã nghiên cứu cho lai tạo các giống lợn ngoại như công thức lai 3 máu, 4 máu đã tạo ra các tổ hợp có năng suất cao đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Lợn đực giống ngoại thuần và lai (Landrace L06, Pietrance Maxter 16, đực lai Maxter 304)

- Lợn nái bố mẹ C22

- Lợn lai thương phẩm (L06 x C22); (M16 x C22); (M304 x C22)

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trại giống lợn Tân Thái - Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái c22 và con lai của chúng với đực landrace, đực maxter 16 và đực maxter 304 (Trang 32)