Nghiên cứu kết cấu quần thể hợp lý cho tổ hợp Thanh ưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 99)

- Chỉ tiêu theo dõi: (Mỗi dòng theo dõi 10 cá thể):

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.4 Nghiên cứu kết cấu quần thể hợp lý cho tổ hợp Thanh ưu

Khác với lúa thường trong quá trình sản xuất hạt lai F1, do phải trồng xen giữa dòng bố và dòng mẹ để quá trình thụ phấn xảy ra, ngoài các yếu tố cấu thành năng suất, điều kiện ngoại cảnh... phải xác định tỉ lệ bông và tỉ lệ hoa hợp lý giữa dòng bố và dòng mẹ sao cho dòng bố có đủ lượng phấn cung cấp cho dòng mẹ đồng thời đảm bảo được năng suất. Mục tiêu của chúng tôi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 90 là tìm ra mật độ và tỉ lệ hàng bố mẹ sao cho hợp lý vì vậy chúng tôi tiến hành thi nghiệm nghiên cứu tỉ lệ hàng bố mẹ và mật độ cấy dòng mẹ 103S, nhằm tìm ra tỉ lệ hàng và mật độ cấy thích hợp nhất cho tổ hợp Thanh ưu 4 để áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho người sản suất.

4.2.4.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng 103S/RD50 và mật độ cấy dòng 103S tới số bông/khóm của dòng 103S.

Số lượng bông/khóm của một dòng (giống) không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của dòng (giống) đó mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác trong đó mật độ cấy là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc hành thành số bông sau nàỵ Mỗi dòng (giống) cần cấy ở mật độ khác nhau để hiện quả thu được là cao nhất. Kết quả thí nghiệm được chúng tôi trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng 103S/RD50 và mật độ cấy dòng 103S tới số bông/khóm của dòng 103S - Vụ mùa 2011

Đơn vị tính: bông/khóm Tỉ lệ hàng S/R Mật độ 2R/12S 2R/14S 2R/16S 2R/18S Trung bình (A) 15x13 5,00 5,20 4,80 5,20 5,05 15x15 5,50 5,60 5,80 5,80 5,68 15x17 7,00 7,10 7,30 7,20 7,15 15x20 8,00 7,90 8,20 7,80 7,98 Trung bình (B) 6,38 6,45 6,53 6,50 6,46 So sánh 2 trung bình: LSD0,05 CV%: 2,3 Của AxB: 0,25 Của A: 0,13 Của B: 0,13

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 91 nhau có ý nghĩạ Số bông/khóm trung bình dao động từ 6,38- 6,53.

Xét về yếu tố mật độ thì, các mật độ khác khau dẫn đến số bông/khóm khác nhau có ý nghĩạ Mật độ 15x13cm cho số bông trên khóm thấp nhất 5,05 bông/khóm, mật độ 15x20cm cho bông trên khóm cao nhất 7,98 bông/khóm

Xét về yếu tố tương tác thì mật độ 15x13cm tương ứng với tất cả các tỉ lệ cấy 2R/12S-2R/18S cho số bông/khóm thấp nhất dao động từ 4,8-5,2 bông/khóm và mật độ 15-20cm tương ứng với tất cả các tỉ lệ cấy cho số bông/khóm cao nhất dao động từ 7,8 - 8,2 bông/khóm.

4.2.4.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng 103S/RD50 và mật độ cấy dòng 103S tới số bông/m2 của dòng 103S

Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì mật độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất. Số bông được hình thành từ 3 yếu tố: Mật độ cấy, số nhánh đẻ, điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật. Trong các yếu tố này thì mật độ cấy đóng vai trò quyết định hình thành số bông/đơn vị diện tích.

Bảng 4.16: Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng S/R và mật độ cấy dòng 103S tới số bông/m2 của dòng 103S - Vụ mùa 2011

Tỉ lệ hàng S/R Mật độ 2R/12S 2R/14S 2R/16S 2R/18S Trung bình (A) 15x13 255,00 265,20 244,80 265,20 257,60 15x15 242,00 246,40 255,20 255,20 249,70 15x17 273,00 276,90 284,70 280,80 278,90 15x20 264,00 260,70 270,60 257,40 263,20 Trung bình (B) 258,50 262,30 263,80 264,70 262,30 So sánh 2 trung bình: LSD0,05 CV%: 2,4 Của AxB: 10,71 Của A: 5,35

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 92 Của B: 5,35

Qua bảng 4.16 chúng tôi thấy: Tỉ lệ hàng mẹ càng tăng thì số bông S/m2 càng tăng, tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa ở mức 5%, số bông/m2 dao động từ 258,5-264,7 bông/m2.

Xét về yếu tố mật độ thì, các mật độ khác nhau cho số bông/m2 khác nhau, dao động từ 249,7-278,9 bông/m2, ở mật độ 15x17cm cho số bông/m2 cao nhất 278,9 bông. Sơ dĩ số bông/m2 của mật độ 15x15cm thấp hơn so với mật độ 15x13cm vì số dảnh/khóm của mật độ 15x15cm chỉ dao động trong khoảng 5,5-5,8 bông/khóm không cao hơn nhiều so với mật độ dầy nhất 15x13cm, cấy bên cạnh đó cấy với mật độ 15x15cm (tương đương với 39 khóm/m2) dẫn tới số bông/m2 của mật độ này có phần giảm so với mật độ 15x13cm.

Xét về yếu tố tương tác giữa mật độ và tỉ lệ hàng cho thấy, khi cấy với mật độ 15x17cm, cho số bông/m2 cao nhất ở tất cả các tỉ lệ hàng mẹ trong đó cao nhất là ở tỉ lệ hàng cấy 2R/16S với 284,7 bông/m2 , số bông/m2 thấp nhất tại mật độ cấy 15x15cm (tương đương với tỉ lệ 2R/12S) với 242 bông. Như vậy, tỉ lệ hàng bố mẹ khác nhau không ảnh hưởng đến số bông/m2 còn khi cấy với mật độ khác nhau thì số bông/m2 giữa các công thức khác nhau là khác nhau ở mức ý nghĩa 5%.

4.2.4.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng S/R và mật độ cấy dòng 103S tới số hoa/ha của dòng 103S và dòng RD50.

Qua bảng 4.17 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Khi xét về tỉ lệ hàng, khi tăng tỉ lệ hàng mẹ thì số hoa/ha của dòng mẹ tăng dần còn số hoa/ha của dòng bố giảm dần. Cụ thể: Cấy với tỉ lệ 2R/12S dòng mẹ trung bình có 298,74 triệu hoa/ha và dòng bố trung bình có 98,94 triệu hoa/ha và khi cấy với tỉ lệ 2R/18S thì số hoa dòng mẹ tăng trung bình đạt 335,35 triệu hoa/ha còn số hoa dòng bố giảm trung bình còn 68,16 triệu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 93 hoa/hạ Như vậy khi cấy với tỉ lệ hàng bố, mẹ khác nhau thì số hoa/ha của dòng bố, mẹ khác nhaụ

Khi xét về mật độ cấy dòng 103S chúng tôi có một số nhận xét sau: cấy với mật độ khác nhau thì số hoa/ha khác nhau số hoa dòng mẹ dao động từ 304,47 – 354,98 triệu hoa/ha, trong đó cao nhất là mật độ cấy 15x17cm cho hoa trên ha cao nhất trung bình đạt 354,98 triệu hoa, dòng bố R có số hoa trung bình dao động từ 79,51-83,95 triệu hoa/ha, sự chênh lệnh về số hoa của dòng bố giữa các công thức là không lớn trong đó công thức cấy 15x17cm cũng cho hoa/ha dòng bố cao nhất đạt trung bình 83,95 triệu hoa/hạ

Bảng 4.17:Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng S/R và mật độ cấy dòng 103S tới số hoa/ha của dòng 103S và dòng RD50 - Vụ mùa 2011

Đơn vị tính: triệu hoa/ha

Tỉ lệ hàng S/R Mật độ 2R/12S 2R/14S 2R/16S 2R/18S Trung bình 15x13 291,25 304,49 296,49 325,64 304,47 15x15 287,78 322,12 325,44 322,77 314,53 15x17 323,12 377,03 368,27 351,50 354,98 15x20 292,82 278,99 349,62 341,51 315,73 Trung bình (S) 298,74 320,66 334,96 335,35 322,43 15x13 94,94 79,23 80,52 63,36 79,51 15x15 100,43 85,61 74,89 69,06 82,50 15x17 92,75 95,04 78,78 69,25 83,95 15x20 107,65 74,79 76,86 70,99 82,57 Trung bình (R) 98,94 83,67 77,76 68,16 82,13 Theo Hoàng Bồi Kính [26], để đạt năng suất hạt lai siêu cao thì ruộng sản xuất hạt lai cần phải có số hoa dòng mẹ đạt từ 364-400 triệu hoa/ha và dòng bố phải có số hoa đạt từ 100-105 triệu hoa/hạ Trong thí

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 94 nghiệm này, chỉ có hai công thức 2R/14S và 2R/16S đều cấy với mật độ 15x17cm là đạt tổng số hoa/ha đạt yêu cầu còn lại các công thức khác đều không đạt số hoa tối ưu nhất.

Khi xét về sự tương tác của cả hai yếu tố tỉ lệ hàng bố mẹ và mật độ cấy dòng S chúng tôi thấy rằng công thức 2R/14S cấy với mật độ 15x17cm số hoa/ha của dòng S cao nhất đạt 377,03 triệu hoa/ha, thấp nhất ở công thức 2R/12S cấy với mật độ 15x15cm số hoa đạt 287,78 triệu hoa/hạ Đối với dòng bố số hoa trung bình đạt 82,13 triệu hoa/ha, số hoa trung bình dòng mẹ đạt 322,43 triệu hoa với số hoa này chưa đạt số hoa tối ưu theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2011 tại Thanh Hoá, do tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp nếu chủ động trong công tác phòng bệnh thì việc đạt số hoa tối ưu hoàn toàn là có thể.

4.2.4.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng 103S/RD50 và mật độ cấy dòng 103S tới tỉ lệ hoa S/R - Vụ mùa 2011.

Qua bảng 4.18 cho thấy:

Xét về tỉ lệ hàng: khi tăng tỉ lệ hàng mẹ từ 2R/12S đến 2R/18S thì tỉ lệ hoa 103S/RD50 cũng tăng dần từ 3,03-4,93

Xét về yếu tố mật độ: khi cấy với mật độ khác nhau thì tỉ lệ hoa 103S/RD50 khác nhau, tỉ lệ 103S/RD50 cao nhất tại tại mật độ cấy 15x17cm

Bảng 4.18: Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng 103S/RD50 và mật độ cấy dòng 103S tới tỉ lệ hoa S/R - Vụ mùa 2011

Tỉ lệ hàng S/R Mật độ 2R/12S 2R/14S 2R/16S 2R/18S Trung bình 15x13 3,07 3,84 3,68 5,14 3,93 15x15 2,87 3,76 4,35 4,67 3,91 15x17 3,48 3,97 4,67 5,08 4,30 15x20 2,72 3,73 4,55 4,81 3,95

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 95

Trung bình 3,03 3,83 4,31 4,93 4,02

Xét cả hai yếu tố tỉ lệ hàng và mật độ cấy: Tỉ lệ hàng 2R/16S và 2R/18S tương ứng với các mật độ cấy (trừ công thức 2R/16S ứng với mật độ 15x13 cm) cho tỉ lệ S/R cao 4,31-5,14 với tỉ lệ này lượng phấn của dòng bố không đủ để cung cấp cho dòng mẹ, nguyên nhân của hiện tượng này là do số hoa của dòng bố trong các công thức này thấp. Còn tỉ lệ 2R/12S (ứng với tất cả các mật độ) tỉ lệ hoa S/R <3,5 với tỉ lệ này lượng phấn bố lại dư thừa dần tới lãng phí nguồn phấn.

Theo Hoàng Bồi Kính [26] để đạt được năng suất hạt lai siêu cao, ruộng sản xuất hạt lai F1 cần phải có tỉ lệ hoa S/R đạt từ 3,5-4. Trong thí nghiệm này tỉ lệ hàng 2R/14S (tất cả các mật độ) và 2R/16S (mật độ 15x13cm) có tỉ lệ hoa bố/mẹ là nằm trong khoảng tối ưụ

4.2.4.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng 103S/RD50 và mật độ cấy dòng103S tới năng suất thực thu hạt lai F1 - Vụ mùa 2011.

Trong ruộng sản xuất hạt lai F1 để đạt được năng suất hạt lai cao ngoài yếu tố chính là trổ bông trùng khớp thì năng suất hạt lai F1 còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (nhiệt độ, mưa, gió...) trong thời gian trổ bông, nở hoa, thụ phấn, thụ tinh và các yếu tố khác như: liều lượng GA3, tỉ lệ cấy các dòng bố mẹ và mật độ dòng mẹ... Trong thí nghiệm này chúng tôi nghiên cứu kết cấu quần thể hợp lý của quần thể bố mẹ ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng tổ hợp Thanh ưu 4. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.19:

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của tỉ lệ hàng 103S/RD50 và mật độ cấy dòng 103S tới năng suất thực thu hạt lai F1 - Vụ mùa 2011

(Đơn vị tính: Kg/ha)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 96 Mật độ (B) (A) 15x13 2392,10 2183,07 2058,47 2112,63 2186,57 15x15 2488,80 2550,67 2243,70 1936,63 2304,95 15x17 3037,30 3340,13 2749,70 2344,13 2867,82 15x20 2266,63 2426,90 2561,87 2251,37 2376,69 Trung bình (B) 2546,21 2625,19 2403,43 2161,19 2434,01 So sánh 2 trung bình: LSD0,05 CV%: 3,7 Của AxB: 150,77 kg Của A: 75,38 kg Của B: 75,38 kg

Qua phân tích kết quả chúng tôi thấy rằng:

Xét về tỉ lệ hàng thì: Tỉ lệ hàng khác nhau cho năng suất hạt lai khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Tỉ lệ hàng trung bình ở tất cả các công thức dao động từ 2161,19 – 2625,19 kg/hạ Tỉ lệ hàng cho năng suất cao nhất là 2R/14S với 2625,19 kg/ha, cấy với tỉ lệ 2R/16S và 2R/12S cho năng suất trung bình 2403,43 và 2546,21 kg/ha, tỉ lệ hàng 2R/18S cho năng suất thấp nhất 2161,19 kg/hạ

Xét về yếu tố mật độ, khi cấy với mật độ từ 15x13cm, 15x15cm và 15x17cm thì năng suất hạt lai tăng dần từ 2186,57 kg/ha ở mật độ cấy 15cmx13cm, cao nhất ở mật độ cấy 15x17cm với năng suất thu được 2867,82 kg/ha, tuy nhiên khi thí nghiệm với mật độ 15x20cm thì năng năng suất hạt lai không tăng nữa mà giảm đi điều này có thể lý giải do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là mật độ quá thưa sẽ không đủ số bông và số hoa cần thiết nên năng suất đã giảm. Như vậy cấy dòng mẹ với mật độ 15x 17cm cho năng suất hạt lai cao nhất.

Xét về yếu tố tương tác giữa tỉ lệ hàng bố mẹ và mật độ cấy hàng mẹ cho thấy, ở mật độ cấy 15x17cm tương ứng với tỉ lệ cấy 2R/14S cho năng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 97 suất hạt lai cao nhất đạt 3340,13 kg/hạ Các mật độ khác cho năng suất thấp hơn, năng suất thấp nhất là cấy dòng mẹ ở mật độ 15x15cm ứng với tỉ lệ hàng bố mẹ là 2R/18S cho năng suất thực tế chỉ đạt 1936,63 kg/ha

Từ những kết quả thu được, trong thí nghiệm này bước đầu chúng tôi thu được một số nhận xét sau: Trong sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp 103S/RD50 (Thanh ưu 4) cấy với mật độ 15x17cm đồng thời cấy tỉ lệ hàng bố mẹ là 2R/14S, dòng mẹ cấy 2 dảnh/khóm, bố cấy 4-5 dảnh/khóm (mật độ dòng bố 20x18cm) cho năng suất là cao nhất.

4.2.4.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy dòng 103S tới tình hình sâu bệnh hại - Vụ mùa 2011.

Từ thực tế đồng ruộng chúng tôi thấy mật độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hạị Trong ruộng sản xuất lúa lai việc nghiên cứu mật độ hợp lý cho tổ hợp mới là một khâu quan trọng để giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra ở mức thấp nhất đồng thời nâng cao năng suất hạt lai F1

Bảng 4.20: Ảnh hưởng của mật độ cấy dòng 103S tới tình hình sâu bệnh hại - Vụ mùa 2011

Sâu (điểm) Bệnh (điểm)

Chỉ tiêu Mật độ dòng S Đục thân Cuốn Rầy

nâu Khô vằn Bạc lá Đạo ôn

15x13 0 5 3 5 0 0

15x15 0 5 3 3 0 0

15x17 0 3 1 1 0 0

15x20 0 3 1 1 0 0

(Ghi chú: Theo dõi và đánh giá theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa 10TCN 558-2002)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 98 Tổ hợp lai Thanh ưu 4 trong vụ mùa 2011 nhiễm 3 loại sâu bệnh chính: Rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh khô vằn. Trong đó, cấy với mật độ càng dầy thì tỉ lệ nhiễm bệnh càng caọ Cụ thể: mật độ 15x13cm nhiễm sâu bệnh nặng nhất so với các mật độ khác, sâu cuốn lá (điểm 5), bệnh khô vằn (điểm 5) và rầy nâu (điểm 3). Mật độ 15x15cm nhiễm các loại sâu bệnh cũng tương đối nặng, sâu cuốn lá (điểm 5), bệnh khô vằn (điểm 3) và rầy nâu (điểm 3). Hai mật độ còn lại nhiễm nhẹ sâu bệnh hơn, sâu cuốn lá (điểm 3), bệnh khô vằn (điểm 1) và rầy nâu (điểm 1).

Như vậy, mật độ cấy khác nhau cũng dẫn đến tình trạng nhiễm sâu bệnh hại khác nhau, mật độ cấy càng thưa càng ít sâu bệnh hơn và ngược lạị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 99)