Định hướng phát triển lúa lai trong thời gian tới tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 51)

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ Đông Xuân vừa qua, diện tích sản xuất các giống lúa lai thương phẩm khoảng gần 400 nghìn ha, cao hơn so với vụ trước khoảng trên 10.000 ha, trong đó vùng tăng diện tích chủ yếu là vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10.000 hạ Ðiều này cho thấy nhu cầu giống lúa lai ngắn ngày, chất lượng khá ngày càng tăng.

Ðến nay, Việt Nam có nhiều tổ hợp lúa lai hai dòng ngắn ngày được công nhận như TH3-3, TH3-4, VL20, VL24..., được đưa vào cơ cấu giống của nhiều tỉnh. Tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 3.500 - 4.000 tấn hạt giống lúa lai F1, mới đáp ứng 25% nhu cầu giống lúa lai sản xuất đại trà, vì số lượng tổ hợp lai chọn tạo trong nước tham gia vào cơ cấu giống còn ít. Lượng hạt giống F1 từ khoảng 2000 ha vụ Đông Xuân 2010 giảm xuống 1.361 ha vụ Đông Xuân 2011 (Nguyễn Trí Ngọc) phấn đấu đạt mục tiêu 3000 ha năm 2012 và 5000 ha năm 2015 để sản xuất lúa lai bền vững (Bùi Bá Bổng) [04].

Tại hội thảo "Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai Việt Nam giai đoạn 2011-2020" mới đây, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, về lâu dài phải có chiến lược đào tạo đội ngũ nghiên cứu chọn tạo lúa lai, đầu tư cơ sở cho các đơn vị nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ duy trì nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1. Bên cạnh việc ưu tiên đầu tư các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai phù hợp với sản xuất,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 42 đặc biệt bộ giống lúa lai cho vụ mùa ở miền Bắc và lúa lai cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung để tiến tới có thể tự túc 50-70% giống đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Cần khoảng 5.000 ha cho sản xuất lúa lai tập trung. Cụ thể là vùng Bắc Hà (Lào Cai) 500 ha, vùng Ea- ka (Ðác Lắc) 1.000 ha, vùng Ðại Lộc (Quảng Nam) 1.000 ha, vùng Thanh Hóa 500 ha cho sản xuất hạt lai F1 trong vụ mùạ.. [04].

Theo Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện CLT-CTP cho biết mục tiêu đến 2015 Viện sẽ chọn tạo và sản xuất 5-10 tổ hợp lúa lai mang thương hiệu Việt Nam theo hướng năng suất cao là chủ yếu (năng suất tiềm năng trên 12 tấn/ha, năng suất thực tế trên 8 tấn/ha). Năng suất sản xuất hạt lai F1 của các tổ hợp đạt 2,5-3 tấn/hạ Các tổ hợp có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, phổ thích nghi rộng, có khả năng cạnh tranh với giống nhập từ Trung Quốc. Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân dòng bố mẹ, quy trình sản xuất hạt lúa lai F1 đạt năng suất 3-4 tấn/hạ..(“Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Bộ NN&PTNT,08/06/2011) [04]

Theo Nguyễn Văn Hoan, cố vấn dự án phát triển cây trồng cải tiến cho trung du và miền núi phía bắc giữa Ðại học Nông nghiệp Hà Nội và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cuối năm nay, Việt Nam sẽ được cung cấp máy phân tích gen thế hệ mới, có tên DNA Genotyping System. Ðây được coi là máy hiện đại nhất Ðông - Nam Á. Không chỉ với mục tiêu đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, tạo một số vật liệu di truyền phục vụ chọn tạo giống lúa, mà dự án này mong muốn sẽ góp phần nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện đời sống cho nông dân nghèo tại các vùng trung du, miền núi phía bắc và vùng hưởng thụ dự án. (Nguồn báo Nhân dân hàng tháng phát hành ngày 02/01/2012).

Như vậy, trong tương lai song song việc mở rộng diện tích sản xuất hạt lai F1 và thương phẩm để tránh việc phụ thuộc nguồn giống từ nước ngoài

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 43 chúng ta còn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại nhằm cải thiện những nhược điểm hiện naỵ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 51)