Quá trình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 53 - 54)

Nhận thức được lợi ích của việc đưa giống lúa lai vào gieo cấy đại trà làm tăng nhanh năng suất và sản lượng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; tổ chức sản xuất giống lúa lai F1 tại chỗ để chủ động bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống; giảm giá thành sản xuất cho nông dân. Thanh Hóa đã khởi xướng chương trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 từ cuối năm 1999. Đến nay, qua 12 năm sản xuất, diện tích sản xuất hạt lai F1 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không ngừng gia tăng, từ 46 ha năm 2000 lên 682 ha năm 2011, năng suất bình quân đạt 15,4 - 20 tạ/hạ Sản lượng năm 2000 mới chỉ đạt 73,6 tấn (chiếm khoảng 5% nhu cầu giống lúa lai), đến năm 2010 sản lượng lúa lai F1 toàn tỉnh đạt 1.260 tấn chiếm khoảng 35% nhu cầu giống lúa lai; năm 2011 dự kiến sản lượng hạt giống lúa lai toàn tỉnh đạt 1.300-1400 tấn, chiếm 36 - 38% nhu cầu giống lúa laị Về tổ hợp lúa lai sản xuất: năm 2000 sản xuất tổ hợp Bác ưu 903 và Bác ưu 64. Từ năm 2001 – 2004, tập trung sản xuất tổ hợp Nhị ưu 63 và 838. Từ năm 2005 đến nay, Thanh Hóa tập trung sản xuất các giống lúa lai hai dòng như: VL20, TH3-3, TH3-4... (sản xuất trong vụ mùa) và các giống lúa lai hai dòng: Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, D.ưu 527... Về địa điểm sản xuất: Giai đoạn 2000-2004, toàn tỉnh có 18 xã thuộc 10 huyện và Công ty Giống cây trồng Thanh Hóa tham gia sản xuất hạt lúa lai F1. Từ 2005 đến nay, toàn tỉnh còn lại 7 HTX sản xuất lúa lai F1 ở 3 huyện là: Hoằng Quỳ (Hoằng Hoá); Thiệu Hưng (Thiệu Hoá); 5 HTX ở huyện Yên Định: Định Tường, Định Tân, Định Tiến, Định Hưng, Định Hòa và 3 đơn vị là: Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hoá, Trung tâm Nghiên cứu ƯD-KHKT Giống

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 44 cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa, Xí nghiệp Giống cây trồng Định Tường (thuộc Công ty CP Giống cây trồng Trung ương).

Tại Trung tâm NCƯD KHKT giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hoá cũng đã du nhập và duy trì các dòng bất dục (trong đó, lúa lai hai dòng: 103S, T1S96, 135S, AMS ..., lúa lai 3 dòng: II-32A/B, BoA/B...) và bên cạnh đó cũng tạo ra dòng bất dục CMS mới từ dòng bất dục nhập nội tạo ra TX1A/B, con lai của dòng bất dục CMS này điển hình giống Lúa lai ba dòng Thanh ưu 1, Thanh ưu 23 đã nhiều năm liên tục được Trung tâm giống sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia công nhận là giống lúa lai ba dòng có triển vọng có triển vọng. Kết hợp với viện Nghiên cứu lúa Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội tạo ra một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới như: Thanh ưu 3, Thanh ưu 8 trong đó giống lúa lai hai dòng Thanh ưu 3 đã được công nhận là giống lúa lai hai dòng mới từ năm 2011. Bên cạnh đó Trung tâm tiến hành chọn thuần liên tục để tạo ra nguồn vật liệu cho quá trình chọn tạo các tổ hợp lúa lai, lúa thuần mớị Hiện nay, Trung tâm đã tạo ra rất nhiều dòng lúa thuần mới có triển vọng cả về năng suất và chất lượng như tập đoàn TX1, TX2, TX3...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)