KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 111 - 113)

- Chỉ tiêu theo dõi: (Mỗi dòng theo dõi 10 cá thể):

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Từ kết quả thu được trong các thí nghiệm được triển khai trong năm 2011, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Qua thí nghiệm so sánh 8 tổ hợp lúa lai hai dòng với giống đối chứng là giống lúa Việt lai 20 chúng tôi rút ra được Thanh ưu 4 là tổ hợp lúa lai dòng mới có triển vọng cả về năng suất và chất lượng với các đặc điểm sau:

1.1. Đặc điểm nông sinh học: Là một giống lúa lai 2 dòng có thời gian sinh trưởng ngắn tương đương với đối chứng Việt lai 20, là giống có độ thuần đồng ruộng tốt, trổ thoát cổ bông, khả năng chống chịu với các đối tượng sâu bệnh hại tốt.

1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất : Thanh ưu 4 là giống có khả năng đẻ nhánh khá (6,26 bông/khóm), tổng số hạt trên bông cao (180 hạt), tỉ lệ lép trung bình (24%), khối lượng 1000 hạt 25g

1.3. Năng suất thực thu: Giống Thanh ưu 4 cho năng suất cao nhất với 68,23 tạ/ha tương đương với đối chứng Việt Lai 20 (66,57 tạ/ha).

1.4. Chất lượng cơm gạo: Thanh ưu 4 là một giống có chất lượng cơm, gạo chấp nhận được với hàm lượng Protein là 8,67% và hàm lượng Amilose 22,1% tương đương với đối chứng Việt lai 20.

2. Kết quả tìm hiểu đặc điểm của dòng bố mẹ và hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1:

- Trong vụ mùa tại Thanh Hoá thời gian sinh trưởng của dòng mẹ 103S có sự thay đổi, càng gieo sớm thì thời gian sinh trưởng càng kéo dài, dòng bố RD50 không có hiện tượng này, do đó để bố trí thời vụ trong quá trình sản xuất hạt lai F1 cho dòng mẹ ổn định nhất nên tiến hành gieo dòng mẹ trong khoảng 15-25/06 (TGST dòng mẹ 103S dao động từ 80-83 ngày)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 102 - Về liều lượng GA3: Lượng phun 150g/ha là phù hợp nhất, tại mức phun này, chiều cao chênh lệch giữa dòng bố và dòng mẹ là cao nhất giúp cho việc thụ phấn chéo xảy ra dễ dàng đồng thời với mức phun này năng suất hạt lai F1 thu được là cao nhất.

- Về tỉ lệ cấy dòng bố mẹ và mật độ cấy dòng mẹ: chúng tôi thấy rằng tỉ lệ 2R/14S và cấy với mật độ 39 khóm/m2 (15x17cm) là hợp lý nhất cho năng suất cao nhất và ít nhiễm sâu bệnh nhất.

3. Trên cơ sở các kết quả thu được đã đề suất quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp Thanh ưu 4 để áp dụng cho vùng sản xuất hạt lai F1 tỉnh Thanh Hóạ

5.2. Đề nghị

- Tháng 10/2011, giống lúa lai hai dòng Thanh ưu 4 đã được công nhận giống cho sản xuất thử theo quyết định số 660/QĐ-TT-BNN của Bộ NN&PTNT, xin đề nghị tỉnh Thanh Hoá tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành việc sản xuất thử trên địa bàn tỉnh. Đề nghị Trung tâm NCƯD KHKT giống cây trồng nồng nghiệp Thanh Hoá áp dụng các kết quả thu được trong đề tài để hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 tại Thanh Hoá trong thời gian tớị

- Trung tâm NCƯD KHKT giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hoá nên tiếp tục hoàn thiện quy trình trong thời gian tới để cho kết quả chính xác hơn trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 103

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 111 - 113)