- Các dòng EGMS là những dòng bất dục chức năng di truyền nhân mang gen lặn điều khiển tính cảm ứng với điều kiện môi trường. Vì vậy, trong nhân dòng bố mẹ không cần sự tham gia của dòng duy trì (dòng B). Chỉ cần điều chỉnh thời vụ gieo các dòng bất dục sao cho thời kỳ cảm ứng (12-20 ngày trước trổ) trùng vào ngưỡng nhiệt độ hoặc thời gian chiếu sáng phù hợp cho mỗi dòng là có thể duy trì tính bất dục.
- Do bất dục đực được kiểm soát bởi các gen lặn nên hầu hết các giống lúa thường đều là dòng phụ hồi cho các dòng EGMS, khả năng chọn tạo một tổ hợp có ưu thế lai cao hơn hệ ba dòng.
- Kiểu gen kiểm tra dòng EGMS dễ dàng được chuyển sang các dòng giống nhau, tạo ra các dòng bất dục mới với nguồn di truyền khác nhau, tránh nguy cơ đồng tế bào chất và thu hẹp phổ di truyền.
- Giá thành hạt giống giảm vì quy trình công nghệ sản xuất hạt lai đơn giản không cần dòng B, dòng EGMS tự thụ trong điều kiện thích hợp.
- Theo Nguyễn Văn Hoan và Nguyễn Thị Trâm (2000), do phạm vi chọn dòng bố rộng nên cải tiến được chất lượng, khả năng chống chịu và khả năng thích ứng của lúa thương phẩm. Mặt khác, có thể dễ dàng chuyển gen tương hợp rộng và các dòng EGMS để khắc phục một số khó khăn khi lai xa, nhờ vậy tạo được giống lúa lai siêu cao với năng suất trung bình từ 9-13 tấn/ha/vụ [19], [44].
Tuy nhiên, lúa lai hai dòng còn bộc lộ những hạn chế nhất định, Nguyễn Thị Trâm (2000), sản xuất hạt lai F1 hệ hai dòng vẫn phải tiến hành hàng vụ và đảm bảo quy trình nghiêm ngặt giống như sản xuất lúa lai hệ ba dòng, quá trình sản xuất tốn nhiều lao động thủ công và tốn nhiều rủi ro bởi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi [44]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 19 nhiệt độ lại luôn biến đổi thất thường dẫn đến năng suất hạt lai thấp, độ thuần kém, không đạt tiêu chuẩn chất lượng, gây thiệt hại cho người sản xuất.