Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 49)

Phát triển lúa lai Việt Nam là chặng đường còn dài, còn nhiều thay đổi nhưng vẫn cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực trong tương laị (Bùi Bá Bổng) [04].

Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1986, nhưng thực sự xúc tiến mạnh từ những năm 1990 bằng việc gieo trồng thử một số giống lúa lai 3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40 dòng của Trung Quốc. Năm 1991, diện tích lúa lai ở Việt Nam mới chỉ đạt 100 ha, nhưng đến năm 2001 thì diện tích lúa lai đã đạt 480.000 hạ Lúa lai thương phẩm ở Việt Nam được phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên và đang dần mở rộng hướng Nam. Năng suất lúa lai vượt hơn lúa thuần 15-20% (năng suất lúa lai bình quân đạt 60-65 tạ/ha) trở thành một định hướng quan trọng trong nghề sản xuất lúạ Đến năm 2010 diện tích lúa lai thương phẩm đã đạt 750.000 ha (nguồn Bộ NN&PTNT) [04].

Trong 20 năm qua, với sự cố gắng lớn chương trình nghiên cứu đã tuyển chọn được một số nguồn bất dục TGMS: 103S, T1S96, Peiai 64, 827S, 534S… đưa vào khai thác và sử dụng, chúng ta cũng đã chọn tạo được một số dòng bất dục PGMS như: T70S, P5S và đã tạo được một số tổ hợp hai dòng ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng khá tham gia vào cơ cấu vụ mùa như TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20, VL24, HYT100, HYT102, HC1... điều đặc biệt là các giống này không thua kém so với các giống có nguồn gốc từ nước ngoàị

Sử dụng hiệu quả ưu thế lai tạo giống F1 năng suất cao càng trở nên quan trọng. Năng suất bình quân hạt giống F1 đã tăng từ 302kg/ha từ năm 1992 lên 2 tấn/ha năm 2002 và hiện nay khoảng 2,5 - 3 tấn/ha và có mục tiêu nâng cao hơn để đạt 3-4 tấn/hạ Hiện tại tổ hợp lúa lai hai dòng có 115 ha, lúa lai ba dòng có 1.246 hạ Hai tỉnh có diện tích sản xuất lúa lai F1 lớn nhất chiếm 60% diện tích cả nước là Quảng Nam (304 ha), Đắc Lắc (471 ha).

Các giống lúa lai sản xuất hiện nay chủ yếu là các giống lúa lai ba dòng và có nguồn gốc từ Trung Quốc đối với lúa lai ba dòng này có vị trí quan trong trong vụ Xuân vì cho năng suất cao hơn vụ Mùa, ít nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên, dòng mẹ của các giống lúa lai ba dòng này khó duy trì trong điều kiện khí hậu nước tạ Một số dòng mẹ phổ biến hiện nay như II-32A, BoA, D62Ạ.. trong quá trình gieo cấy thường xảy ra các hiện tượng bán bất dục, phân lỵ.. cho nên việc duy trì, chọn tạo còn nhiều khó khăn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 41 Các giống lúa lai hai dòng và sản xuất trong nước có thể nói đã làm chủ được công nghệ sản xuất hạt lai F1 nhưng diện tích còn rất khiêm tốn và được gieo trồng chủ yếu trong vụ Mùa năng suất thường không ổn định do điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Bên cạnh đó các giống lúa lai này chất lượng cơm gạo chưa thật sự nổi bật do đó chưa thay thế được các giống lúa thuần chất lượng caọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)