Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến dòng103S và RD50.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 93)

- Chỉ tiêu theo dõi: (Mỗi dòng theo dõi 10 cá thể):

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến dòng103S và RD50.

Dòng mẹ 103S có đặc điểm trổ không thoát cổ bông, trong sản xuất hạt lai F1 phải sử dụng hoá chất GA3 giúp cho dòng mẹ trổ thoát cổ bông, đồng thời giúp cho dòng bố phát triển về chiều cao thuận lợi cho quá trình cho phấn và nhận phấn trong quá trình sản xuất hạt laị Tuy nhiên, phun GA3 như thế nào và xác định được liều lượng phun là rất quan trọng vì nếu thời điểm phun và liều lượng phun không đúng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất hạt lai F1.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 84 Qua thí nghiệm xác định liều lượng GA3 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 85

4.2.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng GA3 tới chiều cao cây cuối cùng của dòng mẹ 103S và dòng bố RD50.

GA3 là một chất có tác dụng kéo dài tế bào theo chiều dọc tế bào càng non càng mẫm cảm với GA3, vì vậy thời điểm phun và liều lượng phun GA3

sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của dòng bố, mẹ. Tác động GA3

một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hạt lai, đồng thời giảm giá thành về chi phí mua GA3 và công phun hoá chất. Trong thí nghiệm này chúng tôi phu GA3 với các mức khác nhau kết quả thu được như sau:

Bảng 4.12 : Ảnh hưởng của liều lượng GA3 tới chiều cao cây cuối cùng của dòng mẹ 103S và dòng bố RD50 - Vụ mùa 2011 Chiều cao (cm) Chỉ tiêu Lượng phun (g GA3) Dòng 103S Dòng RD50 Độ lệch chiều cao dòng R so với S (cm) Không phun 71,0 89,4 18,4 90 90,8 101,7 10,9 120 92,3 103,5 11,2 150 98,3 109,9 11,6 180 104,4 113,5 9,1

Qua bảng 4.12 chúng tôi thấy rằng, khi phun GA3 cả dòng bố và dòng mẹ đều tăng chiều cao một cách rõ rệt, khi phun với lượng tăng dần thì chiều cao của dòng bố và dòng mẹ cũng tăng dần khi không phun GA3 chiều cao dòng mẹ chỉ đạt 71cm, khi phun GA3 với các mức tăng dần thì chiều cao cây của dòng mẹ cũng tăng dần đạt cao nhất khi phun lượng GA3 cao nhất (180g/ha). Đối với dòng bố khi không phun có chiều cao 89,4 cm chiều cao này tăng dần khi tăng lượng phun GA3, khi phun với lượng cao nhất 180g/ha thì chiều cao dòng bố đạt 113,5%. Tuy nhiên, trong các mức phun GA3 thì độ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 86 lệch về chiều cao của dòng bố và dòng mẹ tốt nhất là khi phun với liều lượng 150g/ha, độ lệch giữa dòng bố và dòng mẹ là 11,6cm. Như vậy, đối với chiều cao của dòng bố mẹ mức phun 150g/ha là có sự chệnh lệch chiều cao giữa dòng bố và dòng mẹ là tốt nhất.

4.2.3.2. Ảnh hưởng của lượng GA3 tới tỉ lệ hoa trổ thoát dòng mẹ 103S

Trong sản xuất hạt lai F1, số hoa/m2 là một chỉ tiêu rất quan trọng góp phần quyết định năng suất hạt lai F1. Để đạt được điều này thì phải đảm bảo số hoa trổ thoát khỏi bẹ lá là tối đạ Vì vậy, việc nâng cao tỉ lệ trổ thoát cổ bông dòng S giúp cho tăng khả năng nhận phấn là vô cùng quan trọng.

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của lượng GA3 tới tỉ lệ hoa trổ thoát dòng mẹ 103S - Vụ mùa 2011 Chỉ tiêu Lượng phun (g GA3) Chiều dài áp bẹ dòng mẹ(cm) Tỉ lệ hoa áp bẹ (%) Tổng số hoa/bông (hoa) Không phun -4,59 16.80 185,3 90 -4,10 4,20 179,0 120 -2,60 3,78 184,9 150 -1,83 2,50 181,8 180 -0,85 1,62 183,7

Qua bảng 4.13 chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Khi phun GA3 với liều lượng tăng dần thì chiều dài bông áp bẹ dòng 103S giảm dần và số hoa bị áp bẹ giảm dần. Khi không phun chiều dài bông bị áp bẹ 4,59cm tỉ lệ hoa bị áp bẹ cao nhất 16,8%, khi phun với liều lượng 90 g/ha và tăng dần lên 180 kg/ha chiều dài áp bẹ giảm dần xuống còn 0,85cm, tỉ lệ hoa áp bẹ là 1,62% cho thấy kết quả rõ rệt của việc tác động GA3 lên dòng 103S trong việc nâng cao tỉ lệ trổ thoát cổ bông và giảm tỉ lệ hoa áp bẹ.

Tổng số hoa trên bông của dòng 103S giữa các công thức là tương đương nhaụ Chứng tỏ GA3 không làm thay đổi số hoa trên bông của dòng mẹ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 87 khi tác động với các liều lượng khác nhau trong cùng một điều kiện thí nghiệm (các yếu tố phi thí nghiệm như nhau).

Mức phun 150 và 180g/ha cho tỉ lệ hoa áp bẹ chênh lệnh nhau không nhiềụ Nếu tính hiệu quả kinh tế thì tỉ lệ phun 150g/ha cho hiệu quả hơn (tiết kiệm được 30g/ha). Đồng thời trong điều kiện vụ mùa ở Thanh Hoá rất hay có mưa dông và bão do đó thì nếu dòng bố mẹ quá cao dễ dẫn đến đổ ngã có thể giảm năng suất hạt laị Do đó chiều cao khi phun 150g/ha là hợp lý nhất.

4.2.3.3. Ảnh hưởng của lượng GA3 tới tỉ lệ đậu hạt và năng suất hạt F1.

Trong sản xuất hạt lai F1 muốn nâng cao tỉ lệ đậu hạt và năng suất hạt lai F1 thì phải nâng cao tỉ lệ thò vòi nhụy, độ trổ thoát cổ bông của dòng mẹ, làm tăng chiều cao nhưng vẫn đảm bảo độ lệch về chiều cao giữa dòng bố và dòng mẹ thuận tiện cho quá trình nhận phấn. Kết quả cho thấy GA3 làm tăng chiều cao cây dòng bố mẹ, nâng cao tỉ lệ thò vòi nhụy, tăng độ trổ thoát cổ bông và nâng cao tỉ lệ đậu hạt một cách đáng kể. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của lượng GA3 tới tỉ lệ đậu hạt và năng suất hạt F1 - Vụ mùa 2011

Chỉ tiêu Lượng phun (g GA3)

Tỉ lệ đậu hạt (%)

Năng suất thực thu (kg/ha) Không phun 10,79 1 077,00d 90 21,16 2 120,33c 120 29,74 2 461,67b 150 38,93 2 661,33a 180 39,19 2 672,67a

(Trong cùng một cột cùng một chữ cái thì không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 88

LSD0,05= 199,90 CV%= 4,8

Qua bảng 4.14 và đồ thị 4.9 cho thấy: Khi phun GA3 với các mức khác nhau thì tỉ lệ đậu hạt và năng suất hạt lai giữa các công thức cũng khác nhaụ Tỉ lệ đậu hạt F1đạt cao nhất là 39,19% (ở mức phun 180g/ha), năng suất cũng đạt cao nhất tại mức phun này (2.672kg/ha).

Tỉ lệ đậu hạt F1 dao động từ 10,97 - 39,19%, khi không phun GA3 tỉ lệ đậu hạt là thấp nhất đạt 10,97%, tỉ lệ đậu hạt tăng dần khi tăng liều lượng GA3 khi tăng liều lượng phun GA3 lên lượng 180g/ha tỉ lệ đậu hạt trong thí nghiệm là cao nhất (39,19%).

Năng suất hạt lai F1 thay đổi rõ rệt khi tăng liều lượng GA3, điều này được thể hiện khi không phun GA3 và phun với liều lượng 90g, 120g, 150g/ha, năng suất tương ứng khác nhau có ý nghĩa ở mức 5%. Khi phun với liều lượng cao hơn 180 g/ha năng suất vẫn tiếp tục tăng nhưng không tăng đột biến như những công thức trước đó. Công thức phun 180g GA3/ha cho năng suất 2672 kg/ha tuy có cao hơn công thức phun 150g GA3/ha (2661kg) nhưng sự chệnh lệnh về năng suất này không khác nhau có ý nghĩạ Điều này cho thấy sự tác động của GA3 đối với năng suất tổ hợp Thanh ưu 4 là có ngưỡng nhất định có nghĩa là khi năng suất đã đạt đỉnh thì khi tăng lượng GA3 năng suất không tăng nữa hoặc tăng không đáng kể.

Khi phun với lượng 150g/ha và 180g/ha có sự chệnh lệch về năng suất 11kg/ha, sự chênh lệch này không khác nhau có ý nghĩa (LSD0,05 = 199,903kg). Có sự chệnh lệch về năng suất là 11 kg/hạ Giá tiền tính cho 1 kg hạt lai F1 mà công nhân nhận được là 20.000 (đồng), tổng số tiền chênh lệch thu được trên 1ha là 20.000 x 11kg = 220.000 (đồng), trong khi đó 1(g) GA3 có giá 6.200 (đồng) (tại thời điểm tháng 09/2011), tổng chi phí cho 30(g) GA3, phun cho 1ha có số tiền là 186.000 (đồng). Như vậy, khi tăng mức phun GA3 từ 150g/ha lên mức phun 180g/ha thì năng suất tăng không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 89 Năng suất (kg/ha)

Lượng phun GA3(g/ha) đồng thời mức tăng năng suất ấy không có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Qua thí nghiệm liều lượng GA3 chúng tôi rút ra kết luận khi phun GA3

với liều lượng 150 g/ha là hợp lý nhất. Với mức phun này vừa đảm bảo chiều cao thuận lợi cho quá trình chao đổi phấn chéo thuận lợi, đặc biệt là cho năng suất cao nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí đảm bảo về mặt kinh tế đồng thời tránh những rủi ro do điều kiện thời tiết bất thuận gây rạ

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Không phun 90g 120 150 180

Đồ thị 4.9: Tương quan giữa GA3 và năng suất hạt lai F1 tổ hợp Thanh ưu 4 - Vụ mùa 2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại thanh hóa (Trang 93)