Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thiết kế vector biểu hiện mang gen gp120 phân type B của virus H
3.1.3. Biến nạp DNA plasmid vào tế bào E.coli chủng DH5α
Vector tái tổ hợp thu được từ phản ứng gắn trên được biến nạp vào tế bào E.coli
chủng DH5α bằng phương pháp sốc nhiệt. Sau khi biến nạp được cấy trải trên môi trường LB đặc có bổ sung Amp (100µg/ml), sau đó nuôi trong tủ ấm 370
C qua đêm. Đây cũng là môi trường chọn lọc, plasmid pET32a(+) có gen chỉ thị kháng sinh nên mới sinh trưởng và phát triển và tạo thành khuẩn lạc được.
Hình3.3: Kết quả biến nạp DNA plasmid vào DH5α
Kết quả trên đĩa thạch xuất các khuẩn lạc có màu trắng mọc riêng rẽ (Hình3.3).
3.1.4. Tách chiết DNA plasmid từ tế bào vi khuẩn E.coli
Để chọn được dòng plasmid tái tổ hợp mang gen gp120B_EX, chúng tôi nhặt một số khuẩn lạc nuôi cấy trong môi trường LB có bổ sung kháng sinh Amp(100µg/ml), lắc tốc độ 200v/p ở 37°C; tách chiết plasmid từ các tế bào đó
Khoa Công nghệ sinh học 42
theo phương pháp đã trình bày ở trên. Sau đó tiến hành chạy điện di trên gel agarose 1% kèm theo đối chứng là plasmid gốc (Hình 3.4).
Hình 3.4: Kết quả tách chiết DNA plasmid
ĐC 1: Plasmid gốc vector pET32a(+); ĐC 2-12: DNA plasmid có khả năng mang gen gp120B_EX .
Trong quá trình điện di thì phân tử DNA có kích thước càng nhỏ thì di chuyển càng nhanh trong điện trường, ngược lại phân tử DNA có kích thước càng lớn thì sẽ di chuyển chậm hơn. Từ kết quả điện di kiểm tra ta thấy đường chạy các DNA plasmid tách từ khuẩn lạc trắng ngắn hơn so với đường chạy của DNA plasmid gốc. Điều này có khả năng do các plasmid từ khuẩn lạc có màu trắng có gắn gen
gp120B_EX nên có kích thước lớn hơn plasmid gốc. Chúng tôi chọn những plasmid có đường chạy cao hơn plasmid gốc là: plasmid ở đường chạy số 3, 4, 8, 10, 12 và đặt tên tương ứng là plasmid dòng số 3, 4, 8, 10, 12 để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.
Khoa Công nghệ sinh học 43