- Phi thuế quan (Nontariff)
• Điều kiện TM quốc tế là chỉ số giữa giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu.
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Điều kiện TM cân bằng: là tập hợp những điểm nằm trên đường nối từ gốc tọa độ với điểm giao nhau của 2 đường offer curve của 2 quốc gia.
• Tác động của cầu lên Tot: sự gia tăng của cầu nội địa đối với một sản phẩm X thì sẽ làm cho điều kiện thương mại cân bằng mới thấp hơn, điều đó có nghĩa là khối lượng TMQT giảm đi vì cầu X trong nội địa tăng->cung X cho xuất khẩu giảm-> nhập khẩu Y cũng giảm theo (vì lấy xuất khẩu để trả cho nhập khẩu).
• Tác động của cung lên Tot: sự gia tăng của cung nội địa đến một sản phẩm X thì sẽ làm cho điều kiện TM cân bằng mới cao hơn, điều đó có nghĩa là khối lượng TMQT tăng lên vì cung X tăng-> giá X giảm-> cầu nhập khẩu tăng.
99
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Các khái niệm khác về điều kiện TMQT
Gernal M. Meier phân các khái niệm về Tot thành 3 nhóm như sau: • Nhóm liên quan đến tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa
– TOT bù trừ ròng (Net barter TOT) – TOT bù trừ gộp (Gross barter TOT) – TOT thu nhập (Income TOT)
• Nhóm liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi giữa các nguồn lực sản xuất
– TOT nhân tố đơn (single factoral TOT) – TOT nhân tố kép (double factoral TOT)
• Nhóm diễn giải lợi ích thương mại dựa trên phân tích hữu dụng
– TOT chi phí thực (real cost TOT) – TOT hữu dụng (Ultility TOT)
2.4. Điều kiện TM (Terms of trade)
• Tot bù trừ ròng (Net barter terms of trade):hay còn được gọi là
Tot hàng hóa (commodity terms of trade). Chỉ tiêu này đo lường tương quan thay đổi giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.
N=Px/Pm
Trong đó: N là Tot bù trừ ròng, Px và Pm lần lượt là chỉ số giá hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
N tăng chỉ ra rằng có thể đổi lấy khối lượng nhập khẩu nhiều hơn để đối lấy 1 lượng xuất khẩu cho trước (xét trên tương quan về giá mà thôi).
Chỉ số này chỉ đo lường cái được và mất phát sinh từ sự thay đổi tương quan giá xuất khẩu và nhập khẩu. Vì vậy, chỉ số này còn 1 số hạn chế, bỏ qua 1 số tác động đến các nhân tố: (a) khối lượng xuất khẩu, nhập khẩu (b) thay đổi chất lượng xuất khẩu, nhập khẩu, (c) thay đổi cơ cấu thương mại, (d) thay đổi năng suất của các ngành hướng về xuất khẩu, (e) thanh toán của đơn phương 1 bên. 101
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Tot bù trừ gộp (Gross barter terms of trade): là chỉ số giữa khối
lượng hàng hóa nhập khẩu so với khối lượng hàng hóa xuất khẩu. G = Qm/Qx
Trong đó: G là Tot bù trừ gộp, Qm và Qx lần lượt là chỉ số khối lượng của hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu. G tăng được hiểu là nhập khẩu được nhiều hàng hóa hơn với
lượng hàng xuất khẩu cho trước so với năm cơ sở (base year). G được Tasussig đưa ra để điều chỉnh N cho những trường hợp
giao dịch 1 chiều (xuất khẩu hoặc nhập khẩu mà không có chiều đối ứng).
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Tot thu nhập (Income terms of trade):đo lường khả năng dựa
trên xuất khẩu của 1 quốc gia để nhập khẩu, chứ không phải là toàn bộ khả năng của 1 quốc gia để nhập khẩu.
I = Px . Qx/Pm = N . Qx (vì N = Px/Pm)
I tăng có nghĩa là khả năng nhập khẩu của 1 quốc gia dựa trên xuất khẩu là tăng. Nói cách khác, quốc gia này sẽ nhập khẩu được nhiều hơn từ việc bán hàng xuất khẩu.
I chỉ có biết năng lực nhập khẩu của quốc gia dựa trên xuất khẩu, chứ không phải là dựa trên toàn bộ năng lực của quốc gia đó. Năng lực toàn bộ của 1 quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn vốn, từ những cái vô hình và thanh toán 1 chiều.
I có hạn chế lớn nhất là I không phản ánh được cái được hay mất thực sự (real gain or loss),.
103
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Tot nhân tố đơn và Tot nhân tố kép (Single and double
factoral terms of trade): Jacob Vinner đưa ra chỉ số này để
điều chỉnh TOT ròng và phản ánh sự thay đổi trong năng suất. • Tot nhân tố đơn là Tot ròng được điều chỉnh bởi sự thay đổi hiệu
quả/năng suất các nhân tố của các ngành xuất khẩu của 1 quốc gia.
S = N x Zx
Trong đó: S là Tot nhân tố đơn, N là Tot ròng, Zx là chỉ số năng suất xuất khẩu.
S tăng có nghĩa là khối lượng nhập khẩu được tính trên 1 đơn vị các nhân tố đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tăng.
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Tot nhân tố đơn và Tot nhân tố kép (Single and double
factoral terms of trade):
• Tot nhân tố kép là Tot ròng được điều chỉnh bởi sự thay đổi hiệu quả/năng suất các nhân tố của các ngành xuất khẩu cũng như nhập khẩu của 1 quốc gia.
D = N . Zx/Zm
Trong đó: D là Tot nhân tố kép, N là Tot ròng, Zx và Zm lần lượt là chỉ số năng suất xuất khẩu và nhập khẩu.
D tăng có nghĩa là 1 đơn vị nhân tố nội địa cấu thành trong hàng xuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn các nhân tố cấu thành trong hàng nhập khẩu.
2 chỉ số S và D không có giá trị thực tiễn vì khó khăn trong việc đo lường.
105
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Tot chi phí thực (Real cost Tot):được giới thiệu bởi Jacob Vinner, nhằm để đo lường lợi ích có được từ TMQT từ góc độ hữu dụng (ultility).
• Tổng lợi ích từ thương mại xét trên góc độ hữu dụng Là phần gia tăng của tổng hữu dụng có được từ nhập khẩu trên tổng hữu dụng hy sinh để phục vụ xuất khẩu (Xuất khẩu dẫn tới mất hữu dụng đối với nước xuất khẩu vì các nguồn lực được dụng để sản xuất hàng xuất khẩu thay vì phục vụ cho tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu đại diện cho gia tăng hữu dụng).
• R = N x Fx x Rx; Fx là chỉ số đo lường hiệu quả năng suất của các ngành xuất khẩu, Rx là chỉ số số lượng hữu dụng mất đi trên 1 đơn vị nhân tố sx trong lĩnh vực xuất khẩu.
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
• Tot hữu dụng (Ultility Tot):được giới thiệu bởi Jacob Vinner,
nhằm cải thiện chỉ tiêu Tot chi phí thực.
• U = N x Fx x Rx x Um; Um là chỉ số thể hiện hữu dụng tương đối của hàng nhập khẩu so với hàng hóa có thể được sản xuất để tiêu dùng nội địa với các nhân tố sản xuất hiện tại dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu.
107
2.4. Điều kiện TM (Terms of trade)
Các yếu tố ảnh hưởng đến Tot:
- Độ co giãn của cung và cầu đối với xuất khẩu và nhập khẩu: nếu cầu đối với xuất khẩu ít có giãn theo giá hơn cầu nhập khẩu thì TOT ở khuynh hướng có lợi vì khi đó xuất khẩu với giá cao hơn nhập khẩu. Ngược lại, cầu đối với nhập khẩu ít co giãn hơn cầu xuất khẩu thì TOT ở khuynh hướng bất lợi. Nếu cung xuất khẩu co giãn theo giá nhiếu hơn cung nhập khẩu thì TOT có lợi thông qua việc mở rộng cung xuất khẩu với điều kiện thị trường vì có thể giành được quyền kiểm soát giá.
- Điều kiện cạnh tranh: một quốc gia giành được thế độc quyền (monopoly) hoặc đa quyền (obligopoly). Nếu ở vị thế obligopoly, quốc gia có lượng lớn nguồn thay thế cung đối với nhập khẩu, quốc gia có được TOT có lợi. Hoặc ở vị thế monopoly, như cartel dầu lửa (OPEC) cải thiện TOT bằng cách đẩy giá dầu cao.
2.4. Điều kiện TM (Terms of trade)
Các yếu tố ảnh hưởng đến Tot:
- Khẩu vị và sở thích - Tỷ giá
- Thuế quan và Quota
- Phát triển kinh tế: xem xét đến 2 yếu tố tác động đến phát triển kinh tế là tác động đến cầu (demand effect) và tác động đến cung (supply effect). Tác động đến cầu ngầm chỉ cầu đối với nhập khẩu do thu nhập tăng. Tác động đến cung ngầm chỉ đến cung hàng hóa cạnh tranh hàng nhập khẩu hoặc hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu.
109
2.4 Điều kiện TM (Terms of trade)
Các vấn đề đo lường TOT: Việc sử dụng các chỉ số giá để đo lường
TOT gặp phải những vấn đề sau
- Thay đổi về chất lượng: qua các năm, chất lượng hàng hóa tham gia TMQT thay đổi nhưng chỉ số giá không phản ánh thực tế này - Thay đổi về cơ cấu: chỉ số giá không phản ánh được sự thay đổi cơ
cấu TMQT qua từng năm.
- Khác biệt về giá: chỉ số giá thường được tính trên cơ sở của giá của các cơ quan hải quan khác với giá mua bán thực tế trên thị trường. - Vấn đề tỷ trọng: