Chính sách về sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu lý thuyết và chính sách thương mại (Trang 40)

- Phi thuế quan (Nontariff)

d. Chính sách về sở hữu trí tuệ

79

2.3 Phân loại chính sách TM

• Chính sách hướng ngoại (Outwardoriented policy/outward looking policy): oriented policy/outward looking policy): đây là một chính sách mở. Nó mang tính trung lập, có nghĩa là nó không theo hướng chỉ ủng hộ xuất khẩu hay chống lại thay thế nhập khẩu, mục đích của chính sách này là định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng lấy xuất khẩu làm động lực phát triển (export-led growth).

2.3 Phân loại chính sách TM

• Chính sách hướng nội (Inward oriented policy/inward looking policy): đây là chính sách ủng hộ sản xuất trong nước, chống lại hàng hóa nước ngoài, bảo hộ nền sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài. Thay thế nhập khẩu (import substitution) là nội dung chính của chính sách này, vì vậy chính sách này còn được gọi là chính sách thay thế nhập khẩu “import substitution policy”.

• Chính sách này không hoàn toàn chống lại việc xuất khẩu mà nó hạn chế việc xuất khẩu theo cách thức sau:

– Tăng chi phí của những mặt hàng có khả năng xuất khẩu bằng cách tăng chi phí nhập khẩu những yếu tố đầu vào cho những mặt hàng này (ví dụ: thuế nhập khẩu).

– Chi phí của mặt hàng có thể xuất khẩu tăng khiến cho giá cả chung của nền kinh tế tăng do bảo hộ.

– Lợi ích của thị trường nội địa được bảo hộ cũng làm hạn chế xuất khẩu.

– Thị trường thuộc về người bán xuất hiện dẫn tới việc phớt lờ về giá và chất lượng. Từ đó, tác động đến hoạt động xuất khẩu.

– Coi trọng chính sách thay thế hàng nhập khẩu sẽ dẫn tới việc phớt lờ tương đối hoạt động xuất khẩu.

81

2.3 Phân loại chính sách TM

• Chỉ tiêu phân loại chính sách TM: bản chất của 1 chính sách TM được thể hiện thông qua mức độ bảo hộ các ngành nghề trong nước, khuyến khích xuất khẩu, chính sách tỷ giá. Có các chỉ tiêu để xác định chiều hướng của chính sách TM của 1 quốc gia:

– Mức độ bảo hộ (Effective rate of protection): Mức độ bảo hộ các ngành trong nước càng cao thì chính sách đi theo hướng thay thế nhập khẩu

– Sử dụng các biện pháp hạn chế trực tiếp (Use of direct controls): Mức độ sử dụng các biện pháp này càng lớn (quota, giấy phép nhập khẩu) lên nhập khẩu thì chính sách đi theo hướng hướng nội.

– Sử dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu (Use of export incentives): – Mức độ định giá đồng tiền (Degree of exchange rate overvaluation): quốc gia

2.3 Phân loại chính sách TM

• Theo WB, có 4 loại chính sách:

– Strongly Outward Oriented: không có sử dụng hoặc sử dụng rất ít biện pháp kiểm soát trực tiếp (direct controls), thủ tục giấy tờ, tỷ giả được duy trì hiểu quả đảm bảo cho cả xuất khẩu và nhập khẩu

– Moderately Outward Oriented: Nhìn chung, các khuyến khích đưa ra nhằm tránh chiều hướng chỉ sản xuất cho thị trường trong nước thay vì xuất khẩu. Mức độ bảo hộ tương đối thấp và hẹp. Biện pháp hạn chế trực tiếp đối với nhập khẩu cũng giới hạn, có những khuyến khích đối với xuất khẩu nhưng nó không ngăn cản việc nhập khẩu, tỷ giá được định giá theo hướng cao hơn đối với nhập khẩu. – Moderately Inward Oriented: Nhìn chung, các khuyến khích ủng hộ việc sản xuất nhằm phục vụ cho thị trường nội địa. Mức độ bảo hộ cho thị trường nội địa tương đối cao và rộng. Sử dụng các biện pháp hạn chế trực tiếp đối với nhập khẩu. Tỷ giá được định giá cao (overvaluation)

– Strongly Inward Oriented: Nhìn chung, các khuyến khích mạnh mẽ ủng hộ việc sản xuất nhằm phục vụ cho thị trường nội địa. Mức độ bảo hộ cao và tương đối rộng. Áp dụng rộng rãi các biện pháp hạn chế trực tiếp đối với mặt hàng xuất khẩu truyền thống, ít hoặc không có các khuyến khích tích cực đối với mặt hàng xuất khẩu không phải truyển thống . Đồng nội tệ được định giá cực kỳ cao.

83

2.3 Phân loại chính sách TM

Các công cụ (Policy instruments):

- Đối với chiến lược hướng nội: áp dụng các chính sách thương mại (commercial policy), chính sách ngành (industrial policy), chính sách tỷ giá (exchange rate policy), chính sách tài khóa (fiscal policy), chính sách tiền tệ (monetary policy). Các chính sách này được áp dụng theo chiều hướng cắt giảm nhập khẩu và khuyến khích thay thế nhập khẩu. Các nước theo đối chiến lược này thường áp dụng các kiểm soát trực tiếp như giấy phép nhập khẩu, hạn chế về khối lượng hơn là sử dụng thuế, có những khuyến khích đối với nhà sản xuất nội địa.

- Đối với chiến lược hướng ngoại: đây là một chính sách mở, kết nối nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới. Xóa bỏ việc sử dụng thuế, quota, giấy phép đầu tư, trợ cấp tín dụng. Trên thực tế, chính sách này không nhất thiết là không có sự can thiệp của chính phủ,

2.3 Phân loại chính sách TM

Chiến lược hướng nội:

 Giá trị:

 Mục tiêu quan trọng của chính sách này là bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm.  Điều tiết nhập khẩu cần thiết đối với các nước đang phát triển nhất là ở thời kỳ

đâu của giai đoạn phát triển phục vụ cho chiến lược phân bổ lại nguồn tài nguyên.

 Bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ

 Đẩy nhanh công nghiệp hóa vá phát triển kinh tế

 Hạn chế

 Hạn chế hoạt động xuất khẩu

 Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng (theo chiều hướng thiệt hại cho người tiêu dùng).

85

2.3 Phân loại chính sách TM

Chiến lược hướng ngoại

 Giá trị:

 Thúc đẩy cạnh tranh và cải tiến. Từ đó, thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế  Tiếp cận được kỹ thuật công nghệ

 Tránh được vấn đề hạn chế xuất khẩu và công nghiệp hóa như trong trường hợp chính sách hướng nội.

 Định hướng chính phủ thiết lập các chính sách kinh tế hiệu quả được thực thi bởi khu vực tư nhân.

 Tạo việc làm

 Hạn chế

2.3 Phân loại chính sách TM

Quá trình chuyển đổi và các vấn đề đi kèm:

• Quá trình chuyển đổi từ chiến lược hướng nội sang hướng ngoại cần khá nhiều biện pháp và là một quá trình lâu dài.

• Chính sách thương mại theo hướng tự do hóa là biện pháp quan trọng nhất trong việc chuyển đổi. Chuyển từ các quy định hạn chế về khối lượng sang thuế quan là bước đi đầu tiên để hướng tới một hệ thống mở. Bởi vì thuế quan có tính bảo hộ thấp hơn so với các quy định hạn chế về khối lượng.

• Việc chuyển dịch theo hướng ngoại đòi hỏi 2 thành phần: mức độ bảo hộ thấp và phạm vi bảo hộ phải được thu hẹp.

• Lưu ý các quốc gia thực hiện tự do hóa chưa đủ đối với nhập khẩu sẽ phải bù đắp lại cho những tác động ngược của việc hạn chế nhập khẩu lên hoạt động xuất khẩu bằng cách trợ cấp, biện pháp khuyến khích… hệ lụy đi kèm là một số vấn đề như: vấn đề quán lý, tranh chấp WTO, trả đũa của nước ngoài…

• Việc chuyển dịch này không chỉ giới hạn ở việc cải cách chính sách thương mại mà đòi hỏi việc cả một hệ thống chính sách vĩ mô cũng phải được thiết lập phù hợp. • Một số vấn đề này đi kèm với vấn đề chuyển đổi là thất nghiệp trong ngắn hạn. Thất

nghiệp trong ngắn hạn có thể dẫn tới sự bất ổn về chính trịnh và xã hội. Một vấn đề khác cần chú ý là một số quốc gia thực hiện việc chuyển đổi tại thời điểm khủng hoảng kinh tế diễn ra khiến cho việc chuyển đối trở nên trầm trọng hơn. 87

2.3 Phân loại chính sách TM

Theo Krueger, có 8 điều kiện tiên quyết để chiến lược hướng ngoại thành công. Trong đó, có những yếu tố sẽ hỗ trợ cho chiến lược này, có những yếu tố sẽ thay đổi giữa các quốc gia và giữa các thời kỳ. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu lý thuyết và chính sách thương mại (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)