Bên cạnh những cơ hội thuận lợi cho Mỹ thực hiện việc mở rộng hoạt động thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 1990, hàng loạt nhân tố mới nảy sinh, gây trở ngại cho việc thực hiện ý đồ của Mỹ ở khu vực này.
Thứ nhất, một thách thức quan trọng đối với Mỹ là khu vực Đông Nam Á ngày càng ít phụ thuộc vào Mỹ. Sự phát triển nhanh của khu vực này không chỉ hấp dẫn đối với nền kinh tế Mỹ mà còn làm cho nước này lo ngại. Bước sang thạp kỷ 1990, các nước Đông Nam Á, bằng thực lực kinh tế, đang tích cực tạo sự độc lập của mình. Hướng chủ đạo là tăng cường hợp tác nội khu vực, mở rộng ASEAN, xây dựng các tam giác, tứ giác tăng trưởng, bằng việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Nếu như trước đây, Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng rất lớn của Mỹ, thì trong những năm gần đây đã giảm mạnh và ngược lại, ảnh hưởng của Đông Nam Á đối với Mỹ lại tăng lên. Như vậy, xu thế chuyển từ quan hệ lệ thuộc sang quan hệ độc lập đã rõ ràng. ASEAN ngày càng lớn mạnh, trở thành tổ chức, diễn đàn đại diện cho khu vực. Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
ra đời làm cho các nước Đông Nam Á có những chính sách độc lập hơn, bớt dựa vào Mỹ. Tiến trình nhất thể hóa ở Đông Á đang tăng nhanh. Đây là trở ngại lớn đối với Mỹ trong việc thực hiện chiến lược mới của mình đối với khu vực này. Sự phát triển của quá trình nhất thể hóa Đông Á và sự bất mãn của một số nước Đông Á đối với mục tiêu của Mỹ đang trở thành những trở ngại lớn đối với kế hoạch “Cộng đồng Thái Bình Dương mới” của Mỹ, đồng thời cũng là những thách thức đối với Mỹ trong mục tiêu đặt chân vào Đông Á để phát huy vai trò chủ đạo ở khu vực này. Ý thức độc lập tự chủ của các nước trong khu vực này càng nâng cao đã gây khó khăn cho Mỹ trong việc thực hiện chính sách nước lớn của mình. Các nước trong khu vực cũng ngày càng cảnh giác đối với ý đồ phát triển chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.
Thứ hai, từ đầu những năm 1990, trật tự hai cực sụp đổ, quá trình hình thành trật tự thế giới mới đang được định hình, thì Trung Quốc cũng từng bước bổ sung và hoàn thiện chiến lược đối ngoại “hòa bình, độc lập, tự chủ” đã được đề ra trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang hình thành chiến lược ngoại giao nước lớn, với nội dung là duy trì quan hệ hợp tác giữa các nước lớn trên thế giới, lợi dụng các quan hệ này để tạo ra điều kiện bên ngoài có lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, đồng thời tích cực tham gia vào các thể chế quốc tế để thay đổi luật chơi ở các tổ chức này hiện do Mỹ và các nước phương Tây chi phối. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc tiến hành ngoại giao “toàn phương vị”, lần lượt xác định quan hệ bạn bè hợp tác với các cường quốc Nga, Mỹ, Nhật để vừa tranh thủ các nước này trong lĩnh vực hợp tác, đầu tư, thu hút công nghệ tiên tiến, thị trường, tăng cường uy tín chính trị, vừa để cân bằng quan hệ chống lại chủ trương đơn cực hóa thế giới của Mỹ và xây dựng một thế giới đa cực, trong đó Trung Quốc ở vào vị thế có lợi nhất, giúp Trung Quốc tranh giành vùng ảnh hưởng đối với Mỹ và phương Tây. Đồng thời Trung Quốc cũng đưa ra
học thuyết quân sự mới, tăng cường khả năng phạm vi tác chiến trên không và trên biển của mình, nhằm trở thành một cường quốc về quân sự tại khu vực. Việc hiện đại hóa quana sự của Trung Quốc sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến an ninh và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi các nước trong vùng không có khả năng đối chọi với Trung Quốc về mặt quân sự hoặc khi khả năng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ yếu đi thì khả năng các nước trong vùng sẽ thi hành một chính sách kinh tế và ngoại giao ngày càng theo Trung Quốc và giảm dần sự ủng hộ của mình đối với các chính sách của Mỹ. Những biểu hiện nói trên cho thấy Trung Quốc đang chủ động vươn lên chi phối khu vực, chú trong cải thiện quan hệ với các nước láng giềng như Hàn Quốc, Ấn Độ,..v.v, nhằm xây dựng và củng cố môi trường xung quanh hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển bên trong, tích cực gây ảnh hưởng ở bên ngoài.
Mặt khác, sự thức dậy của “con hổ” Trung Quốc cũng là một thách thức đối với Mỹ. Từ cuối thập kỷ 1970 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc có sự bùng nổ với tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức hai con số. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh đã kéo theo nhiều biến động lớn trong nền kinh tế thế giới. Vị trí mới trong nền kinh tế thế giới mà Trung Quốc sẽ giữ trong tương lai buộc các đối thủ như Mỹ phải tính trước hai vấn đề: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh sẽ phá vỡ thế cân bằng cung cầu trên thị trường toàn thế giới nói chung. Hơn nữa, Trung Quốc hoàn toàn có khẳ năng lũng đoạn thị trường các nước phương Tây bằng hàng hóa của mình. Vấn đề gai góc nhất trong mối quan hệ thương mại của Mỹ hiện nay không phải là Nhật Bản mà là Trung Quốc. Nhiều người Mỹ hiện coi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng đối với dân tộc họ. Hiện tại đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2000, số lượng dự án đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã lên tới 31.255 dự án, với tổng vốn là 60,5 tỷ USD phê duyệt và 30 tỷ USD thực hiện [13, tr130], đó là chưa kể Hồng Kông
trong hai năm qua cũng đã mua trái phiếu của Mỹ hết 40,3 tỷ USD. Riêng năm 2001, các công ty của Trung Quốc đã chi 51,8 tỷ USD mua các loại trái phiếu kho bạc, chứng khoán ở Mỹ. Như một cường quôc khu vực đang trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc đang là nguy cơ thách thức trật tự khu vực và toàn cầu và sẽ không sẵn lòng chấp nhận các chuẩn mực và các thể chế quốc tế do các cường quốc phương Tây xác lập, cũng như có thể sẽ phá vỡ sự ổn định quốc tế mà Mỹ hiện đang cố gắng duy trì. Chính quyền Mỹ đã phải thừa nhận rằng: “Sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc đã tạo ra một sự cạnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, điều này càng nâng cao tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ cần phải tích cực tăng cường quan hệ với các đồng minh châu Á của mình” [33 ,tr2].
Thứ ba, sự lớn mạnh và chuyển hướng của đồng minh Nhật Bản cũng là một thách thức lớn đối với Mỹ. Sau chiến tranh lạnh,sự đối đầu Mỹ-Xô chấm dứt và chuyển sang một cuộc cạnh tranh mới về kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa Mỹ và Nhật Bản. Trong xu thế của thời đại là tập trung vào kinh tế, vai trò các siêu cường quân sự mờ nhạt đi, Nhật Bản ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Mục đích của Nhật Bản là đạt trình độ siêu cường về kinh tế, từ đó sẽ giành ưu thế chính trị trên trường quốc tế. Tuy Mỹ là cường quốc số một thế giới nhưng khoảng cách trênh lệch giữa Mỹ và Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật đang nhanh chóng rút ngắn và đặt Mỹ trước những thách thức to lớn như tổng giá trị sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản đã vượt Mỹ, đầu tư tư bản cố định trong nước của Nhật Bản đã vượt Mỹ và đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ dự trữ bình quân đầu người của Nhật Bản cũng cao hơn Mỹ. Trong một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật cao, Nhật Bản đã đuổi kịp hoặc vượt Mỹ. Mặt khác, buôn bán của Mỹ với Nhật Bản liên tục thâm hụt và ngày càng trầm trọng trong những năm gần đây. Hơn nữa, theo cùng sự bành trướng mạnh mẽ của thực lực kinh tế Nhật Bản và sự nổi lên của kinh
tế Đông Á, Nhật Bản không cam tâm chịu đi theo quỹ đạo của Mỹ một cách lâu dài, đồng thời lại muốn lấy châu Á làm chỗ dựa, không chỉ muốn tranh thủ trở thành bạn hàng bình đẳng với Mỹ mà còn muốn cạnh tranh kịch liệt với Mỹ. Vì thế, đồng thời với việc kiên trì làm “một thành viên phương Tây”, Nhật Bản bắt đầu thực thi chiến lược quay về châu Á. Trong tháng 5-2002, Nhật Bản đã khởi xướng việc hình thành khu vực mậu dịch tự do Đông Á gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 10 nước ASEAN và ý tưởng này sẽ trở thành hiện thực trước năm 2010. Trước những biến chuyển to lớn như vậy, chính quyền Mỹ cho rằng, Mỹ cần phải tăng cường hành động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nếu không sẽ phải nhường châu Á cho Nhật Bản và Trung Quốc.
Chƣơng 2