Mở rộng viện trợ và tăng cƣờng sử dụng các biện pháp kinh tế nhằm đạt đƣợc lợi ích kinh tế của Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 52)

kinh tế nhằm đạt đƣợc lợi ích kinh tế của Mỹ

Đẩy mạnh đầu tư để tăng cường các lợi ích kinh tế của Mỹ

Nhằm khôi phục và tăng cường lại địa vị kinh tế của mình trong khu vực, Mỹ đã tăng cường đầu tư nhằm tiến tới việc hình thành một hệ thống phân công lao động mới do Mỹ nắm vai trò chủ đạo. Trong quá trình đó, Mỹ đặc biệt chú trong tới Đông Á. Vì khu vực này có sự phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao, trình độ công nghệ phù hợp với chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Tính đến hết năm 2002, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào các nước Đông Á đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng hơn 6 lần so với đầu những năm 1990 của thế kỷ XX. Nếu tính chung cho cả khu vực châu Á, FDI của Mỹ vào khu vực này chiếm tới 1/5 tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ (xem bảng dưới đây). Điều đó chững tỏ rằng không những các quốc gia này có sức hấp dẫn lớn (tốc độ tăng tưởng cao, thị trường tài nguyên phong phú, lao động rẻ và lành nghề, vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường khác) mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Mỹ vào các nƣớc Đông Á Năm Nhật Bản Trung Quốc NIEs ASEAN(*)

1990 901 300 1.500 1.179 1995 2.336 261 3.108 2.511 1995 2.336 261 3.108 2.511 1999 10.602 1.947 11.877 1.879 2000 4.295 1.817 11.899 1.948 2001 2.322 1.225 10.479 1.028 2002 4.482 914 15.761 3.095 2003 5.383 1.718 8.249 2.350

Nguồn: U.S Direct Investment Abroad. Bureau of Economic Analysis US Department of Commerce. (http://www.bea.doc.gov)

* Số liệu các nước ASEAN không tính Singapo

Cụ thể là một khi xâm nhập vào các nước châu Á, Mỹ sẽ củng cố được thị phần cho các công ty của Mỹ tại chính khu vực được coi là “sân sau” của Nhật Bản, tạo điều kiện để Mỹ có thể chấn hưng nền kinh tế trong nước sau nhiều năm sa sút. Đồng thời, Mỹ còn muốn thông qua đầu tư để truyền bá được những “giá trị” Mỹ ở khu vực, tác động đến quá trình phát triển của khu vực này, hạn chế những diễn biến của thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Mỹ. Hơn nữa, Mỹ muốn xây dựng cho mình một quan niệm đầu tư quốc tế mới, coi cơ hộ đầu tư là một tập hợp các nguy cơ và lợi ích riêng biệt.

Gắn viện trợ tài chính với việc mở rộng xuất khẩu

Bên cạnh việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài, Mỹ cũng tăng cường viện trợ phát triển cho các nước trong khu vực dưới nhiều hình thức như viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ đa phương được thực hiện thông qua các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay ngân hàng phát triển châu Á, Chương trình phát triển mậu dịch... Những hoạt động này được xem là biện pháp tài chính quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Mỹ đối với khu vực. Nhìn chung, các hoạt động viên trợ này đều nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, chuyển giao công nghệ theo hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế, giao lưu văn hóa và tựu chung lại bảo đảm các lợi ích kinh tế, chính trị của Mỹ ở khu vực. Các khoản ODA do Mỹ cung cấp cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương thường được thực hiện theo hai hình thức: song phương và đa phương. Viện trợ đa phương được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Viên trợ song phương được cấp trực tiếp thông qua các cơ quan như Tổ chức Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) như: Tổ chức

đầu tư hải ngoại (OPIC), Chương trình mậu dịch phát triển (TDP) và một phần được hiện qua các tổ chức phi chính phủ của Mỹ. Song song với các hoạt động về đầu tư và trợ cấp tín dụng. USAID và Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (EXIMBANK) là hai cơ quan vạch chính sách và tài trợ cho các hoạt động này. Các bạn hàng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ với lãi xuất thấp, lập quỹ trợ giúp xuất khẩu để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ đi vào các thị trường, nơi mà các công ty của Nhật Bản và Châu Âu đang tích cực dùng lãi xuất ưu đãi để xuất khẩu hàng hóa của họ. Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng mở rộng quyền của USAID trong việc cấp tín dụng trong danh mục viện trợ có điều kiện. Các nước nhận được viện trợ dưới hình thức này phải dùng để mua các hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Nhiều chương trình tài trợ cho thương mại đã được đưa ra để hỗ trợ cho nhà các nhà xuất khẩu Mỹ trong hoạt động tại các thị trường châu Á. Mới đây, Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ đã cấp cho Hàn Quốc 2 tỷ USD tín dụng xuất khẩu trung hạn và dự kiến cấp cho Thái Lan và Inđônêxia mỗi nước 1tỷ USD trong khuôn khổ tài trợ ngắn hạn. Khu vực Đông Nam Á cũng là một trong những thị trường tiêu thụ có triển vọng nhất về nông sản của Mỹ. Do đó, Bộ nông nghiệp Mỹ đã mở rộng các chương trình và nguồn vốn tín dụng cho việc kích thích hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang châu Á. Nhìn chung, các biện pháp hỗ trợ trực tiếp loại này rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và phổ biến ở tất cả các bang của Mỹ.

Thông qua các hiệp định thương mại song phương để thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư

Đây là biện pháp quan trọng của chính phủ Mỹ. Những hiệp định này không đơn thuần chỉ tạo ra cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ buôn bán giữa Mỹ với các nước tham gia hiệp định, mà còn giúp Mỹ giải quyết được các vấn đề về cán cân thanh toán, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và mở cửa thị trường các nước trong khu vực.

Chính phủ Mỹ nhận thấy rằng, mặc dù có các hiệp định đa phương, song trên thực tế nhiều đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn giữ khá nhiều rào cản. Để nhanh chóng loại bỏ những rào cản này, Chính phủ Mỹ đặc biệt chú ý đến việc ký kết các hiệp định song phương nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tiếp cận thị trường các nước trong khu vực.

Trong các đối tác, Mỹ đặc biệt chú ý đến Nhật Bản, vì Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ hai sau Canađa, đồng thời là nước xuất siêu lớn nhất vào Mỹ trong nhiều năm. Mỹ đã ký với Nhật Bản hơn 33 Hiệp định thương mại song phương tạo điều kiện đưa hàng hóa Mỹ vào thị trường này trong các lĩnh vực như: thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, bán dẫn, ô tô và phụ tùng, thiết bị y tế…

Tiếp theo Nhật Bản, chính quyền Mỹ cũng đặc biệt chú trọng tới phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc, nước giữ vị trí thứ tư trong số các bạn hàng của Mỹ. Sự chú ý đặc biệt này có nguyên nhân giống với thị trường Nhật Bản, một phần bởi khả năng nhập khẩu lớn và sự thâm hụt trong cán cân thương mại đối với Trung Quốc là rất lớn, chẳng hạn năm 2002,thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc là hơn 103 tỷ USD. Hiện nay, Mỹ cũng đã ký được một số hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc như là Hiệp định về dệt may, Hiệp định về hợp tác bảo vệ môi trường, thông tin liên lạc và dược phẩm. Hai bên cũng đạt được thỏa thuận loại bỏ hạn ngạch và giấy phép của nhiều loại hàng hóa.

Một bạn hàng thương mại lớn khác nữa của Mỹ là Hàn Quốc. Mỹ cũng đã thúc ép mở cửa thị trường lúa gạo Hàn Quốc bằng việc mở cửa cho các nhà xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc. Cùng với các thỏa thuận này, các công ty của Mỹ còn mua nhiều công ty hoặc cổ phần

trong các công ty của Hàn Quốc, đặc biệt là giành cổ phần kiểm soát trong các công ty sản xuất hàng điện tủ hàng đầu của Hàn Quốc.

Như vậy có thể nói, đẩy mạnh việc ký kết các Hiệp định song phương để mở cửa thị trường, mở rộng xuất khẩu của Mỹ là một hướng ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ. Điều này rất dễ hiểu vì chính quyền Mỹ nhận thấy rằng đây là cách đi nhanh hơn so với đàm phán đa phương, tạo điều kiện cho Mỹ tăng tốc độ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vào các thị trường này.

2.2.3. Tích cực thâm nhập thị trường và phát triển các mối quan hệ thương mại với các nước Đông Bắc Á

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 52)